Trung Quốc sáp nhập hàng loạt đơn vị sản xuất động cơ máy bay
Khoảng 3.500 người bị IS bắt làm nô lệ tại Iraq
Trung Quốc phải tạo dựng lòng tin
Mỹ điều siêu tàu sân bay thứ hai tới châu Á
Trung Quốc cách chức Phó Chủ tịch Thành phố Thượng Hải

Cho đến nay, lãnh đạo các quốc gia thành viên EU vẫn chưa đạt đồng thuận để đưa ra một chiến lược chung đầy tham vọng.
Chỉ còn vài ngày nữa năm 2015 sẽ kết thúc và cả thế giới sẽ đón chào Năm Mới 2016. Đối với châu Âu, 2015 quả thực là một năm nhiều sóng gió với một trong những thách thức lớn nhất là cuộc khủng hoảng nhập cư. Hàng trăm nghìn người di cư đã đổ về châu Âu.
Họ đến từ những quốc gia đang phải chịu xung đột như Syria, Afghanistan hay Libya hoặc từ những quốc gia nghèo đói.
Để đến được "miền đất hứa" châu Âu, người di cư phải vượt qua biển Địa Trung Hải trên những con thuyền độc mộc mà nhiều người trong số họ đã phải bỏ mạng trên biển, hoặc bằng tuyến đường Balkan qua Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Trước thách thức này, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành nhiều cuộc họp khẩn cấp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư.
Nhưng cho đến nay, lãnh đạo các quốc gia thành viên EU vẫn chưa đạt đồng thuận để đưa ra một chiến lược chung đầy tham vọng.
Ngay cả kế hoạch phân chia người tị nạn giữa các quốc gia thành viên dựa trên tiêu chí khách quan và định lượng với con số khiêm tốn 160.000 người cũng thực sự chưa được áp dụng. Một số quốc gia như Italy, Hy Lạp chưa bao giờ lại "ngập lụt" bởi dòng người tị nạn như hiện nay.
Còn Đức, sau quyết định mang tính nhân đạo và đơn phương của Thủ tướng Angela Merkel, đã quyết định mở cửa biên giới. Để có thể áp dụng chiến lược chung cần có sự thống nhất.
Tuy nhiên, lúc này, EU vấp phải sự ngập ngừng của một số thành viên như Hungary, quốc gia đã không ngại ngần xây bức tường chặn dòng người tị nạn kéo tới. Slovakia hay Ba Lan cũng chậm chạp trong việc triển khai một số biện pháp như xây dựng trung tâm "đầu nguồn" để thuận lợi cho việc tiếp đón, đăng ký và phân chia người nhập cư.
Kể từ sau loạt vụ khủng bố đêm 13/11 tại Paris, các nhà lãnh đạo châu Âu càng tỏ ra lạnh nhạt hơn với vấn đề người nhập cư do những kẻ khủng bố đã trà trộn trong dòng người tị nạn để có thể dễ dàng lọt vào châu Âu.
Hiện nay, Thủ tướng Merkel vẫn "cô đơn" về chính sách mở cửa biên giới và phải chịu sự chỉ trích từ đảng của bà.
Hồi tháng 11, EU đã họp Hội nghị Thượng đỉnh ở Malta để bàn các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư với các quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, vấn đề người tị nạn vẫn không được tiến triển thêm. Chỉ có việc tăng cường hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết vấn đề này có vẻ được nhất trí.
Là quốc gia trung chuyển và tiếp nhận 3 triệu người tị nạn Syria, Thổ Nhĩ Kỳ là giải pháp không thể thiếu để giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư của châu Âu.
Thế nhưng, sự độc đoán của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra nhiều chỉ trích. Đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ đòi hỏi EU mở lại vòng đàm phán về việc họ xin gia nhập liên minh cùng với gói hỗ trợ trị giá 3 tỷ euro để đổi lại hợp tác giải quyết vấn đề người nhập cư. Những điều kiện mà phía Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đã gây ra sự hoài nghi lớn đối với châu Âu.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh EU cuối cùng của năm diễn ra từ 17-18/12, lần thứ 5 trong năm 2015, cuộc khủng hoảng di cư là chủ đề chính.
Các nhà lãnh đạo EU đánh giá việc cần thiết đối với các quốc gia thành viên triển khai kiểm soát biên giới bên ngoài một cách đồng bộ và phối hợp, bao gồm cả với công dân các quốc gia EU.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo 28 quốc gia EU cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát biên giới bên ngoài nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của khối Schengen, cũng như tăng cường các biện pháp để ngăn chặn dòng người nhập cư đang đổ dồn về "Lục địa già."
Chắc chắn trong năm 2016, thách thức của châu Âu vẫn là vấn đề người tị nạn, điều tiếp tục ám ảnh Hội đồng châu Âu và sẽ nằm trong chương trình nghị sự của các Hội nghị Thượng đỉnh.
Trong vài tuần tới, vấn đề kiểm soát biên giới Hy Lạp sẽ được đưa ra. Hiện Athens từ chối mọi sự hỗ trợ của Brussels trong khi châu Âu muốn áp đặt mạnh mẽ vấn đề này nếu không Hy Lạp sẽ bị loại khỏi khối Schengen.
Về vấn đề này, việc thành lập một lực lượng biên phòng châu Âu có thể thúc đẩy thỏa thuận giữa 28 nước, mặc dù vẫn còn cần xác định các điều kiện kinh phí của nó trong khi ngân sách của EU chỉ chiếm 1% GDP và đã sử dụng rộng rãi trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Tuy nhiên, vấn đề thành lập lực lượng biên phòng sẽ được bàn thảo trong nhiệm kỳ Hà Lan đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng châu Âu kể từ tháng 1/2016.
Trung Quốc sáp nhập hàng loạt đơn vị sản xuất động cơ máy bay
Khoảng 3.500 người bị IS bắt làm nô lệ tại Iraq
Trung Quốc phải tạo dựng lòng tin
Mỹ điều siêu tàu sân bay thứ hai tới châu Á
Trung Quốc cách chức Phó Chủ tịch Thành phố Thượng Hải
Liên minh chống IS đẩy mạnh cuộc chiến
Iran đứng sau vụ bắt cóc 3 công dân Mỹ ở Iraq?
2 quân nhân Trung Quốc bị tố ăn cắp bí mật quân sự Mỹ
Robot sẽ “cướp” hơn 5 triệu việc làm
Triều Tiên sáng chế rượu uống không say
Indonesia tăng quyền lực cho cảnh sát chống khủng bố
Thủ tướng Úc kêu gọi Trung Quốc tránh xung đột trên biển Đông
Tây Phi thề quyết chiến chống khủng bố
Iran chỉ trích lệnh cấm vận mới của Mỹ
Đài Loan đối mặt với tình trạng bế tắc của nội các
Theo đánh giá của Giáo sư Brahma Chellaney tại Trung tâm nghiên cứu chính sách của Ấn Độ, sự tăng cường hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương thời gian qua đang gia tăng thách thức New Delhi ở vùng biển này.
Arab Saudi bị tố chi tiền để Somalia cắt đứt quan hệ với Iran
Đặc nhiệm Anh đóng giả phụ nữ Hồi giáo diệt chỉ huy IS
Iran nhận 32 tỷ USD sau khi cấm vận hết hiệu lực
55 người rút ruột ngân sách Nigeria 6,8 tỉ USD
Nga bùng phát cúm heo, 12 người chết, hơn 120 người nhiễm
Nga nâng cấp chiến lược an ninh đối phó phương Tây
IS cắt 50% lương của chiến binh
Philippines tính lắp thiết bị triệu đô theo dõi bay trên Biển Đông
Trung Quốc cảnh cáo phi cơ Philippines bay trên Biển Đông
Dân Trung Quốc kéo nhau nhập cư vào đảo Jeju
Philippines xây căn cứ quân sự ở Biển Đông cho Mỹ thuê
Nhật Bản muốn đẩy mạnh hợp tác với Đài Loan
Mỹ đưa ra biện pháp trừng phạt đầu tiên với Triều Tiên
Myanmar buộc nhà đầu tư nghiên cứu tác động môi trường
Trung Quốc lo ngại nguy cơ khủng bố vào dịp tết
Triều Tiên đã bí mật phát triển hệ thống máy bay không người lái trong hơn 25 năm, với nhiều thiết kế tiên tiến có cả khả năng không kích và xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương. Dưới đây là cách thức nước này đã thực hiện điều đó.
Thủ tướng Nhật muốn mời Nga trở lại Nhóm G8
Đức đề nghị tăng thuế để lo cho người tị nạn
Thổ Nhĩ Kỳ buộc tội 10 nghi phạm đánh bom Istanbul
Gia đình Shinawatra vẫn nuôi mộng cầm quyền tại Thái Lan
Cựu phó bí thư thành uỷ Bắc Kinh bị điều tra nhận hối lộ
Theo báo chí Trung Quốc, từ những vụ án tham nhũng bị lật tẩy, có thể thấy dịp Tết âm lịch hàng năm là thời gian “vớ bẫm” của nhiều quan chức.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự