tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 17-05-2016

  • Cập nhật : 17/05/2016

Mỹ muốn Philippines đẩy nhanh kế hoạch về 5 căn cứ cho quân đồn trú

Giới chức quân sự cho biết những người ủng hộ thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ tại Philippines đang hy vọng chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte tại quốc gia Đông Nam Á này sẽ tôn trọng thỏa thuận, bất chấp việc ông từng tuyên bố sẽ điều chỉnh lại chính sách đối ngoại và bày tỏ quan điểm phản đối tầm ảnh hưởng của Mỹ.

binh sy my va philippines tham gia cuoc tap tran chung tai trung tam huan luyen fort magsaysay o tinh nueva ecija. (nguon: afp/ttxvn)

Binh sỹ Mỹ và Philippines tham gia cuộc tập trận chung tại trung tâm huấn luyện Fort Magsaysay ở tỉnh Nueva Ecija. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Mỹ và Philippines tới nay vẫn chưa thống nhất được các chi tiết của thỏa thuận trên, theo đó Manila sẽ phát triển 5 căn cứ quân sự để các lực lượng Mỹ luân phiên đồn trú.

Do đó, những người ủng hộ thỏa thuận này lo ngại Chính quyền mới của ông Duterte có thể gây trì hoãn quá trình triển khai hoặc thậm chí bác bỏ thỏa thuận này, điều sẽ khiến ông Duterte phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt.

Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines cho hay tới thời điểm này chưa có quyết định nâng cấp nào được đưa ra.

Giới chức hai nước công bố thỏa thuận tiếp cận căn cứ quân sự nói trên hồi tháng 2-2016, trong khuôn khổ Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng ký năm 2014.

Năm căn cứ quân sự bao gồm Căn cứ Không quân Antonio Bautista tại Puerto Princesa; Căn cứ Không quân tại Floridablanca; Căn cứ Không quân Lumbia ở Mindanao, Căn cứ Fort Magsaysay ở tỉnh Nueva Ecija và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen ở Cebu.


"Venezuela sẽ không trưng cầu dân ý về Tổng thống Maduro"

Ngày 15-5, Phó Tổng thống Venezuela Aristóbulo Istúriz khẳng định nước này sẽ không tiến hành trưng cầu dân ý bất tín nhiệm đối với Tổng thống Nicolas Maduro bởi thủ tục liên quan tới cuộc bỏ phiếu này “có lỗi."

tong thong venezuela nicolas maduro. (nguon: telegraph.co.uk)

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. (Nguồn: telegraph.co.uk)

Phát biểu tại một hoạt động bày tỏ tình đoàn kết với Tổng thống bị đình chỉ của Brazil Dilma Rousseff tại bang miền Đông Bắc Anzoátegui, ông Istúriz tuyên bố phe đối lập đã có hành vi gian lận trong quá trình thu thập chữ ký khởi động tiến trình bỏ phiếu, thủ tục đầu tiên để tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với ông Maduro.

Phó Tổng thống Istúriz loại trừ mọi khả năng ông Maduro bị bãi nhiệm bằng một cuộc trưng cầu dân ý, đồng thời tố cáo hành động “lừa dối vô trách nhiệm” của phe đối lập. Ông cũng tố cáo Mỹ có âm mưu phá hoại cuộc cách mạng hiện nay của chính phủ Venezuela. Theo ông này, “chủ nghĩa đế quốc” đang tấn công các dân tộc quyết tâm đấu tranh vì sự giải phóng và tự do của mình, trong đó có nhân dân Venezuela.

Liên minh Bàn Đoàn kết dân chủ (MUD) đối lập tại Venezuela đã trình Ủy ban bầu cử quốc gia (CNE) 1,85 triệu chữ ký để yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý. CNE cho biết sẽ tiến hành chứng thực các chữ ký từ ngày 2/6 tới và phe đối lập đã chỉ trích sự chậm chễ này. MUD muốn đẩy nhanh cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay.

Trong trường hợp ông Maduro bị thua cuộc, Venezuela sẽ phải tổ chức tổng tuyển cử sớm. Trước đó vào năm 2004, một cuộc trưng cầu dân ý tương tự cũng đã diễn ra đối với cố Tổng thống Hugo Chavez, người tiền nhiệm của ông Maduro, và ông này đã giành thắng lợi.


Mỹ quan ngại trước tuyên bố đáp trả NMD của ông Putin

Mỹ đã bày tỏ quan ngại trước tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) Mỹ triển khai tại châu Âu là một mối đe dọa an ninh, đồng thời cảnh báo Moskva sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì sự cân bằng chiến lược.

he thong phong thu ten lua cua my o can cu deveselu, romania. (nguon: lockheedmartin.com)

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở căn cứ Deveselu, Romania. (Nguồn: lockheedmartin.com)

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work bày tỏ hy vọng Moskva sẽ xem xét lại quan điểm của mình.

Trước đó, ông này khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này ở châu Âu sẽ không đóng vai trò như một lá chắn tương lai để chống lại các rocket của Nga.

Khi được hỏi liệu vị trí tên lửa ở Romania và vị trí theo kế hoạch ở Ba Lan có phát triển công nghệ nhằm chống lại các tên lửa của Nga hay không, ông Work nêu rõ: "Không, không hề có những kế hoạch để làm điều đó. Các hệ thống này nhằm đảm bảo năng lực phòng thủ mở rộng để chống lại mối đe dọa ở bên ngoài khu vực hoạt động châu Âu-Đại Tây Dương."

Giới chức Lầu Năm Góc đưa ra phản ứng trên sau khi Tổng thống Putin nêu rõ Nga sẽ không để bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang, song sẽ điều chỉnh các kế hoạch hiện đại hóa quân đội để vô hiệu hóa những mối đe dọa đối với an ninh của Nga và "sẽ làm mọi điều cần thiết để bảo đảm và duy trì sự cân bằng chiến lược."

Bộ Ngoại giao Nga cũng khẳng định Moskva có quyền đáp trả việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu.

Các tuyên bố này liên quan trực tiếp tới việc ngày 12-5, Mỹ chính thức kích hoạt "lá chắn tên lửa" đặt tại một căn cứ không quân ở Deveselu, miền Nam Romania.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở khu vực châu Âu.

Dự kiến, Mỹ cũng sẽ bắt đầu triển khai xây dựng một hệ thống phòng thủ tương tự tại Ba Lan và cơ sở này sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2018, tạo ra một hệ thống phòng thủ thường trực 24/24 giờ cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bổ sung cho các hệ thống radar và tàu chiến đang hoạt động ở Địa Trung Hải.

Nga cho rằng kế hoạch của Mỹ và NATO bố trí các thành phần của hệ thống "lá chắn tên lửa" ở các nước Đông Âu, sát biên giới Nga, là nhằm đe dọa trực tiếp nước Nga


Venezuela lún sâu vào khủng hoảng

Hôm 14-5, Tổng thống Nicolas Maduro ban hành một quyết định khá lạ lùng là trưng thu nhà xưởng và bắt giữ chủ các công ty không chịu sản xuất hàng hóa “do thói trưởng giả”.
nha lanh dao doi lap henrique capriles (trai) dan dau cuoc tuan hanh tai thu do caracas ngay 14-5 doi trung cau y dan viec phe truat tong thong maduro - anh: reuters

Nhà lãnh đạo đối lập Henrique Capriles (trái) dẫn đầu cuộc tuần hành tại thủ đô Caracas ngày 14-5 đòi trưng cầu ý dân việc phế truất Tổng thống Maduro - Ảnh: Reuters

Trước đó một ngày, ông đã tuyên bố mở rộng tình trạng khẩn cấp kinh tế thêm hai tháng sau khi cáo buộc Mỹ âm mưu kích động đảo chính.

Trưng thu công ty

Để chứng minh cho nhận định của mình về việc có bàn tay can thiệp của Mỹ, tổng thống Venezuela ra lệnh cho quân đội tiến hành tập trận để đối phó với “các mối đe dọa từ nước ngoài”. Tuy nhiên, tình hình càng rõ ràng là Tổng thống Maduro không thể làm được gì nữa ngoài chuyện hô hào và ban bố những chỉ thị mang tính độc tài.

Venezuela là nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng bắt đầu bị ảnh hưởng nặng nề khi giá dầu tuột dốc. Kinh tế nước này tăng trưởng âm 5,7% trong năm ngoái và tỉ lệ lạm phát lên đến 180%. Sự suy thoái kéo theo thiếu hụt lương thực, thuốc men..., với đỉnh điểm là làn sóng cướp bóc siêu thị tuần trước khiến ít nhất hai người thiệt mạng.

Cuối cùng là cuộc khủng hoảng điện trên toàn quốc góp phần đẩy Caracas lún sâu vào cuộc khủng hoảng không lối thoát. Hồi đầu năm, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo Venezuela sẽ sụp đổ sau 12 đến 18 tháng tới khi lạm phát trong năm nay lên đến 720%!

Ông Maduro luôn đổ lỗi cho Mỹ về cuộc khủng hoảng trong nước và “âm mưu” của Washington là nguyên nhân buộc ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ tháng 1-2016.

Phát biểu trước đám đông ở Caracas ngày 14-5, tổng thống Venezuela cho biết đã triển khai nhiều biện pháp dưới sắc lệnh khẩn cấp để “bảo vệ toàn diện” cho người dân, dù không nói rõ liệu chúng có vượt quá giới hạn của các quyền hiến pháp hay không.

“Chúng ta phải làm mọi cách để khôi phục năng lực sản xuất vốn bị thói trưởng giả làm tê liệt - AFP dẫn lời tuyên bố hùng hồn của ông Maduro - Những kẻ nào muốn ngưng sản xuất để phá hoại đất nước phải bị còng tay và đưa vào tù”.

Tuyên bố của ông đưa ra sau khi công ty thực phẩm và nước giải khát lớn nhất nước là Polar Group ngưng sản xuất bia từ ngày 30-4 với lý do không thể nhập khẩu lúa mạch vì sự quản lý yếu kém của chính phủ. Chủ của công ty, tỉ phú Lorenzo Mendoza, cũng là một nhân vật chống đối ông Maduro.

Tổng thống Maduro chỉ trích những thành phần cánh hữu phát xít trong nước là tay sai cho kế hoạch của Mỹ nhằm phá hoại chính quyền của ông.

Và để chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ đất nước, bảo vệ trẻ em và quyền sinh sống hòa bình của người dân, nhà lãnh đạo Venezuela đã yêu cầu quân đội diễn tập vào cuối tuần tới, chuẩn bị cho “bất kỳ tình huống nào” có thể xảy ra.

Quả bom nổ chậm

Chính trị gia Jesus Torrealba - lãnh đạo liên minh Đoàn kết dân chủ - chỉ trích ông Maduro không khác gì một vị tổng thống tuyệt vọng đang đi giữa lằn ranh luật pháp và hiến pháp.

“Nếu tình trạng khẩn cấp này được ban bố mà không có sự tham vấn với quốc hội thì chúng ta đang nói về một cuộc tự đảo chính” - ông Torrealba hô hào trước đám đông hàng ngàn người biểu tình phản đối chính phủ, và cho biết thêm rằng tổng thống đang mất dần sự ủng hộ trong khối cầm quyền của mình.

Trên thực tế, ông Maduro cũng đang mất đi sự ủng hộ của dân chúng khi các thăm dò cho thấy 70% người dân muốn tổng thống từ chức trong năm nay, theo Reuters. Phe đối lập đã thu thập gần 1,8 triệu chữ ký trong kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm ông Maduro nhưng bị ban bầu cử quốc gia phớt lờ.

“Xã hội sẽ bùng nổ nếu ông Maduro ngăn việc trưng cầu ý dân” - Hãng tin Reuters dẫn lời ông Marisol Dos Santos, nhân viên của một siêu thị nơi hàng trăm người xếp hàng đợi mua hàng mỗi ngày. Nhiều người lên tiếng cho rằng chính phủ nên tập trung vào các nhu cầu khẩn cấp của người dân hơn là các chỉ thị hô hào.

Lãnh đạo phe đối lập, ông Henrique Capriles, cảnh báo rằng ông Maduro đang theo đuổi một chính lược nguy hiểm. Ông tuyên bố: “Chúng ta muốn sống trong một đất nước mà người dân có thể mua được thuốc men. Chúng ta muốn thay đổi. Nếu con đường dân chủ bị chặn, chúng ta không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra”.

Theo hiến pháp Venezuela, nếu cuộc trưng cầu ý dân diễn ra trước cuối năm nay có thể dẫn đến bầu cử sớm. Giới quan sát lo ngại tình hình căng thẳng có thể làm bùng nổ các cuộc biểu tình bạo lực như hồi năm 2014 làm hàng chục người thiệt mạng.


“Nga triển khai vũ khí ở Kaliningrad làm NATO lo sợ”

NATO thừa nhận chỗ yếu của lực lượng phản ứng nhanh khi đối phó với Nga.
ap photo/ mindaugas kulbis

AP Photo/ Mindaugas Kulbis

NATO sẽ không thể triển khai lực lượng phản ứng nhanh của khối Liên minh ở Đông Âu trong trường hợp xảy ra xung đột tiềm năng với Nga, Financial Times đưa tin, dẫn nguồn tin trong Liên minh.
Các đại diện NATO nói với tờ báo này rằng nhóm quân 5.000 người có thể huy động ở các nước Baltic hoặc Ba Lan hóa ra "rất dễ bị tổn thương". Quyết định của Moscow về triển khai vũ khí ở Kaliningrad là hiện thân mối nguy đáng kể đối với NATO, tờ báo viết.
"Nga có vũ khí phòng không và các tổ hợp chống tàu trên mặt đất và ngoài biển, cũng như các máy bay quân sự bố trí tại vùng Kaliningrad và những vùng khác của đất nước, có thể bao quát khu vực rộng lớn", báo dẫn lời đại diện NATO.
Chính quyền Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Moscow không quan tâm đến kích động những cuộc đối đầu với Liên minh NATO, nhưng sẵn sàng có phản ứng thích đáng đáp trả hành động của phương Tây, Sputnik cho biết.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục