tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 12-03-2016

  • Cập nhật : 12/03/2016

Trung Quốc "lớn tiếng" chỉ trích Philippines mua máy bay Nhật

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10-3 đã lên tiếng cảnh báo Philippines về chuyện Manila thuê một số máy bay của Nhật Bản để tuần tra Biển Đông.

may bay huan luyen - tuan tra tc-90 trong bien che cua luc luong phong ve bien nhat ban: anh: reuters

Máy bay huấn luyện - tuần tra TC-90 trong biên chế của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản: Ảnh: Reuters

Theo Reuters ngày 10-3, phát biểu trong một buổi họp báo ngắn hàng ngày, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhấn mạnh: “Nếu các hành động của Philippines thách thức đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ kiên quyết chống lại”

Ông Hồng Lỗi cũng cảnh báo Nhật Bản: “Tôi cũng muốn nhấn mạnh rõ rằng Nhật Bản không phải là một bên trong vấn đề Biển Đông và chúng tôi đang cảnh giác cao độ mọi động thái của nước này. Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản hãy nói và hành động một cách cẩn trọng, đồng thời không làm bất cứ điều gì làm tổn hại hòa bình và an ninh khu vực”

Hồi tuần trước, Philippines và Nhật Bản vừa đạt được một thỏa thuận chuyển giao công nghệ và trang thiết bị quân sự. Đây được xem là một nỗ lực của Manila nhằm hiện đại hóa quân đội sau nhiều thập kỉ lạc hậu.

Một vài đồng minh khác của Philippines, như Mỹ và Hàn Quốc cũng đã chuyển giao một số máy bay vận tải nhằm cải thiện năng lực không quân nước này.

Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino III, nhấn mạnh rằng 5 máy bay huấn luyện TC-90 mà Manila vừa thuê được từ Tokyo sẽ giúp hải quân tuần tra Biển Đông tốt hơn.


Công ty Mỹ tiếp tục mua thêm động cơ tên lửa của Nga

ten lua antares cua my su dung dong co do nga che tao - anh: reuters

Tên lửa Antares của Mỹ sử dụng động cơ do Nga chế tạo - Ảnh: Reuters

Công ty Mỹ Orbital Sciences đang cân nhắc mua 8 động cơ tên lửa RD-181 do công ty không gian và động cơ tên lửa của Nga Energomash chế tạo, Sputnik cho hay ngày 11.3.
Động cơ RD-181 được công ty Orbital Sciences sử dụng trong tên lửa Antares, dùng trong giai đoạn đầu khi phóng tên lửa.
Mặc dù Quốc hội Mỹ kêu gọi dừng mua động cơ tên lửa từ Nga nhưng việc đặt hàng vẫn diễn ra, do Mỹ hiện không có hãng nào sản xuất động cơ tương tự như RD-181 của Nga. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Frank Kendall, người phụ trách việc mua vũ khí của Lầu Năm Góc, trước đó nói rằng việc phát triển và chế tạo động cơ như RD-181 mất ít nhất 5 năm.
Người ta lo ngại việc United Launch Alliance (Ula), liên doanh giữa tập đoàn Lockheed Martin và Boeing để phóng vệ tinh quân sự cho Lầu Năm Góc, liệu có thể còn tồn tại nếu quân đội Mỹ lập tức ngừng sử dụng các thiết bị của Nga.
Mỹ lo ngại việc sử dụng các động cơ tên lửa của Nga sau khi một tên lửa Antares dùng động cơ thời Liên xô được Mỹ cải tạo, đã phát nổ vài giây sau khi được phóng hồi tháng 10.2014. Các nhà sản xuất Nga sau đó đổ lỗi rủi ro này là do Mỹ sửa đổi động cơ NK-33.
Sự phụ thuộc của Mỹ vào động cơ tên lửa của Nga đã dấy lên làn sóng lo ngại trong chính phủ Mỹ và trong ngành không gian vũ trụ trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Washington và Moscow.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ là người phản đối mạnh mẽ việc sử dụng động cơ tên lửa của Nga, tuyên bố trong một buổi điều trần vào tháng 1.2016 rằng ông sẽ đề nghị một dự luật nhằm chấm dứt sử dụng động cơ tên lửa RD-181 của Nga.

Nga-Trung bàn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

Trung Quốc và Nga bàn cách thức thúc đẩy mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến thăm Nga hai ngày. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là một nội dung quan trọng trong cuộc gặp giữa ông và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ngày 11-3.

"Hai ngoại trưởng sẽ trao đổi quan điểm về việc thúc đẩy mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên" - hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trước báo giới.

bo truong ngoai giao trung quoc vuong nghi (trai) va nguoi dong cap nga sergei lavrov. (anh: tass)

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: TASS)

Triều Tiên hiện đang chịu các lệnh trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc vì vụ thử hạt nhân thứ tư và phóng tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng đầu năm nay.

Trong một diễn biến gần đây, Triều Tiên đã công khai đe dọa tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ trong bối cảnh Seoul và Washington tham gia tập trận quân sự chung.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng vừa ra lệnh giới chức nước này tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân.


Đặc vụ Israel bị đồng đội bắn chết

Một nhân viên Cơ quan An ninh Shin Bet (Israel) bị đồng đội bắn chết vì nhầm lẫn với một kẻ tấn công người Palestine.

Theo đài RT (Nga), mật vụ thiệt mạng được xác định là Amir Maimoni, 29 tuổi. Lúc đầu, có thông tin Maimoni bị bắn chết trong một hoạt động của các chiến binh người Palestine. Tuy nhiên, sau đó, Giám đốc Shin Bet Yoram Cohen xác nhận anh này bị trúng đạn của đồng đội hôm 8-3.

Phát biểu trong lễ tang của Maimoni hôm 9-3 (giờ địa phương), ông Cohen bày tỏ sự chia buồn về cái chết bất ngờ của một đặc vụ Shin Bet ưu tú, đồng thời tái khẳng định anh bị đồng đội bắn chết vì nhầm lẫn.

Cơ quan này không cung cấp thêm thông tin về sự cố nói trên trong khi cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.

mot dac vu shin bet bi ban chet gan dai gaza hom 8-3. anh: reuters

Một đặc vụ Shin Bet bị bắn chết gần Dải Gaza hôm 8-3. Ảnh: REUTERS

Cựu Giám đốc Shin Bet Avi Dichter cho rằng trường hợp của anh Maimoni hiếm khi xảy ra. “Tôi nhớ một sự cố tương tự xảy ra cách đây khoảng 20 năm” – ông Dichter nói với một đài phát thanh Israel hôm 10-3.

Ông Dichter giải thích đặc vụ Shin Bet phải làm việc dưới áp lực cao cả ngày lẫn đêm nên không tránh khỏi căng thẳng và xảy ra nhầm lẫn.

Shin Bet là một lực lượng đặc biệt chuyên nhận lãnh các nhiệm vụ gần biên giới Dải Gaza để giải quyết khiếu nại của cư dân địa phương.

Trang tin Ynet News (Israel) cho biết người dân nơi đây thường nghe thấy những tiếng động vang vọng lên từ dưới mặt đất, một dấu hiệu cho thấy phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine có thể đang đào hầm để xâm nhập lãnh thổ Israel.

Nhiệm vụ của các đặc vụ Shin Bet là định vị và phá hủy các đường hầm nếu chúng thực sự tồn tại.


Mỹ không kích các địa điểm chế tạo vũ khí hóa học của IS

Ngày 10-3, liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã bắt đầu đợt không kích đầu tiên nhắm vào các địa điểm chế tạo vũ khí hóa học của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

tiem kich f-16 cua my xuat kich tan cong cac muc tieu cua is tu can cu khong quan incirlik (tho nhi ky). anh: afp

Tiêm kích F-16 của Mỹ xuất kích tấn công các mục tiêu của IS từ căn cứ không quân Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: AFP

AFP ngày 11-3 dẫn lời ông Peter Cook, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, xác nhận thông tin trên đồng thời khẳng định đây là kết quả của quá trình khai thác một thành viên cấp cao của IS bị Mỹ bắt.

Các vụ không kích lần này đều đạt được mục tiêu đề ra và theo ông Cook, “công” lớn nhất thuộc về Sulayman Dawud al-Bakkar còn được gọi là Abu Dawud - một chuyên gia về vũ khí hóa học của IS.

Tên này vốn là thành viên cấp cao của IS nhưng đã bị lực lượng đặc biệt của Mỹ bắt được hồi tháng 2 vừa rồi.

Ngày 10-3, hắn bị chuyển tới một nhà tù ở Iraq, nơi hắn bị thẩm vấn rồi trở thành kẻ chỉ điểm cho chiến dịch không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu chống lại chính tổ chức mà hắn đã từng phục vụ.

Thư ký Cook khẳng định: “Việc bắt được Dawud đồng nghĩa với chuyện loại khỏi vòng chiến đấu một tên trong bộ máy lãnh đạo của IS, đồng thời cung cấp cho liên quân các thông tin quan trọng về năng lực vũ khí hóa học của chúng. Nhờ Dawud, liên quân đã có được cái nhìn chi tiết hơn về các cơ sở chế tạo vũ khí hóa học của IS cũng như những tên khủng bố liên quan”

Nói về vai trò và vị trí của Dawud trong IS, ông Cook mô tả hắn như “một tiểu vương của lực lượng chế tạo vũ khí hóa học và truyền thống của IS”

Trong một diễn biến khác có liên quan trước đó một ngày, ngày 9-3, người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis đã phủ nhận chuyện Mỹ đã bắt được một chuyên gia về vũ khí hóa học của IS.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục