tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 06-11-2015

  • Cập nhật : 06/11/2015

Putin sẽ làm gì nếu IS khủng bố nước Nga?

Vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập cuối tuần qua đã làm dấy lên phỏng đoán rằng, phiến quân Hồi giáo cực đoan có thể đã bắn hạ máy bay.

Theo tờ Chính sách Đối ngoại, nếu kịch bản đó là thật thì vấn đề nổi cộm khác đặt ra cho "canh bạc" của Tổng thống Putin ngay từ ban đầu là: Liệu Moscow có kiên trì cuộc chiến trên không tại Syria hay không, nếu như nó gây ra một làn sóng tấn công khủng bố nhằm vào Nga?Dù Nga từ lâu đã phải đối mặt với mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố từ các phiến quân Hồi giáo tại Chechnya và nhiều nơi khác ở Bắc Kavkaz, song họ vẫn đóng một vai trò nổi bật trong sự can thiệp vào nội chiến ở Syria, và có thể trở thành mục tiêu thu hút những kẻ cực đoan.

tong thong nga vladimir putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Thủ lĩnh của "Mặt trận al-Nusra" - một nhánh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda tại Syria, đã kêu gọi những kẻ ủng hộ lực lượng này tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào binh sĩ và dân thường Nga, để trả đũa việc Nga can thiệp vào Syria.

“Sự can thiệp mới đây của Nga chính là mũi tên cuối cùng trong bao tên của kẻ thù của người Hồi giáo”, Abu Mohammed al-Jolani, thủ lĩnh Nusra, nói ngày 12/10.

Jolani kêu gọi các phiến quân ở vùng Kavkaz ‘làm phân tán’ Moscow khỏi chiến trường Syria. Trong ngày mà thủ lĩnh Nusra kêu gọi trả thù Moscow, hai quả pháo cối đã bắn trúng sứ quán Nga tại thủ đô Damascus của Syria.

Khi máy bay Nga rơi tại Ai Cập cuối tuần qua, một nhánh của phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng nhận trách nhiệm cho vụ việc. Một phái đoàn quốc tế đang điều tra vụ việc, và mức độ tin cậy trong tuyên bố của IS vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, các quan chức của công ty hàng không Nga Metrojet cho rằng, máy bay rơi không phải do lỗi của phi công hay trục trặc kỹ thuật. Tuyên bố này củng cố mối lo ngại rằng, máy bay có thể phát nổ trên không do đánh bom tự sát.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Elizabeth Trudeau cho biết, lúc này Mỹ không thấy dấu hiệu gì cho thấy đây là một vụ tấn công khủng bố, nhưng điều này vẫn có thể xảy ra.

Đáp lại các chỉ trích về cách hành xử thận trọng tại Syria, chính quyền Mỹ dự đoán Nga sẽ "sa lầy" vào một cuộc chiến không lối thoát. Nhà Trắng thậm chí cho rằng, can thiệp quân sự của Nga có thể phản tác dụng, và Moscow có thể phải hứng chịu làn sóng tấn công khủng bố.

Một quan chức tình báo Mỹ nhận định: chiến dịch quân sự của Nga có nguy cơ biến xung đột tại Syria thành ‘thùng thuốc súng’ với hệ lụy trực tiếp tới Moscow. Theo quan chức này, không giống như những năm 1980, phản ứng nhằm vào Nga có thể không chỉ giới hạn trong Syria.

“Khả năng những kẻ khủng bố lan truyền ý thức hệ thù địch và khuấy động bạo lực trên khắp thế giới sẽ khiến ông Putin khó mà làm ngơ” – quan chức này nói thêm.

Tháng 2/2015, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết có khoảng 1.700 người đã tới Syria để gia nhập IS. Tháng trước, ông Putin nói con số tình nguyện viên từ Nga và các nước lân cận ở Trung Á gia nhập IS vào khoảng 5000-7000 người.

“Chắc chắn là chúng tôi không để cho chúng sử dụng các kinh nghiệm thu được từ chiến trường Syria trên mảnh đất quê nhà” – ông Putin nói hôm 16/10.

Tuyên bố này của ông Putin đưa ra khi mà những tình nguyện viên người Chechnya và những người nói tiếng Nga tại Syria đòi tấn công quân đội Nga, và thủ lĩnh các lực lượng này kêu gọi biến dân thường Nga thành mục tiêu.

Trái với nhận định của quan chức chính quyền Washington, giới nghiên cứu tại Mỹ lại cho rằng tấn công khủng bố nhằm vào Nga có thể tăng, nhưng không đến mức quá mạnh.

Giám đốc Công ty cố vấn Rand Corp tại Mỹ nhận định can thiệp của Nga vào Syria không nhất thiết gây nên một chiến dịch khủng bố quy mô lớn của lực lượng Hồi giáo cực đoan nhằm vào Moscow. Ông này nói thêm, hiện còn qua sớm để nói rằng Nga sẽ bị tê liệt bởi các đòn trả đũa.

Chuyên gia này cho rằng, số lượng các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Nga "sẽ tăng nhẹ" nhưng "rất khó để thấy điều này sẽ dấy lên làn sóng phản ứng chống Nga".(VietnamNet)


Tàu ngầm Trung Quốc theo dõi tàu sân bay Mỹ ngoài khơi Nhật Bản

Hãng tin CNN ngày 5-11 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết một tàu sân bay của Mỹ đã bị một tàu ngầm Trung Quốc theo dõi sát ngoài khơi bờ biển Nhật Bản hồi tháng trước.
Vị quan chức cho biết một chiếc tàu ngầm tấn công nhanh lớp Kilo của Trung Quốc đã theo dõi tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ ít nhất nửa ngày hôm 24-10. Ông không đề cập khoảng cách hai tàu lúc đó nhưng ông nhấn mạnh: "Nó còn hơn một cuộc chạm trán ngắn".
Ông nói không có dấu hiệu nào của hành vi đe dọa và không có thông tin liên lạc nào được trao đổi giữa máy bay hai bên nhưng máy bay chống tàu ngầm Mỹ đã giám sát động thái của tàu Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.

Vị quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng bất cứ khi nào Mỹ tiến hành tập trận chung với Nhật Bản, Trung Quốc đôi khi "xuất hiện và quan sát những gì đang diễn ra".

 tau san bay uss ronald reagan cua my. anh: ap

 Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ. Ảnh: AP

Tuy nhiên, việc tàu ngầm hoạt động gần nhau luôn là một mối quan ngại. Nhiều vụ chạm trán tương tự đã xảy ra với tàu sân bay tấn công trước đây.
Tàu sân bay Reagan có chiều dài gần 305 m và có thể chở 90 máy bay chiến đấu và một đội thủy thủ đoàn gồm 5.000 người. 
Con tàu lúc đó đang ở phía nam bờ biển Nhật. Cuộc chạm trán diễn ra vào thời điểm căng thẳng hàng hải giữa Mỹ-Trung, gần đây nhất liên quan đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Chỉ ba ngày sau vụ việc tàu ngầm trên, Mỹ đã đưa tàu khu trục USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh. 
Phía Trung Quốc đã phản đối và "quan ngại" mạnh mẽ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra "tự do hàng hải" ở bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép và biển Đông là không ngoại trừ.

Triều Tiên sử dụng xe buýt năng lượng mặt trời

Hãng thông tấn nhà nước của Triều Tiên đã công chiếu hình ảnh một chiếc xe buýt chạy bằng năng lượng mặt trời.
Chiếc xe buýt này hiện đang được sử dụng tại miền Tây TP Nampo (Nam Phổ), trên mình xe được gắn 32 tấm pin mặt trời, nạp điện cho hệ thống năng lượng gồm 50 tấm pin, truyền thông nhà nước cho hay. Người phát ngôn Ủy ban Công nghệ thành phố này, ông Jeong In-sung, nói rằng chiếc xe buýt này có thể tải đến 140 hành khách ở vận tốc 40 km/giờ.

Tuy nhiên, hãng thông tấn không nói rõ rằng chiếc xe buýt này có dùng 100% năng lượng mặt trời hay không hay vẫn phải sử dụng một trạm sạc điện riêng. Một chuyên gia về năng lượng mặt trời ở Mỹ cho rằng con số 140 hành khách là khá khó tin.


 Hình ảnh từ đài truyền hình trung ương Triều Tiên cho thấy chiếc xe buýt được lắp rất nhiều tấm pin mặt trời.

Bỏ qua những nghi ngờ của phương Tây, chiếc xe buýt vẫn là một minh chứng rõ ràng cho những cố gắng của quốc gia này trong việc tuyên truyền sử dụng năng lượng sạch. Tháng 2 vừa qua, Triều Tiên đã thông qua hàng loạt chiến dịch tuyên truyền cho việc "Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt và mặt trời!".

Do không có nguồn năng lượng hóa thạch dồi dào, Triều Tiên buộc phải dựa vào các nguồn năng lượng thay thế khác cho nhu cầu sử dụng nhiên liệu. Các phát minh như chiếc xe buýt này cho thấy quốc gia này vẫn kiên quyết đi theo con đường tự cung tự cấp.
Bên cạnh tin về chiếc xe buýt, hãng truyền thông nhà nước KCNA còn đưa tin về một loại sơn chống thấm "sử dụng nguyên liệu có sẵn" và một phương pháp mới trong sản xuất giày dép.

Mỹ: Gần 90% mục tiêu tấn công của Nga không phải IS

Kể từ tháng trước đến giờ, 85-90% những cuộc không kích của Nga ở Syria đánh trúng phe đối lập Syria ôn hòa, không phải những mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng như Moscow tuyên bố.

Đó là thông tin do Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Trung Đông Anne Patterson và trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Âu và Âu Á Victoria Nuland đưa ra trong buổi điều trần hôm 4-11 trước Ủy Ban Đối ngoại Hạ Viện.

Nhiều thành viên ủy ban bày tỏ sự thất vọng đối với chính sách của Mỹ vềSyria. Hầu hết đều nói rằng quyết định gửi một số ít binh lính sang Syria để “hỗ trợ và cố vấn” của Tổng thống Barack Obama là không có khả năng tạo ra sự khác biệt. Trước đó, Washington tuyên bố số lính đặc nhiệm triển khai ít hơn 50 người.

khung canh mot khu cho o tp douma - syria sau mot cuoc khong kich. anh: reuters

Khung cảnh một khu chợ ở TP Douma - Syria sau một cuộc không kích. Ảnh: REUTERS

Ông Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện, cho mở cuộc điều trần để xem xét những gì tác động đến việc leo thang quân sự của Nga tại Syria. Ông Royce đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Obama vì không hành động sớm hơn ở Syria. Ông này cũng nói Nga đã "nhúng tay vào việc định hình tương lai của Syria theo hướng không tích cực."

Tại phiên điều trần, bà Nuland cho biết Nga bắt đầu triển khai vũ khí tại những khu vực rơi vào tay phe đối lập Syria ôn hòa, trong đó có những nơi gần các thành phố Hama và Homs. Cả hai vị trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đều khẳng định sự can thiệp quân sự của Nga càng làm gia tăng dòng người tị nạn Syria đến châu Âu và các nước khác.

Trong khi đó, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 4-11 cho biết phiến quânbắn rơi một máy bay của quân đội chính phủ Syria ở tỉnh Hama. Máy bay trên bị bắn rơi gần thị trấn Kafr Nbouda, ở Tây Bắc tỉnh Hama, nơi đang diễn ra giao tranh giữa phe nổi dậy và các lực lượng chính phủ được yểm trợ từ trên không.


Mỹ sẽ tăng viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy tại Syria

Quân đội Mỹ ngày 4/11 cho biết Mỹ sẽ tăng cường cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy tại Syria nhằm đẩy mạnh chiến dịch tiêu diệt phiến quân Hồi giáo tự xưng IS sau khi lực lượng nổi dậy đã giành lại diện tích lớn từ phiến quân IS vào tuần trước.

cac tay sung nguoi kurd va quan noi day a rap da gianh lai nhieu vung lanh tho mien bac syria tu tay phien quan is (anh: afp)

Các tay súng người Kurd và quân nổi dậy Ả rập đã giành lại nhiều vùng lãnh thổ miền Bắc Syria từ tay phiến quân IS (Ảnh: AFP)

Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên Lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu, phát biểu với báo giới ngày hôm qua rằng Lực lượng Dân chủ Syria (lực lượng nổi dậy) đã giành lại một diện tích khoảng 225 km2 từ tay phiến quân IS.

Theo Đại tá Warren, chiến dịch phản công của quân nổi dậy giành lại vùng lãnh thổ còn được hỗ trợ bởi 17 đợt không kích của lính liên quân. Chiến dịch đã tiêu diệt 79 phiến quân IS và xóa sổ nhiều hệ thống trang thiết bị vũ khí quanh làng al-Houl, gần biên giới với Iraq.

“Trong khi chiến dịch trên còn chưa phải là chiến dịch tác chiến quy mô lớn, chúng tôi cho rằng chiến dịch chứng minh cho tính khả thi của chương trình mới hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy tại Syria”, Đại tá Warren phát biểu.

Ông Warren cũng nhấn mạnh: “Việc giành lại hơn 200 km2 diện tích đất đai chứng minh rằng lực lượng Liên minh Ả rập đã hoạt động hiệu quả, trong khía cạnh nào đó nó minh chứng cho tính khả thi của chương trình trên”.

Khi được hỏi liệu Mỹ có tăng thêm viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy tại Syria hay không, Đại tá Warren trả lời: “Câu trả lời là có. Mỹ sẽ cung cấp thêm vũ khí đạn được cho quân nổi dậy”.

Quân đội Mỹ tháng trước đã tiến hành viện trợ vũ khí đầu tiên cho quân nổi dậy mang tên Liên minh Ả rập Syria. Hiện Mỹ đang xem xét liệu số vũ khí trên có được sử dụng đúng mục đích hay không. Một số nhóm nổi dậy, trong đó có các tay súng thuộc Liên minh Ả rập Syria, đã được Mỹ viện trợ 50 tấn đạn dược trước đó vào ngày 12/10.

Chiến lược quân sự của Washington tại Syria đã thay đổi sau khi Mỹ quyết định tuần trước cử lính đặc nhiệm tới miền Bắc Syria để hỗ trợ quân đội nổi dậy thay vì chỉ giúp đào tạo các tay súng cho quân nổi dậy.

Quyết định bất ngờ trên của chính quyền Tổng thống Obama hoàn toàn ngược lại với cam kết đưa ra trước đó rằng không phái quân tham chiến tại khu vực Trung Đông. Quyết định trên cũng đánh dấu sự hiện diện quân sự đầu tiên của Mỹ tại Syria. Trong khi đó, giới chức Mỹ giải thích rằng lực lượng đặc nhiệm của Mỹ sẽ không tham chiến trực tiếp vào các mặt trận tiền tuyến.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục