tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Luật an ninh mới tháo xiềng xích cho quân đội Nhật

  • Cập nhật : 19/09/2015

(Tin kinh te)

Binh sĩ Nhật có thể chiến đấu ở nước ngoài, tham gia sâu hơn vào những nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế khi luật an ninh mới được áp dụng.

khung canh cuoc hop tai thuong vien nhat hom qua o tokyo. anh: reuters

Khung cảnh cuộc họp tại Thượng viện Nhật hôm qua ở Tokyo. Ảnh: Reuters

Quốc hội Nhật sáng sớm nay thông qua dự thảo an ninh nới lỏng hạn chế đặt ra cho quân đội từ sau Thế chiến II. Theo đó, binh sĩ nước này sẽ có thể hoạt động cả ở bên ngoài lãnh thổ. Bản dự thảo trên gây tranh cãi ngay từ khi mới đề xuất bởi những mối quan ngại về việc điều khoản của nó đi ngược chính sách hòa bình Tokyo theo đuổi suốt 70 năm qua, theo AP.

Những thay đổi

Điều 9 trong hiến pháp hòa bình nêu rõ Nhật Bản cảm kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh hay sử dụng vũ lực như một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, lục quân, hải quân, không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước cũng không được công nhận.

Dự thảo an ninh mới gây chú ý ở việc cho phép quân đội Nhật hỗ trợ đồng minh phòng thủ, dựa trên khái niệm phòng vệ tập thể mà chính quyền trước đây coi là vi hiến.

Nhật Bản nay có thể đánh chặn các tên lửa bay qua nước này nếu chúng nhắm tới lãnh thổ của đồng minh Mỹ. Theo luật cũ, Tokyo chỉ được phép bắn hạ tên lửa khi nó ngắm mục tiêu vào Nhật Bản. Hoặc khi tàu chiến Washington bị tấn công, Tokyo hoàn toàn có thể điều quân trợ giúp. Trong tương lai, các lực lượng Nhật Bản còn có khả năng đặt chân đến những khu vực chiến sự ở Trung Đông.

Tuy nhiên, các hoạt động trên chỉ được thực hiện khi chúng đáp ứng một số điều kiện cụ thể, ví như trước các tình huống "đe dọa nghiêm trọng" tới Nhật Bản. Việc gián đoạn nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông cũng bị coi là một mối nguy hiểm như thế.

Luật mới cũng cho phép Nhật Bản tham gia sâu hơn vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, bao gồm viện trợ quân đội nước khác hay bảo vệ dân thường. Trước đây, vai trò của Tokyo bị giới hạn ở các hoạt động phi quân sự như xây dựng cơ sở hạ tầng hay tuần tra.Động lực

tau chien nhat o vinh sagami. anh: reuters

Tàu chiến Nhật ở vịnh Sagami. Ảnh: Reuters

Những người ủng hộ luật mới cho rằng tình hình an ninh khu vực đang trở nên ngày càng phức tạp, điển hình như việc Triều Tiên thử tên lửa hay Trung Quốc tăng cường quân sự hóa nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp. Vì thế, Tokyo cần duy trì một chính sách an ninh chủ động hơn nhằm bảo vệ nền hòa bình cũng như sự thịnh vượng của quốc gia bằng cách ngăn chặn sớm những mối hiểm họa từ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Mục tiêu chính của luật mới nhằm tạo điều kiện để quân đội Nhật Bản hợp tác chặt chẽ hơn với đồng minh thân cận nhất là Mỹ, từ đó củng cố năng lực quân sự của mỗi nước.

Washington hoan ngênh bước thay đổi này của Tokyo bởi Mỹ đang rất mong muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với không chỉ Nhật Bản mà còn cả các quốc gia khác như Australia hay Philippines nhằm đối phó với những thách thức từ Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ từ sau Thế chiến II giúp đỡ Nhật Bản rất nhiều trong công tác bảo vệ an ninh. Đổi lại, Nhật Bản cho phép binh sĩ Mỹ đồn trú trên lãnh thổ nước này. Dù Washington khẳng định tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Tokyo song giới lãnh đạo Nhật Bản lo ngại liệu rằng trong tương lai cam kết này có đứng vững khi Mỹ phải đối mặt với những khó khăn về ngân sách.Tranh cãi

nguoi dan nhat ban hom 14/6 bieu tinh phan doi du luat ve quyen phong thu tap the o tokyo. anh: ap

Người dân Nhật Bản hôm 14/6 biểu tình phản đối dự luật về quyền phòng thủ tập thể ở Tokyo. Ảnh: AP

Mở rộng vai trò của quân đội luôn là đề tài gây tranh cãi ở Nhật Bản. Năm 1992, quyết định tham gia hoạt động gìn gữ hòa bình của Liên Hợp Quốc của nước này cũng vấp phải sự phản đối từ một bộ phận công chúng. Năm 2004, Nhật Bản gửi quân tới Iraq để triển khai các dự án xây dựng. Động thái trên cũng tạo ra một làn sóng tranh luận ở trong nước.

Nhiều người dân Nhật luôn cảnh giác trước những thay đổi tác động tới chính sách hòa bình. Họ lo lắng việc mở rộng hợp tác an ninh với Mỹ sẽ biến Nhật Bản trở thành mục tiêu của các phần tử cực đoan, đồng thời Tokyo sẽ bị kéo vào những xung đột không đáng có.

Vụ việc hai con tin Nhật bị tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sát hại hồi đầu năm càng khiến những mối bất đồng trở nên gay gắt. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra nhằm phản đối dự luật an ninh mới này.

Vũ Hoàng
Vnexpress.net

Trở về

Bài cùng chuyên mục