tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 02-03-2016

  • Cập nhật : 02/03/2016

Bà Aung San Suu Kyi có thể trở thành ngoại trưởng Myanmar

ba aung san suu kyi trong phien hop dau tien cua thuong vien moi tai myanmar hoi dau thang 2.2016 - anh: reuters

Bà Aung San Suu Kyi trong phiên họp đầu tiên của thượng viện mới tại Myanmar hồi đầu tháng 2.2016 - Ảnh: Reuters


Không thể trở thành tổng thống vì hiến pháp không cho phép, bà Aung San Suu Kyi có thể sẽ giữ chức ngoại trưởng Myanmar.
Tờ The Straits Times (Singapore) ngày 1.3 dẫn các nguồn tin từ đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) và báo cáo từ Myanmar cho biết bà Suu Kyi sẽ giữ một chức vụ chính danh trong nội các chính phủ của đảng NLD cầm quyền. Đảng NLD, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, vừa nắm quyền kiểm soát quốc hội sau khi thắng trong cuộc bầu cử ở Myanmar hồi tháng 11.2015.
Bà Suu Kyi được cho sẽ giữ chức ngoại trưởng thay vì vị trí “trên tổng thống" như bà tuyên bố trước đây. Dù vậy, đảng NLD và bản thân bà Suu Kyi chưa chính thức khẳng định hay phủ nhận thông tin này.
“Chức ngoại trưởng cho bà Aung San Suu Kyi một vị trí chính danh; ở đó bà có thể làm nhiều thứ và khiến quân đội an lòng thay vì ngồi ‘trên’ tổng thống”, một nhà phân tích giấu tên ở Myanmar nói với The Straits Times. Chức ngoại trưởng là cuộc thương lượng giữa NLD và quân đội, lực lượng từng ngăn cản đảng của bà Suu Kyi điều hành chính phủ dù chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 1990.
Các nhà phân tích còn cho rằng chức ngoại trưởng sẽ giúp bà Suu Kyi có một ghế trong Hội đồng an ninh và quốc phòng quốc gia, từ đó tham gia vào các cuộc họp cùng tổng thống, 2 phó tổng thống, tổng tư lệnh và phó tổng tư lệnh quân đội Myanmar, theo The Straits Times. Và tất nhiên, bà Suu Kyi cũng sẽ có mặt cùng tổng thống trong các cuộc gặp ngoại giao, quốc tế với cương vị ngoại trưởng Myanmar.
Trước đó Quốc hội Myanmar dự kiến sẽ bầu chọn tổng thống vào ngày 17.3 tới, tuy nhiên nay quốc hội do NLD kiểm soát muốn đẩy nhanh tiến độ này lên sớm hơn nên vừa quyết định việc công bố ứng viên tổng thống diễn ra vào ngày 10.3

Nhân viên hải quan bị bắn chết tại sân bay quốc tế Hong Kong

Nhân viên hải quan bị bắn chết tại sân bay quốc tế Hong Kong

san bay quoc te hong kong. (nguon: hongkongairport.limo)

Sân bay quốc tế Hong Kong. (Nguồn: hongkongairport.limo)

Theo Tân Hoa xã, chiều 1/3, một nhân viên hải quan đã bị bắn chết tại Sân bay Quốc tế Hong Kong.

Theo truyền thông địa phương, nhân viên y tế đã phát hiện nhân viên hải quan này chết tại một phòng thay đồ sau khi có tiếng súng nổ với một viên đạn bắn vào đầu.

Một khẩu súng được tìm thấy ngay bên cạnh người này. Hiện chưa rõ đây là vụ tự sát hay giết người. 

Cục Hải quan và Thuế Hong Kong chưa có phản ứng gì về vụ việc này. Theo thông tin ban đầu, nhân viên hải quan này, làm việc tại sân bay từ năm 1997.


Tướng Trung Quốc chỉ trích Triều Tiên ‘vong ân bội nghĩa’

Tướng không quân Trung Quốc Kiều Lương vừa mạnh miệng chỉ trích chính quyền Bình Nhưỡng là “vong ân bội nghĩa”, không còn chịu chấp thuận các yêu cầu của Trung Quốc nữa.
“Trong suốt nửa thế kỷ qua, tất cả những gì Trung Quốc làm để gây ảnh hưởng với Triều Tiên là cung cấp viện trợ vô điều kiện, chẳng có một yêu cầu nào kèm theo. Triều Tiên từng quan tâm tới phản ứng của Trung Quốc, nhưng bây giờ thì họ không còn chịu chấp thuận các yêu cầu của Trung Quốc nữa, sức ảnh hưởng của chúng ta đã giảm xuống”, tướng Kiều viết trên tạp chí Zijing của Hồng Kông ra ngày 29.2.
Được biết, ông Kiều là một người hay viết bình luận và có nhiều ảnh hưởng, cũng được ngầm xem là một phát ngôn viên không chính thức của chính quyền Bắc Kinh.
Trong bài viết trên, ông Kiều cho rằng đã đến lúc Bình Nhưỡng phải thay đổi thái độ vô ơn của mình, nói thêm rằng Triều Tiên làm cho Trung Quốc cảm thấy “khó chịu” và Trung Quốc “rõ ràng sẽ không dung thứ cho thái độ này của Triều Tiên”.
Các lời lẽ trên được đưa ra sau khi Trung Quốc đồng ý với Mỹ về một loạt biện pháp cứng rắn cấm vận Triều Tiên để trình lên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, trong đó thắt chặt cấm vận kinh tế để trả đũa các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Trung Quốc xưa nay là đồng minh thân cận của nước láng giềng Triều Tiên. Trong khi Triều Tiên lệ thuộc Trung Quốc rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, thì Trung Quốc cũng cần sự ủng hộ của Triều Tiên, đất nước ngăn cách Trung Quốc với Hàn Quốc, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự.
Nhưng mọi chuyện có vẻ đang thay đổi dần kể từ tuyên bố trên của Trung Quốc trong việc ủng hộ cấm vận Triều Tiên.
Tướng Kiều nói rằng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên nay nằm trong tay Mỹ xử lý, chứ Trung Quốc đang ở thế bị trói tay trói chân rồi; điều duy nhất nước này có thể làm là thúc đẩy đối thoại giữa các nước có liên quan mà thôi.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore sang TQ để bàn về Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan thăm Trung Quốc bàn về giảm nguy cơ va chạm ở Biển Đông

bo truong ngoai giao singapore vivian balakrishnan. (anh: afp/ttxvn)

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Ngày 29/2, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đang ở thăm Trung Quốc cho biết Singapore và Trung Quốc đang thăm dò một số ý tưởng mới nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm ngoài ý muốn tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Balakrishnan cho biết các ý tưởng nói trên sẽ tiếp tục được đánh giá trong những tháng tới.

Singapore, với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, sẽ tập trung vào việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm giúp các bên tranh chấp xử lý căng thẳng và tránh xung đột.

Theo Ngoại trưởng Balakrishman, hai bên đã nhất trí thúc đẩy tiến trình đàm phán để sớm xây dựng COC. Ông nói: "Chúng tôi đều tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Đây là một huyết mạch sống còn của Trung Quốc và của tất cả các nước ASEAN bởi phần nhiều dòng thương mại và năng lượng của chúng tôi đi qua khu vực này."

Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) trong khi thúc đẩy tham vấn về COC. Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc và các nước ASEAN, với tư cách là các nước ven Biển Đông, sẽ tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định và điều này bao gồm cả tự do hàng hải trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc vẫn tuyên bố rằng lập trường của nước này về Biển Đông không thay đổi, bất chấp việc những hành động trái phép gần đây của Trung Quốc đang khiến căng thẳng leo thang trong khu vực.

Tân Hoa xã cũng dẫn lời ông Vương Nghị kêu gọi Singapore đóng một vai trò lớn hơn trong việc tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, nhấn mạnh rằng hợp tác Trung Quốc-ASEAN có tiềm năng lớn hơn và cùng có lợi.

Ông Vivian Balakrishnan đang thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Trung Quốc trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao.

Trong khuôn khổ chuyến thăm hai ngày (29/2-1/3), ông Balakrishnan đã gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều và dự kiến có các cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Trưởng ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tống Đào.


Biến động trên chính trường Thái Lan

quan doi co tiep tuc niu giu quyen luc sau bau cu hay khong dang la van de gay tranh cai - anh: lam yen

Quân đội có tiếp tục níu giữ quyền lực sau bầu cử hay không đang là vấn đề gây tranh cãi - Ảnh: Lam Yên


Tranh cãi về vai trò tương lai của quân đội cùng với sự trở lại của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra là hai vấn đề đang “gây bão” trên chính trường Thái.
Mới đây, Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha nhấn mạnh sau cuộc tổng tuyển cử (dự kiến trong năm 2017), đất nước cần một hội đồng giám sát đặc biệt trong vòng 5 năm để đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc của chương trình cải cách quốc gia.
Đồng thời, Phó thủ tướng Thái Lan Wissanu Krea-ngam cũng cho biết đề xuất này nhằm ngăn ngừa việc tái diễn cuộc khủng hoảng như trước khi đảo chính (ngày 22.5.2014): tham nhũng tràn lan, mâu thuẫn xã hội, xung đột chính trị, biểu tình đường phố...
“Vì thế, Hội đồng soạn thảo hiến pháp (CDC) phải chịu trách nhiệm về bất kỳ cuộc khủng hoảng chính trị trong tương lai nếu từ chối đề nghị của Ban cố vấn chính phủ về việc cho phép quân đội được gìn giữ hòa bình trong quá trình chuyển đổi sang chính quyền dân sự”, ông Wissanu nói trên Bangkok Post.
Về điều này, ông Taweesak Chartdamrongthai, phát thanh viên Đài phát thanh quốc gia Thái Lan, nói với Thanh Niên: “Yêu cầu này cũng không hẳn vô lý vì bất ổn chính trị vẫn còn tiềm ẩn khi phe của cựu Thủ tướng Thaksin chưa chịu ngồi yên, nhất là thời gian gần đây ông Thaksin liên tiếp đăng đàn chỉ trích chính phủ”.
Tuy vậy, đề nghị này gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của nhiều tầng lớp, xem đây như một bước đi của chế độ quân sự để kéo dài quyền kiểm soát và nắm giữ quyền lực. Nattawut Saikuar, một nhân vật chủ chốt của Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD), cho rằng đề nghị duy trì quyền lực của Hội đồng quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO) đồng nghĩa việc chính phủ mới được bầu sẽ bị đặt dưới sự kiểm soát của một chế độ độc tài.
“Không gì đảm bảo rằng NCPO sẽ từ bỏ quyền lực khi giai đoạn chuyển tiếp 5 năm kết thúc”, ông Nattawut nói.
Meechai Ruchupan, Chủ tịch CDC, cho biết các nhà soạn thảo luật không khuất phục trước áp lực từ chính phủ. Trong các điều lệ của hiến pháp mới, không có tổ chức có quyền hạn đặc biệt nào sẽ được thành lập. Ông cũng đảm bảo rằng NCPO sẽ không được trao quyền lực lớn hơn chính phủ mới được bầu. “Hiến pháp mới sẽ không có bất kỳ điều khoản nào có thể dẫn đến một nền dân chủ nửa vời”, ông Meechai khẳng định.
Sự việc căng thẳng đến mức ngày 28.2, Phó thủ tướng Prawit Wongsuwon đã phải trấn an rằng NCPO sẽ không tìm cách kéo dài quyền lực của mình sau cuộc tổng tuyển cử và ông Prayuth sẽ không tiếp tục làm thủ tướng cho đến năm 2022.
 
Màn tái xuất của Thaksin
Cùng với các đồng minh tại Thái, ông Thaksin dường như đang gây sức ép lên nhà cầm quyền hiện tại để cho phép các chính trị gia được hoạt động trở lại.
Những ngày qua, cựu Thủ tướng Thái Lan liên tục chỉ trích chính quyền trong một loạt các cuộc phỏng vấn với các tổ chức truyền thông thế giới, gồm Hãng Reuters, Đài al-Jazeera và các tờ báo Financial Times, The Wall Street Journal…
Các cuộc phỏng vấn đều có chung một nội dung xuyên suốt là chỉ trích dự thảo hiến pháp và việc điều hành kinh tế của chính quyền quân sự. Chỉ vài ngày sau những phát biểu chỉ trích của Thaksin, đồng minh chính trị của ông, cựu Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh đã kêu gọi NCPO từ bỏ quyền lực, tổ chức cuộc tổng tuyển cử ngay trong năm nay và để chính quyền mới bầu lãnh đạo đất nước. Tiếp sau đó, cựu Thủ tướng Yingluck, em gái ông Thaksin, cũng đăng đàn kêu gọi bầu cử càng sớm càng tốt.
Theo The Nation, các nhà quan sát cho rằng những việc này đơn giản chỉ muốn gây sự chú ý cho mục tiêu trở lại chính trường của ông Thaksin. Ông và đồng minh của mình trong đảng Pheu Thai tự tin sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tiếp theo bất kể quy tắc hoặc điều lệ gì.
Trong khi đó, NCPO cũng đang cố “cài” thêm ngoại lệ đối với một số điều khoản trong hiến pháp mới. Các ngoại lệ này sẽ tạo cơ chế để NCPO có thể can thiệp vào chính trường ít nhất trong 5 năm sau khi bầu cử. Vì thế, nếu phe ông Thaksin có thắng trong đợt bầu cử sắp tới thì cũng khó thực thi đầy đủ quyền lực của mình khi đối mặt với những biện pháp giám sát khó khăn của NCPO.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục