tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 02-10-2015

  • Cập nhật : 02/10/2015

Trung Quốc ngang ngược nói không cho bên thứ 3 thăm dò dầu khí ở Trường Sa

Khi được hỏi về cuộc họp tay ba Ấn - Nhật - Mỹ về Biển Đông vừa kết thúc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 1.10 ngang ngược tuyên bố không có nước thứ 3 nào được thăm dò dầu khí ở quần đảo Trường Sa “của Trung Quốc”.
tau tuan duyen trung quoc ap sat mot tau hau can cua philippines trong vung bien tranh chap tren bien dong - anh: afp

Tàu tuần duyên Trung Quốc áp sát một tàu hậu cần của Philippines trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông - Ảnh: AFP

Báo Hindustan Times cho biết đã gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc một danh sách các câu hỏi liên quan đến phản ứng của nước này sau cuộc họp ngoại trưởng ba nước Ấn Độ - Nhật Bản - Mỹ về Biển Đông, trong đó 3 nước kêu gọi giải quyết các tranh chấp theo đúng luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và giao thương trên các tuyến hàng hải quốc tế, bao gồm Biển Đông.
Đáp lại, phía Trung Quốc trả lời rằng không những có chủ quyền ở Nam Sa (cách Trung Quốc gọi Trường Sa - PV), mà Trung Quốc còn có chủ quyền ở vùng đáy biển dưới đó, và “chống lại bất kỳ một quốc gia hoặc công ty dầu khí nào thăm dò ở vùng biển nằm trong quyền hạn của Trung Quốc mà không được phép của Trung Quốc”.
Đồng thời, Trung Quốc cũng ngang ngược tuyên bố: “Cho tới này, mọi cơ chế đều đang vận hành rất tốt và đạt được nhiều tiến triển. Hiện nay, tình hình Biển Đông đang tiến tới ổn định. Trung Quốc kiên quyết duy trì sự ổn định phải khó khăn lắm mới đạt được này. Các nước bên ngoài cần tôn trọng nỗ lực của Trung Quốc và các nước liên quan để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông” (?).

Ấn Độ bác đề xuất của Pakistan về hòa bình ở Kashmir

 Ấn Độ đã bác bỏ đề xuất mà Pakistan trình Liên Hiệp Quốc về sáng kiến hòa bình 4 điểm ở khu vực Kashmir mà hai bên tranh chấp, theo Reuters ngày 2.10.
an do va pakistan van thuong xay ra giao tranh o vung kashmir - anh: reuters

Ấn Độ và Pakistan vẫn thường xảy ra giao tranh ở vùng Kashmir - Ảnh: Reuters

Sau khi Thủ tướng Pakistan, ông Nawaz Sharif đề xuất sáng kiến hòa bình gồm 4 điểm lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ấn Độ ngày 1.10 đã nhanh chóng bác bỏ đề xuất này. Ấn Độ còn cáo buộc Pakistan là nước dung dưỡng và bảo trợ khủng bố, cho rằng Pakistan là nạn nhân của chính chính sách bảo trợ khủng bố của mình.
“Chúng tôi không cần 4 điểm, chúng tôi chỉ cần một điểm: từ bỏ chủ nghĩa khủng bố rồi ngồi xuống bàn bạc”, bà Sushma Swaraj, Ngoại trưởng Ấn Độ khẳng định trước Đại hội đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Vikas Swarup nói rằng phi quân sự hóa Kashmir không phải là giải pháp. mà giải pháp phải là phi khủng bố hóa Pakistan.
Theo Press Trust of India, đề xuất 4 điểm mà Thủ tướng Pakistan trình bày trước Liên Hiệp Quốc gồm đề nghị hai nước nên chính thức hoá và tôn trọng thỏa thuận năm 2003 về ngừng bắn hoàn toàn ở Ranh giới kiểm soát (LoC) tại Kashmir, không viện cớ sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong bất kỳ tình huống nào, tiến hành các bước phi quân sự hoá Kashmir, rút quân vô điều kiện khỏi khu vực Siachen Glacier, chiến trường đẫm máu nhất.
LoC là đường biên giới trên thực tế chia vùng Kashmir thuộc dãy núi Himalaya làm hai phần do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát, nhưng cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Kashmir. Mặc dù hai bên đã ký thỏa thuận ngừng bắn vào năm 2003, nhưng giao tranh vẫn thường xuyên xảy ra tại khu vực ranh giới này.

Quan ngại khi Trung Quốc mua cổ phần hãng ổ cứng Western Digital

Tập đoàn Tsinghua Holdings được chính quyền Bắc Kinh chống lưng, đã lên kế hoạch mua 15% cổ phần của hãng chuyên sản xuất ổ cứng nổi tiếng của Mỹ là Western Digital.

o cung wd duoc su dung pho bien hien nay - anh: reuters

Ổ cứng WD được sử dụng phổ biến hiện nay - Ảnh: Reuters

Dự kiến, đây là thỏa thuận có thể khiến giới hữu trách Mỹ săm soi kỹ lưỡng, cũng như đánh động các nhà quan sát trong bối cảnh quan ngại về tình hình an ninh quốc gia của nước này.
Theo Reuters, công ty con Unisplendour của Tsinghua sẽ chi 3,78 tỉ USD cho Western Digital để tăng cường danh mục đầu tư vào mảng công nghệ, đồng thời giành quyền đề cử một đại diện trong hội đồng quản trị của hãng.
Trước đó, vào tháng 7, Tsinghua đã cân nhắc khả năng mua hãng Micron Technology, nhưng cuối cùng đành từ bỏ vì các quan ngại về an ninh quốc gia của Mỹ.
Tập đoàn Trung Quốc cũng đang trong quá trình mua 51% cổ phần thuộc mảng dữ liệu hệ thống của Hewlett-Packard.
Động thái từ Tsinghua hoàn toàn thu hút sự chú ý của Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), cơ quan có nhiệm vụ rà soát các khoản đầu tư có dính líu đến an ninh quốc gia của nước này.
Hồi năm ngoái, Western Digital đã mua lại công ty sản xuất các hệ thống lưu trữ ổ cứng Skyera. Vào năm 2013, Virident Systems, nhà sản xuất ổ lưu trữ nhanh cho cơ sở dữ liệu và mây điện toán, cũng sát nhập vào Western Digital.
Dự kiến, thỏa thuận giữa Unisplendour với Western Digital sẽ được chốt lại vào cuối quý 1.2016.

Na Uy tăng cường đối phó Nga ở Bắc Cực

Tổng Chỉ huy quân sự Na Uy cho biết hôm 1-10 nước này cần mở rộng quy mô, hiện đại hóa tuyến phòng ngự trong bối cảnh Nga tăng cường lực lượng vũ trang ở Bắc Cực khiến tình hình an ninh ngày càng bất ổn.
Na Uy, thành viên NATO, có chung một phần biên giới ngắn với Nga ở Bắc Cực, Nga tăng cường quân sự. Các nước Bắc Âu khác đã bày tỏ quan ngại về hoạt động không quân, hải quân Nga.

Đô đốc Haakon Bruun-Hanssen phát biểu tại cuộc họp báo về kế hoạch quốc phòng tương lai, rằng "Người hàng xóm phía đông đã xây dựng khu quân sự, ngay khu vực gần với chúng ta. Họ đã chứng tỏ rằng họ sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự để đạt được tham vọng chính trị".

 na uy cho rang viec nga tang cuong luc luong vu trang o bac cuc se tao ra moi de doa doi voi khu vuc nay

 Na Uy cho rằng việc Nga tăng cường lực lượng vũ trang ở Bắc Cực sẽ tạo ra mối đe dọa đối với khu vực này

Bruun-Hanssen nói với Reuters rằng: "Chúng tôi luôn hết lòng và sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Na Uy nếu cần thiết".
Bruun-Hanssen cho rằng các lực lượng vũ trang của Na Uy cần tổng cộng hơn 21,2 tỉ USD, vượt quá ngân sách dự kiến trong hai thập kỷ tiếp theo để đảm bảo khả năng phòng thủ.
Ngoài căng thẳng tăng cao giữa phương Tây và Nga, Na Uy cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa mới từ khủng bố, chiến tranh mạng.
Na Uy đã đặt hàng 10 máy bay chiến đấu F-35 từ Lockheed Martin, ít hơn so với kế hoạch nếu không được cấp thêm tiền. Na Uy đã cam kết sẽ mua tổng cộng 52 chiếc máy bay.

Hé lộ nguyên nhân Trung Quốc cáo buộc công dân Nhật là gián điệp

Một trong hai người đàn ông Nhật Bản bị bắt giữ gần đây ở Trung Quốc vì bị tình nghi hoạt động gián điệp đã thường xuyên đến thăm một khu vực gần biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên để thu thập thông tin liên quan đến Bắc Triều Tiên, tờ Japan Timescho biết hôm 1-10.
Theo các nguồn tin, người đàn ông khoảng 50 tuổi sống ở Kanagawa, có mẹ là người Nhật Bản kết hôn với một người đàn ông Triều Tiên và đã chuyển tới Triều Tiên sinh sống. Trước kia người đàn ông này đã từng đi du lịch đến Triều Tiên và làm việc cho một công ty thương mại ở đó. Sau đó, ông trốn khỏi Triều Tiên để định cư tại Nhật Bản.

Người đàn ông này bị bắt giữ tại tỉnh Liêu Ninh, gần biên giới với Trung Quốc - Triều Tiên. Theo Japan Times, ông bị tình nghi thu thập thông tin nội bộ về Triều Tiên từ những người tham gia hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên nhân dịp ông tới thăm các địa phận ở khu vực biên giới, trong đó có TP Đan Đông.

 phat ngon vien bo ngoai giao trung quoc hong loi xac nhan vu bat giu hai cong dan nhat ban

 Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi xác nhận vụ bắt giữ hai công dân Nhật Bản

Hiện chưa có thông tin chi tiết về những cáo buộc gián điệp mà ông đang đối mặt. Chính quyền Trung Quốc hiển nhiên cho rằng hoạt động thu thập thông tin của ông ta về các tình hình nội bộ của Trung Quốc có khả năng “gây rắc rối”.

Chính quyền Trung Quốc đang điều tra xem liệu người đàn ông này có liên kết với các cơ quan chính phủ Nhật Bản hay không. Bắc Kinh rất nhạy cảm với các hoạt động của người nước ngoài ở khu vực biên giới với Triều Tiên.
Một cặp vợ chồng người Canada điều hành một cửa hàng cà phê ở Đan Đông cũng đã bị bắt giữ vào năm 2014 và người chồng đã bị giam giữ vì tội trộm cắp bí mật nhà nước. Trong khi đó một kiều dân Mỹ liên quan đến các hoạt động truyền giáo trong khu vực này cũng bị bắt giữ.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục