tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 12-03-2016

  • Cập nhật : 12/03/2016

Chuyên gia Nhật: Các nước cần tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông

chuyen gia nhat: cac nuoc can tuan tra cung my o bien dong

Chuyên gia Nhật: Các nước cần tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông

Một chuyên gia quốc phòng Nhật Bản cho rằng Nhật và các nước khác nên tham gia vào việc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải cùng Mỹ tại Biển Đông.
Trước tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện các chuyến tuần tra và bay giám sát tại khu vực này. Chuyên gia quốc phòng Tetsuo Kotani của Viện Nhật Bản về vấn đề quốc tế nhận định Nhật Bản và nhiều nước khác cần tham gia cùng Mỹ trong những hoạt động trên, theo trang tin Stars and Stripes ngày 10.3.
Chuyên gia Kotani cho biết Nhật Bản đang giúp đỡ các nước trong khu vực tăng cường năng lực quân sự. Nhật Bản đã cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra bờ biển và đang chuyển 10 tàu nữa cho Philippines. Trong tuần này, Nhật cũng đồng ý cho Philippines thuê 5 máy bay để tuần tra vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc.
Theo ông Kotani, Nhật Bản và các nước khác nên cùng tham gia tuần tra để tăng cường tính hợp pháp trong hành động của Mỹ. Ông cũng cho rằng Nhật Bản cần có chiến lược giúp các nước thành lập các lực lượng trên biển để tuần tra Biển Đông.
Việc quốc tế tham gia bảo vệ tự do hàng hải sẽ gây áp lực buộc Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Chuyên gia này nhận định, thách thức lớn nhất đối với Nhật Bản giờ đây là sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Trung Quốc đang nỗ lực biến Biển Đông thành "ao nhà" khi cấp tập xây dựng, bồi đắp phi pháp ở các bãi đá, và theo ông Kotani nhận xét những việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng răn đe của Mỹ và an ninh của Nhật Bản.
Nhật Bản đã có những hành động để đáp trả tham vọng của Trung Quốc, theo chuyên gia Kotani. Gần đây, Nhật đã thông qua luật cho phép quân đội nước này được tham chiến ở nước ngoài cùng các đồng minh như Mỹ. Nhật Bản cũng đang mong muốn thành lập các tam giác phòng thủ Nhật - Mỹ - Ấn Độ và Nhật - Mỹ - Úc, đồng thời trở thành đối tác với các nước Đông Nam Á.
Nhận định của chuyên gia Nhật Bản giống với bình luận của Phó đô đốc Hải quân Mỹ Joseph P. Aucoin tại Úc hồi tháng trước. Ông Aucoin cho rằng nếu Úc và các nước khác đưa tàu chiến tuần tra trong khu vực 12 hải lý xung quanh các bãi đá do Trung Quốc chiếm và bồi đắp trái phép sẽ là lợi ích tốt nhất cho khu vực.

Lãnh đạo Triều Tiên ra lệnh tiếp tục thử tên lửa

Theo Hãng thông tấn nhà nước CHDCND Triều Tiên KCNA ngày 11-3, lãnh đạo nước này ông Kim Jong Un đã ra lệnh nâng cao năng lực tấn công hạt nhân bằng cách tiếp tục thử tên lửa. 

ong kim jong un ra lenh nang cao kha nang tan cong hat nhan cua chdcnd trieu tien - anh: reuters

Ông Kim Jong Un ra lệnh nâng cao khả năng tấn công hạt nhân của CHDCND Triều Tiên - Ảnh: Reuters

Theo KCNA, ông Kim ra lệnh này khi theo dõi một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo. Bản tin không nói rõ vụ phóng thử diễn ra khi nào nhưng có vẻ như đây là vụ phóng 2 tên lửa tầm ngắn ra biển hôm 10-3.

“Đồng chí Kim Jong Un đã nói rằng phải tăng cường nâng cao năng lực tấn công hạt nhân và giao nhiệm vụ phải tiếp tục thực hiện các vụ thử hạt nhân để đánh giá sức mạnh của những đầu đạn hạt nhân mới được phát triển” - KCNA đưa tin. 

Hôm 10-3, Bình Nhưỡng đã bắn 2 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển bất chấp nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang thực hiện tập trận lớn. 

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động gây bất ổn và tỏ ra cực kỳ quan ngại về tình hình hiện nay trên bán đảo Triều Tiên. 

Trước đó, đô đốc Mỹ Bill Gortney phụ trách bảo vệ không phận nước này nói hệ thống tên lửa hiện tại của Mỹ có thể đánh chặn các cuộc tấn công từ Triều Tiên hoặc Iran.

Tuy nhiên, ông cho rằng Washington vẫn phải tăng cường khả năng phản ứng nếu những nước này tiếp tục mở rộng lực lượng hạt nhân của mình. 

Về khả năng Bình Nhưỡng có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và đặt vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để nhằm vào Mỹ, ông Gortney cho rằng: “Cộng đồng tình báo đánh giá thấp sự thành công của việc này nhưng tôi không tin người Mỹ lại muốn tôi đặt tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mức thấp”. 


Trung Quốc gửi công hàm phản đối Mỹ bán tàu cho Đài Loan

Mỹ sẽ bán hai tàu khu trục nhỏ cho Đài Loan với giá 190 triệu USD.

Ngày 11-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc đã gửi công hàm đến Mỹ phản đối việc Mỹ bán hai tàu khu trục nhỏ cho Đài Loan.

nguoi phat ngon bo ngoai giao trung quoc hong loi. (anh: reuters)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. (Ảnh: REUTERS)

Hai tàu khu trục này được bán cho Đài Loan với giá 190 triệu USD, Bộ ngoại giao Mỹ thông báo trước đó. Theo Mỹ, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực.

Trung Quốc luôn có phản ứng mạnh với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, tuy nhiên phản ứng này thường không ảnh hưởng lớn đến quan hệ Trung-Mỹ cũng như quan hệ giữa Mỹ với Đài Loan.

Phía Đài Loan cho biết thương vụ trị giá 190 triệu USD trên là một phần trong một thỏa thuận Đài Loan và Mỹ đạt được hồi năm ngoái.

Thoả thuận bán vũ khí của Mỹ và Đài Loan được công khai trong bối cảnh lo ngại về việc Trung Quốc triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu đến biển Đông đang gia tăng. Trung Quốc cũng thông báo sẽ tăng 7%-8% trong chi tiêu quốc phòng năm 2016 so với năm trước.


Nhờ lỗi chính tả, Bangladesh không mất gần 1 tỷ USD

Sự cố viết sai chữ “foundation” thành “fandation” trong nội dung giao dịch chuyển tiền đã khiến các tin tặc bị vuột khỏi tay 81 triệu USD và Ngân hàng Bangladesh giữ lại được 850-870 triệu USD.

cac tin tac da xam nhap he thong ngan hang bangladesh danh cap thong tin xac thuc trong giao dich thanh toan, lay di 81 trieu usd thi bi phat hien qua mot loi chinh ta - anh: guardian

Các tin tặc đã xâm nhập hệ thống Ngân hàng Bangladesh đánh cắp thông tin xác thực trong giao dịch thanh toán, lấy đi 81 triệu USD thì bị phát hiện qua một lỗi chính tả - Ảnh: Guardian

Theo Guardian, sự việc xảy ra tháng trước liên quan tới vụ tin tặc tấn công tài khoản của ngân hàng trung ương Bangladesh.

Nhờ lỗi chính tả hy hữu, các ngân hàng đã ngăn chặn khi nhóm tin tặc (vẫn chưa xác định được) chiếm đoạt thành công 81 triệu USD.

Đây là vụ trộm ngân hàng lớn nhất trước nay trong lịch sử Bangladesh.

Theo hai quan chức ngân hàng cao cấp của Bangladesh, các tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng trung ương nước này, đánh cắp thông tin xác thực tài khoản trong các giao dịch chuyển tiền của họ.   

Sau đó chúng gửi tới Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) gần ba chục lệnh yêu cầu chuyển tiền từ tài khoản của Ngân hàng Bangladesh tại FED tới các tổ chức khác tại Philippines và Sri Lanka.

Bốn lệnh chuyển tiền với tổng số 81 triệu USD tới Philippines đã hoàn tất. Tuy nhiên lệnh chuyển tiền thứ 5 với 20 triệu USD cho một tổ chức phi chính phủ tại Sri Lanka bị đình lại vì các tin tặc đã viết sai tên của tổ chức Shalika Foundation.

Chúng đã viết “foundation” thành “fandation”. Điều này khiến một ngân hàng trong mạng lưới giao dịch là Deutsche Bank phải liên lạc và xác thực lại với ngân hàng trung ương Bangladesh, giao dịch bị dừng lại.

Không có tổ chức phi chính phủ nào có tên Shalika Foundation trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký hoạt động tại Sri Lanka.

Cùng với đó, các yêu cầu thanh toán và lệnh chuyển tiền với số lượng lớn bất thường tới các tổ chức cá nhân đã khiến FED nghi ngờ. Cơ quan này đã cảnh báo với chính quyền Bangladesh về sự việc.

Theo đó các chi tiết về vụ tấn công hệ thống Ngân hàng Bangladesh được phát hiện và ngăn chặn trước khi nhóm tin tặc tiếp tục phá hoại.

Ngân hàng Bangladesh có hàng tỉ USD trong tài khoản tại FED dùng để thanh toán trong các giao dịch quốc tế.

Theo lời một trong các quan chức, nhờ ngăn chặn kịp thời, khoảng 850-870 triệu USD đã được giữ lại.

Năm ngoái, hãng bảo mật máy tính của Nga Kaspersky Lab cho biết, trong khoản hai năm, một băng nhóm tội phạm mạng xuyên quốc gia đã đánh cắp gần 1 tỉ USD từ khoảng 100 tổ chức tài chính trên toàn thế giới.


Nga lùi thời hạn giao tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc

Nga thông báo sẽ giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm nay, còn thời hạn giao tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc bị hoãn đến năm 2017.
nga lui thoi han giao tiem kich su-35 cho trung quoc

Nga lùi thời hạn giao tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc

Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal được đăng tải ngày 11.3, ông Sergey Chemezov, người đứng đầu tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec (Nga) cho hay những hệ thống tên lửa S-300 đầu tiên trong hợp đồng sẽ được giao cho Iran vào tháng 8 hoặc tháng 9.2016, theo TASS ngày 11.3. Đài RT cho hay việc bàn giao sẽ được hoàn tất trong năm 2016.
Ông Chemezov nói việc giao tên lửa S-300 bị trì hoãn là do vụ Iran kiện đòi 4 tỉ USD đối với tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport vào năm 2010 và vẫn còn hiệu lực. Ngay sau khi hệ thống S-300 đầu tiên được bàn giao, đơn kiện sẽ được rút lại theo thoả thuận giữa 2 nước.
Ông Chemezov cũng tiết lộ rằng Iran sẽ nhận được các tổ hợp tên lửa S-300 PMU-1, và sau đó nhà thầu Nga sẽ không sản xuất hệ thống tên lửa này nữa.
Nga và Iran ký hợp đồng cung cấp 5 tổ hợp tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD vào năm 2007. Tuy nhiên, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev năm 2010 ký lệnh cấm bàn giao tên lửa này cho Iran vì lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với nước này. Tổng thống Vladimir Putin dỡ bỏ lệnh cấm của ông Medvedev vào tháng 4.2015.
cac he thong ten lua phong khong s-300 se duoc giao cho iran trong nam 2016 - anh: afp

Các hệ thống tên lửa phòng không S-300 sẽ được giao cho Iran trong năm 2016 - Ảnh: AFP

Trung Quốc là nước gần nhất mua được hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga. Năm 2010, Trung Quốc nhận 15 tổ hợp tên lửa này.
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, người đứng đầu tập đoàn Rostec thông báo hợp đồng bán tiêm kích S-35 cho Trung Quốc sẽ được phê chuẩn vào cuối năm 2016, và việc bàn giao số máy bay hiện đại này sẽ chưa được tiến hành trong năm nay, theo TASS. Trước đó có tin Trung Quốc sẽ bắt đầu nhận Su-35 từ cuối năm 2016.
Nga ký hợp đồng bán 24 chiếc tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc với giá 2 tỉ USD vào tháng 11.2015. Trung Quốc là nước đầu tiên được mua loại máy bay chiến đấu hiện đại này.
Ngoài ra, khoảng quý 1.2017 Nga sẽ giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc. Được biết Trung Quốc đã đặt mua 6 hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này (tầm bắn xa tối đa 400 km, bắn hạ mục tiêu ở độ cao tới 30 km) với giá khoảng 3 tỉ USD.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục