tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 03-03-2016

  • Cập nhật : 03/03/2016

Tổng thống Indonesia yêu cầu các bộ trưởng ngưng đấu khẩu trước công chúng

tong thong indonesia joko widodo va noi cac cua minh - anh: cabinet secretary

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và nội các của mình - Ảnh: Cabinet Secretary


Tổng thống Indonesia yêu cầu các thành viên trong nội các ngưng tranh cãi nhau trước công chúng, vì điều đó đang làm xấu bộ mặt chính phủ của ông.
Thông qua người phát ngôn của mình, Tổng thống Joko Widodo cho biết ông cảm thấy khó chịu trước những vụ ồn ào của các bộ trưởng vì những bất đồng của họ trước các vấn đề xã hội; các quan chức này thậm chí tranh cãi trước công chúng thay vì trong cuộc họp nội các.
“Tổng thống cảm thấy lo ngại trước một số vụ việc xảy ra gần đây như thể các bộ trưởng đang công kích lẫn nhau trước mặt công chúng”, tờ Kompas ngày 2.3 dẫn lời ông Johan Budi, người phát ngôn của Tổng thống Indonesia.
“Tổng thống rất giận và yêu cầu những vụ tranh cãi đó phải dừng lại”, người phát ngôn nói tiếp, theo Channel News Asia.
Theo ông Johan, các bộ trưởng đã phớt lờ chỉ đạo của Tổng thống Widodo về việc tuyệt đối không tranh cãi bên ngoài cuộc họp nội các. Họ còn chỉ trích nhau thông qua các kênh truyền thông.
Người phát ngôn của Tổng thống cho rằng những vụ tranh cãi này có thể sẽ làm công chúng nghĩ nội các của Indonesia không quy củ, làm xói mòn lòng tin của người dân và cả nhà đầu tư đối với chính phủ.
Vụ tranh cãi đáng chú ý nhất thời gian gần đây liên quan đến tuyến tàu điện cao tốc giữa Jakarta và Bandung, một dự án do Indonesia và Trung Quốc hợp tác. Không rõ vì lý do gì, Bộ trưởng Giao thông vận tải Ignatius Jonan đã từ chối cho phép triển khai xây dựng công trình này. Ông yêu cầu phải thực hiện một số nghiên cứu trước khi khởi công dù dự án đã được đích thân Tổng thống đến làm lễ động thổ.
Trong khi đó, vấn đề hợp đồng khai thác mỏ và nhà máy điện là đề tài tranh cãi giữa Bộ trưởng Năng lượng và Bộ trưởng hợp tác hàng hải. Cả 2 ông đưa vấn đề này lên báo chí và công kích nhau.

Cựu giám đốc CIA: Quân đội Mỹ có thể kháng lệnh Donald Trump

Cựu giám đốc CIA cho rằng có khả năng quân đội Mỹ sẽ không làm theo mệnh lệnh của Donald Trump nếu tỷ phú này được bầu làm tổng thống Mỹ.
cuu giam doc cia michael hayden. anh: afp

Cựu giám đốc CIA Michael Hayden. Ảnh: AFP

Cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Michael Hayden tin rằng quân đội nước này sẽ không tuân theo những mệnh lệnh trái luật từ Donald Trump nếu ông ta trở thành tổng thống, theo Washington Post.

"Tôi rất quan ngại về viễn cảnh Tổng thống Trump điều hành đất nước theo cách như ứng viên này đã nói và làm trong suốt chiến dịch tranh cử. Quân đội sẽ không thực hiện các mệnh lệnh bất hợp pháp của ông, vì nếu thực hiện thì đó sẽ là một sự vi phạm các quy tắc quốc tế về xung đột vũ trang",  ông Hayden phát biểu trên truyền hình hôm nay.

Tuyên bố của Hayden được đưa ra trong bối cảnh tỷ phú Trump vừa giành thắng lợi áp đảo trong các cuộc bỏ phiếu sơ bộ ngày Siêu Thứ ba, trở thành ứng viên sáng giá nhất có thể được đảng Cộng hòa đề cử tham gia tranh cử tổng thống.

Cựu giám đốc CIA nhắc lại việc tỷ phú bất động sản từng khẳng định sẽ cho phép tra tấn những kẻ khủng bố bằng cách trấn nước và thậm chí nếu biện pháp này không phát huy tác dụng, quân đội Mỹ sẽ nhắm đến cả gia đình của những tên khủng bố đó.

Dư luận Mỹ từng xôn xao về việc các nhân viên CIA sử dụng biện pháp tra tấn trấn nước. Họ đã làm như vậy để cố gắng moi bằng được những thông tin cần thiết từ các tù nhân bị tình nghi có dính dáng đến chủ nghĩa khủng bố.

Tuy nhiên, ông Hayden khẳng định tuyên bố của ông không ý ám chỉ việc quân đội Mỹ sẽ kích động "một cuộc đảo chính".

Ông Michael Hayden, 71 tuổi, từng giữ cương vị giám đốc cơ quan An ninh quốc gia Mỹ NSA giai đoạn 1999-2005, và sau đó là giám đốc CIA giai đoạn 2006-2009.


Ba phần tư người trên đảo Phú Lâm là lính Trung Quốc

Nhật báo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc PLA Dailyngày 29-1 nói rằng trong số bốn người đang ở trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng sa của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) thì có ba người là quân nhân Trung Quốc.

Tờ báo trên ngang nhiên tuyên bố rằng những cấu trúc khác nhau, bao gồm các tòa nhà hành chính đã được xây dựng trên đảo này để chứng minh cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc.

Theo PLA Daily, một bệnh viện và một đài truyền hình vệ tinh đã được dựng lên tại đây, đồng thời các công trình gần đây đã cải thiện đáng kể các nguồn cung cấp điện và nước cho đảo.

PLA Daily  nói rằng tỉ lệ quân nhân so với dân thường trên đảo Phú Lâm là 3-1. Tuy nhiên, tờ báo không cung cấp tổng dân số trên đảo.

Các báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc trước đây cho biết dân số trên cái gọi là thành phố Tam Sa (gồm cả đảo Phú Lâm), tên ngụy xưng cho đơn vị hành chính Trung Quốc lập phi pháp hồi năm 2012, là khoảng 1.000 người vào năm 2013.

cac binh si thuoc quan giai phong nhan dan trung quoc (pla) tuan tra trai phep tai dao phu lam vao ngay 29-1-2016. (anh: reuters)

Các binh sĩ thuộc Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuần tra trái phép tại đảo Phú Lâm vào ngày 29-1-2016. (Ảnh: Reuters)

Ngoài việc chiếm đảo và việc binh sĩ Trung Quốc đóng trái phép trên đảo Phú Lâm, Bắc Kinh gần đây còn ngang ngược triển khai tên lửa phòng không HQ-9 và các chiến đấu cơ J-11 đến đảo bất chấp các nước lên án.

PLA Daily còn cho biết trên đảo Phú Lâm hiện có sự hiện diện của các tòa nhà hành chính, một bưu điện, ngân hàng hợp tác xã nông thôn, một siêu thị, cửa hàng cắt tóc và cửa hàng nước giải khát. Bên cạnh đó, đảo Phú Lâm hiện được bao phủ sóng di động 4G và được kết nối mạng thông qua hệ thống cáp biển.

Xue Li, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng: “Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật “hành động thay cho lời nó” và giờ sẽ công khai sự hiện diện của mình ở quần đảo Hoàng Sa”.

Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Trung Quốc Li Jie biện bạch cho sự hiện diện của các quân nhân Trung Quốc trên đảo Phú Lâm rằng các quân nhân cần "duy trì và sửa chữa các loại vũ khí... vì thời tiết và độ ẩm trên các đảo".


Đặc nhiệm Delta Mỹ bắt một nhân vật cấp cao của IS

cac luc luong dac nhiem my, bao gom dac nhiem delta, da trien khai hoat dong tai iraq vai tuan gan day - anh minh hoa: reuters

Các lực lượng đặc nhiệm Mỹ, bao gồm đặc nhiệm Delta, đã triển khai hoạt động tại Iraq vài tuần gần đây - Ảnh minh họa: Reuters


Lực lượng đặc nhiệm Delta của Mỹ đã bắt giữ một nhân vật cấp cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq, mở ra giai đoạn mới của cuộc chiến chống khủng bố, The New York Times cho biết.

Các quan chức quốc phòng Mỹ mô tả cuộc bắt giữ này là một bước phát triển quan trọng trong việc đối đầu IS, nhưng cũng đặt ra thách thức mới trong khâu xử lý một nhóm tù nhân ngày càng phình to.

Trên thực tế, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bắt giữ nhiều tay súng IS tại Iraq và Syria vài năm gần đây từ những hoạt động riêng lẻ. Nhưng nếu số lượng bắt giữ tiếp tục tăng có thể sẽ gợi lại những hình ảnh đen tối từng bị chỉ trích trong cuộc chiến tại Iraq trước kia, đặc biệt là những cáo buộc lạm dụng tại nhà tù Abu Ghraib, theo The New York Times ngày 1.2.

Thông tin về việc bắt giữ nhân vật cấp cao của IS vừa qua (có tin cho đây là kẻ chuyên lên các kế hoạch hành động của IS) có thể xem là chiến công nổi bật đầu tiên được báo chí nhắc tới trong các hoạt động trên mặt đất của Mỹ đối với tổ chức khủng bố này.

Trước đây, Mỹ vẫn thực hiện các đợt không kích tại Syria và Iraq. Tuy nhiên, vài tuần gần đây có tin một nhóm khoảng 200 thành viên đặc nhiệm Mỹ, bao gồm lực lượng đặc nhiệm Delta, đã triển khai các hoạt động trên mặt đất ở khu vực này sau 5 năm vắng bóng.

Các quan chức Mỹ cho hay đang thẩm vấn tù nhân cấp cao mới bắt được tại một cơ sở giam giữ tạm thời ở thành phố Erbil thuộc miền bắc Iraq. Theo kế hoạch, họ sẽ giao lại tù nhân này cho Iraq hoặc lực lượng người Kurd, vốn đang phối hợp với Mỹ nhắm đánh vào các bộ phận quản lý cấp cao của IS, theo The New York Times.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng Delta, một lực lượng được cho rất bí mật và “đặc trách những hoạt động viễn chinh”, sẽ tăng khả năng điều tra thông tin IS, bao gồm các hoạt động của tổ chức này từ máy tính và điện thoại.

“Chúng tôi xem điều này như một phần của các chiến dịch với nhiều phương thức khác nhau như vây hãm, giải cứu con tin và tù nhân của IS, khiến lực lượng IS sống trong nỗi sợ hãi rằng bất kỳ lúc nào và ở đâu chúng cũng có thể bị tấn công”, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nói hôm 29.2.

Các hoạt động của Delta cũng nằm trong kế hoạch chuyển đổi mục tiêu tấn công của Mỹ. Thay vì gia tăng các đợt không kích nhắm vào các tay súng IS, Lầu Năm Góc đang dần chuyển sang săn lùng các đối tượng chỉ huy cấp cao, những kẻ chuyên lập kế hoạch tấn công, để đạt hiệu quả hơn.


NATO cáo buộc Nga ‘vũ khí hóa’ người nhập cư châu Âu

Hôm 1-3, chỉ huy hàng đầu của NATO đã cáo buộc Nga và chính quyền Syria “vũ khí hóa” người nhập cư bằng việc đánh bom nhằm vào thường dân để cố ý gây ra dòng người tị nạn và thách thức các nước châu Âu.

Tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, tướng Philip Breedlove nói rằng các loại bom được sử dụng ở Syria, đặc biệt là bom thùng của chính quyền ông Assad, được thiết kế để buộc người dân rời khỏi nhà họ và khiến họ rơi vào tình trạng vô gia cư.

Khi được hỏi tại một phiên điều trần liệu Nga đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria để chia rẽ các nước trong khối EU hay không, ông Breedlove đáp: “Tôi không thể tìm ra bất kỳ lý do tại sao họ lại muốn làm điều đó ngoại trừ việc buộc người tị nạn liên tục di chuyển và làm gánh nặng cho người khác. Tôi sử dụng thuật ngữ “vũ khí hóa” người nhập cư để diễn tả điều này”.

Bình luận của tướng Breedlove được đưa ra trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn tại Syria được sắp xếp bởi Mỹ và Nga bước vào ngày thứ tư.

khung hoang nguoi ti nan dang la ganh nang doi voi chau au. (anh: global research)

Khủng hoảng người tị nạn đang là gánh nặng đối với châu Âu. (Ảnh: Global Research)

Ông nói rằng dòng người tị nạn đi vào châu Âu đang "làm vỏ bọc cho các hoạt động của bọn tội phạm, khủng bố và các chiến binh nước ngoài”. Đồng thời, IS đang "lây lan như một căn bệnh ung thư, lợi dụng con đường ít đối kháng nhất, đe dọa các quốc gia châu Âu và các hoạt động chống khủng bố".

Theo vị chỉ huy hàng đầu NATO, những quả bom thùng được sử dụng bởi chính quyền ông Assad không mang lại "lợi ích quân sự" và được "thiết kế để gây khủng bố, buộc mọi người rời khỏi nhà họ và rơi vào tình trạng vô gia cư, từ đó trở thành gánh nặng cho người khác". Ông cũng chỉ trích việc sử dụng vũ khí "không chính xác" của Nga trong chiến dịch không kích của Moscow ở Syria.

Tướng Breedlove lặp lại những lời chỉ trích của ông đối với các tuyên bố gần đây của giới chức Nga về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột mà ông mô tả là một "cuộc thảo luận vô trách nhiệm".

Hiện phía Nga vẫn chưa chính thức phản ứng về những thông tin này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục