tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 02-11-2015

  • Cập nhật : 02/11/2015

Trung-Nhật-Hàn sẽ khôi phục hợp tác hoàn toàn

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tuyên bố đã khôi phục hoàn toàn quan hệ hợp tác sau 3 năm căng thẳng, cam kết hợp tác giải quyết mọi vấn đề, từ tăng trưởng kinh tế chậm, khủng bố cho đến mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên.
ba nuoc trung quoc, nhat ban va han quoc tuyen bo khoi phuc hoan toan quan he hop tac sau 3 nam cang thang. tu trai qua, thu tuong shinzo abe, tong thong park geun-hye va thu tuong ly khac cuong - anh: reuters

Ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tuyên bố khôi phục hoàn toàn quan hệ hợp tác sau 3 năm căng thẳng. Từ trái qua, Thủ tướng Shinzo Abe, Tổng thống Park Geun-hye và Thủ tướng Lý Khắc Cường - Ảnh: Reuters

Thỏa thuận này được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh 3 bên giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc lần đầu tiên sau 3 năm. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại hội nghị diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 1.11, theo Bloomberg.
Những tranh chấp về lãnh thổ và lịch sử đã gây căng thẳng tại khu vực Đông Á kể từ hội nghị lần trước năm 2012. Mặc dù vậy, đầu tư giữa 3 nước đã tăng trong vài năm gần đây khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của cả Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Chúng tôi đồng ý sẽ tiếp tục nỗ lực đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực dựa trên tinh thần đối diện với lịch sử và nhìn về tương lai. Chúng tôi cho rằng sự hợp tác thiết thực về nhiều mặt giữa 3 nước đã tăng lên mặc cho tình hình trong và ngoài khu vực biến chuyển”, Tổng thống Park nói.
Trung Quốc và Nhật Bản hiện có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản đang bế tắc cũng về chủ quyền tại một nhóm đảo khác. Bên cạnh đó, vai trò của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai và hành động của quân đội Nhật Bản khi đó tại Hàn Quốc, Trung Quốc vẫn còn là vấn đề nhạy cảm.
Ba vị lãnh đạo cũng đồng ý tăng cường nỗ lực nhằm ký kết một thỏa thuận thương mại tự do. Các nước đã tham gia đàm phán thỏa thuận này từ đầu năm 2013. Thỏa thuận này có thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực.
Ngoài ra, 3 nước cũng sẽ cố gắng nối lại cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc cho biết. Cuộc đàm phán gần đây nhất vào năm 2008 còn có sự tham gia của Mỹ và Nga. Triều Tiên gần đây đã khôi phục lại các lò phản ứng hạt nhân và đe dọa sẽ tấn công Mỹ bằng tên lửa hạt nhân.

Australia bắt đầu tập trận với Trung Quốc ở Biển Đông

Cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra hôm nay, sau khi Canberra thông báo không đưa tàu tuần tra vào khu vực Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa.
hai quan trung quoc cho tau australia cap ben. anh: abc news

Hải quân Trung Quốc chờ tàu Australia cập bến. Ảnh: ABC News

Hai tàu khu trục của Australia là HMAS Stuart và HMAS Arunta cuối tuần qua đã cập cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, được quân đội Trung Quốc đưa vào gần bờ, theo The Australian.

Theo kế hoạch, hai tàu này sẽ rời Biển Đông vào cuối tuần. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Malise Payne khẳng định cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ lâu, bất chấp những căng thẳng gần đây trên Biển Đông.

"Đây là cơ hội để hợp tác cùng hải quân trong khu vực và thể hiện năng lực cùng sự minh bạch những gì chúng tôi làm. Đó là điều chúng tôi thực hiện cùng hải quân nhiều nước", ABC News dẫn lời Tư lệnh Không quân Australia Marshal Mark Binskin cho biết.

Hôm 27/10, các quan chức quân sự Australia cho biết nước này xem xét việc đưa tàu đến gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa để tuần tra cùng với Mỹ. Tuy nhiên sau đó Canberra xác nhận không có hoạt động này.

Mỹ đã điều tàu khu trục tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Australia cùng với Nhật Bản và Philippines đã lên tiếng ủng hộ.

Bộ trưởng Payne khẳng định mọi quốc gia có quyền tự do đi lại trên biển và trên không tại những khu vực luật pháp quốc tế cho phép, trong đó có Biển Đông. Australia có lợi ích hợp pháp trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do thương mại và đi lại ở Biển Đông. Ước tính khoảng 60% lượng hàng xuất khẩu của Australia đi qua vùng biển này.

Giới quan sát cảnh báo việc tiếp tục tập trận với Trung Quốc có thể khiến Australia gửi ra tín hiệu sai với cộng đồng quốc tế.


FBI công bố điều tra về nghi án ám sát Tổng thống Maldives

AFP ngày 1.11 dẫn báo cáo của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) kết luận không có bằng chứng cho thấy vụ nổ ngày 28.9 trên du thuyền của Tổng thống Maldives Abdulla Yameen là do đặt bom.
hien truong vu no tren du thuyen cua tong thong maldives abdulla yameen - anh: reuters

Hiện trường vụ nổ trên du thuyền của Tổng thống Maldives Abdulla Yameen - Ảnh: Reuters

Vụ việc xảy ra khi ông Yameen trên đường về nước sau chuyến hành hương đến thánh địa Hồi giáo Mecca tại Ả Rập Xê Út. Vị tổng thống bình an vô sự nhưng vụ nổ đã làm vợ ông và 2 người khác bị thương. Chính phủ Maldives nghi ngờ đây là một vụ ám sát nhằm vào ông Yameen và đề nghị FBI cùng cảnh sát Úc phối hợp điều tra.
Theo các chuyên gia của FBI, những vật chứng được cho là của quả bom gây ra vụ nổ trên du thuyền thực chất là mảnh vỡ của nhiều bộ phận trên tàu. Tuy nhiên, vẫn chưa thể kết luận vụ việc chỉ là tai nạn vì không loại trừ khả năng có kẻ cố tình phá hoại tàu để gây nổ.
Cuối tháng 10, chính quyền Maldives đã bắt giữ Phó tổng thống Ahmed Adeeb với cáo buộc đứng sau vụ ám sát ông Yameen để mưu phản. Ngoài ra, 5 nghi can người Maldives khác cũng bị bắt ở Malaysia và dẫn độ về nước. Ông Adeeb được bổ nhiệm làm phó tổng thống hồi tháng 7 thay ông Mohamed Jameel bị bắt cũng với cáo buộc mưu phản.

Nga nỗ lực tạo đột phá trong tiến trình chính trị Syria

Giới phân tích cho rằng song song với các hoạt động can thiệp quân sự nhằm vào các nhóm khủng bố tại Syria, Nga cũng đang nỗ lực tạo ra một bước đột phá trong tiến trình chính trị hiện khá bế tắc ở Syria để có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột kéo dài tại đất nước đang bị chiến tranh tàn phá này.

Theo giới phân tích Syria, Nga đang cố gắng thay đổi quan điểm của một vài nước phương Tây và trong khu vực nhằm tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng kéo dài gần 5 năm tại Syria, song song với các cuộc không kích mà Moskva đang tiến hành nhằm vào các nhóm khủng bố.

luc luong ung ho chinh phu syria ben thi the cac tay sung duoc cho la phien quan is tai thi tran safireh sau giao tranh ngay 28/10. (anh:afp/ttxvn)

Lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria bên thi thể các tay súng được cho là phiến quân IS tại thị trấn Safireh sau giao tranh ngày 28/10. (Ảnh:AFP/TTXVN)

Trong cuộc gặp bất ngờ mới đây với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói rằng: “Việc không quân Nga tham gia chiến dịch quân sự chống khủng bố đã giúp hạn chế sự bành trướng của các nhóm khủng bố tại Syria”. Ông lưu ý rằng mục tiêu của bất cứ chiến dịch quân sự nào cũng là nhằm xóa sổ chủ nghĩa khủng bố, vốn đang gây trở ngại cho tiến trình chính trị. Ông nhấn mạnh rằng bất cứ hoạt động quân sự nào cũng cần phải được tiếp nối bằng các động thái chính trị.

Gần một tuần sau cuộc gặp nói trên, nghị sĩ Nga Aleksandr Yushenko đã dẫn lời Tổng thống Assad nói rằng ông đồng ý tổ chức bầu cử nghị viện và bầu cử tổng thống sớm với điều kiện hành động này phải được người dân Syria ủng hộ và chỉ diễn ra sau khi chủ nghĩa khủng bố bị đánh bại ở Syria. Ngay sau đó, văn phòng truyền thông của Tổng thống Syria cho biết giới lãnh đạo Syria sẵn sàng tìm kiếm bất kỳ giải pháp chính trị nào miễn là “duy trì được sự thống nhất của Syria, ngăn chặn sự đổ máu và phục vụ lợi ích của nhân dân Syria”.

Giới phân tích cho rằng vòng quay chính trị hiện đã bắt đầu, và Nga đã thể hiện quyết tâm trong việc kết hợp chiến dịch quân sự với tiến trình chính trị. Sau cuộc gặp với Tổng thống Assad hồi tuần qua, Tổng thống Putin đã tổ chức các cuộc hội đàm với một số lãnh đạo Arập và các nước khác về tình hình Syria, tổ chức hội nghị quốc tế tại Vienna (Áo) vào ngày 29-30/10 với sự tham dự của Nga, Mỹ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng việc Iran tham gia các cuộc họp là cần thiết do vai trò và ảnh hưởng của nước này trong tiến trình diễn ra cuộc khủng hoảng Syria.

Nhà nghiên cứu chính trị Hmaidi Abdullah nói rằng: “Chắc chắn, Nga từ lâu đã kêu gọi chiến đấu chống khủng bố song song với thúc đẩy một giải pháp chính trị. Cuộc họp giữa Tổng thống Assad và Tổng thống Putin đã đạt được một thỏa thuận, theo đó nhà nước Syria đồng ý tổ chức các cuộc bầu cử nghị viện và bầu cử tổng thống sớm trên cơ sở một giải pháp chính trị. Rõ ràng, người Nga đã ghi nhận những cam kết từ phía Syria và thúc đẩy những cam kết này trong khuôn khổ của một sáng kiến chính trị, điều luôn song hành với các hoạt động quân sự nhằm vào các nhóm khủng bố tại Syria”.

Tuy nhiên, ông Abdullah cũng lưu ý rằng sự thúc đẩy từ phía Nga nên được các cường quốc phương Tây tiếp bước. Ông nói: “Nếu các cường quốc phương Tây chấp nhận sáng kiến chính trị của Nga thì cuộc chiến chống khủng bố sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu họ tiếp tục giữ lập trường cứng rắn với Nga, tình hình khi đó sẽ có tác động ngược với họ”. Ông cho biết những tuần sắp tới sẽ hé lộ xem “liệu phương Tây có sẵn sàng tiến tới một giải pháp chính trị hay sẽ nỗ lực làm Nga kiệt quệ tại Syria”.

Mahmur Muri, người đứng đầu đảng Hành động Dân chủ tại Syria, nói rằng các cuộc không kích của Nga nhằm vào các nhóm khủng bố ở nhiều tỉnh của Syria cùng với các nỗ lực chính trị đã làm hồi sinh tiến trình chính trị tại Syria, tạo nên một nhận thức ban đầu về một giải pháp chính trị. Ông nói: “Cuộc họp tại Vienna sẽ kích hoạt tiến trình chính trị trong khu vực và trên thế giới, sẽ thúc đẩy tất cả các bên tại Syria cùng ngồi vào bàn đàm phán, bởi hiện giờ mọi người đều tin rằng ngồi vào bàn đàm phán là cách duy nhất để đạt được một giải pháp tổng thể cho cuộc khủng hoảng Syria”.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công du Trung Á

Ngày 1/11, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Uzbekistan và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Islam Karimov cùng nhiều quan chức của quốc gia Trung Á này. Trọng tâm các cuộc thảo luận, không gì khác, ngoài những diễn biến mới tại Afghanistan.

ngoai truong my john kerry cung dong cap 5 nuoc trung a (anh: ap)

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng đồng cấp 5 nước Trung Á (Ảnh: AP)

Trong các cuộc gặp, hai bên đã trao đổi quan điểm về hiện trạng của khu vực, nhất là an ninh, trong bối cảnh tình hình ở Afghanistan có nhiều diễn tiến mới.

Afghanistan đang trải qua những biến động chính trị và xã hội lớn khi các lực lượng IS, Taliban và al-Qaeda đang tìm cách đẩy mạnh các hoạt động chống phá sau khi Mỹ rút hết lực lượng chiến đầu từ tháng 12/2014.

Các vụ đánh bom liên tục xảy ra. Các hoạt động nổi dậy và buôn bán vũ khí thi nhau phát triển như nấm sau mưa.

Ông Kerry là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Uzbekistan trong nhiều năm qua.

Đây cũng là chặng dừng chân đầu tiên của ông Kerry trong chuyến công du 5 nước Trung Á kéo dài 4 ngày, tới cả Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan và Turkmenistan.

Mục đích chuyến thăm nhằm tái khẳng định sự can dự của Mỹ ở khu vực chiến lược này và xoa dịu các nước Trung Á trước những hành động mạnh mẽ gần đây của Mátxcơva trên nhiều lĩnh vực.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục