Giá nông sản trong nước và thế giới ngày 6/10

Đã có 15 trên tổng số 28 quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhất trí với luật loại bỏ các sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen (GMO) khỏi toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ trong bối cảnh thời hạn chót cho vấn đề này đang đến gần.
Biểu tình tại Paris (Pháp), phản đối tập đoàn Monsanto và thực phẩm biến đổi gen. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Số lượng các quốc gia muốn loại bỏ hoàn toàn việc nuôi trồng cây, con giống biến đổi gen đang ngày càng tăng lên, trong đó phải kể đến hai nền kinh tế đầu tàu là Đức và Pháp.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ chỉ áp dụng lệnh cấm trên lãnh thổ Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland trong khi vẫn cho phép canh tác và kinh doanh các sản phẩm biến đổi gen trên lãnh thổ Anh.
Bỉ cũng sẽ chỉ cấm canh tác GMO tại vùng Wallonia miền Nam quốc gia này. Ngoài ra, các quốc gia khác như Áo, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Hy Lạp, Hungary, Italy, Latvia, Litva, Hà Lan và Ba Lan sẽ cấm canh tác GMO trên toàn bộ lãnh thổ.
Luật mới cho phép các quốc gia thành viên cấm canh tác GMO xét theo các chính sách về môi trường ngay cả khi các nhà sản xuất khẳng định việc nuôi trồng này đáp ứng yêu cầu của EU về sự an toàn và sức khỏe người tiêu dùng.
Nuôi trồng GMO trước đó đã được EU cho phép, vì vậy cấm GMO có thể sẽ vấp phải sự phản đối từ phía các ông lớn trong ngành sản xuất thực phẩm biến đổi gen như Monsanto and Dow. Khi đó quốc gia thành viên sẽ phải dựa vào những lý do như các vấn đề về môi trường và nông nghiệp phát sinh để ban hành lệnh cấm.
Trước đó, EU đã cấm 70 dòng sản phẩm biến đổi gen bao gồm thực phẩm cho người, thức ăn gia súc và các loại hoa biến đổi gen.
Kể từ khi luật cấm GMO được đưa ra bàn thảo từ năm 2010, các bên liên quan đã không thể đi đến thống nhất chung. Bên ủng hộ lo ngại các sản phẩm biến đổi gen có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp địa phương truyền thống.
Trong khi bên phản đối lại cho rằng biến đổi gen là công nghệ cần thiết giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số toàn cầu gia tăng không ngừng. Điều này buộc các lãnh đạo EU phải đưa ra quyết định để các quốc gia tự lựa chọn có tham gia lệnh cấm hay không.
Ngày 3/10 là hạn chót chốt danh sách các quốc gia sẽ tham gia lệnh cấm GMO.
(TTXVN/VIETNAM+)
Giá nông sản trong nước và thế giới ngày 6/10
Nhật Bản có thể ấn định hạn ngạch nhập khẩu gạo 50.000 - 70.000 tấn thông qua TPP; Ai Cập cho phép xuất khẩu gạo trong 6 tháng tới.
Nga sẵn sàng đàm phán với các nước OPEC để đối phó với đà lao dốc của giá dầu.
Kết thúc tuần 28/9 - 2/10, giá cao su thiên nhiên thế giới và Việt Nam đều chung xu hướng giảm mạnh so với tuần trước đó.
Giá dầu thế giới nhích nhẹ ngay khi bước vào tuần giao dịch mới (sáng 5/10 – giờ Việt Nam). Hiện dầu WTI giao tháng 11 đã tăng lên 45,66 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 11 cũng tăng nhẹ lên 48,30 USD/bbl.
Cuộc chiến giá dầu chưa có dấu hiệu chấm dứt khi Ả rập Xê út tiếp tục hạ giá bán dầu giao tháng 10 cho châu Á.
Giá dầu thế giới tăng 1% trong phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 3/10 – giờ Việt Nam) bất chấp số liệu việc làm yếu kém tại Mỹ. Đóng cửa tuần qua dầu WTI giao tháng 11 dừng ở 45,54 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 11 đạt 48,13 USD/bbl.
Giá gạo toàn cầu tăng do lo ngại về sản lượng giảm, nhu cầu tăng; chính phủ Indonesia thực hiện nghiệp vụ thị trường gạo để hãm đà tăng giá.
Giá nông sản trong nước và thế giới ngày 3/10
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Cá tra Việt Nam (VASEP), mặc dù năm 2015 xuất khẩu cá ngừ sang Canada tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung, kim ngạch XK sang thị trường này tăng mạnh trong 5 năm trở lại đây.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự