Theo một cam kết năm 2007 với ông Hugo Chávez, Venezuela được vay từ Trung Quốc gói 5 tỷ USD đổi lấy dầu. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng hầu như Trung Quốc không có lợi lộc kinh tế gì từ thỏa thuận này.

AFP hôm nay 26-9 đưa tin Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Moscow nối lại nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine trong mùa đông sau nhiều tháng đám phán khó khăn.
Máy bay của hãng Transaero của Nga có thể không được phép bay qua vùng trời Ukraine.- Ảnh: Reuters
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu về năng lượng Maros Sefcovic cho biết thỏa thuận sơ bộ ký kết cuối ngày 25-9 là "bước quyết định" nhằm đảm bảo Ukriane sẽ có nguồn cung cấp khí đốt từ tháng 10-2015 đến tháng 3-2016 và EU cũng nhận được khí đốt theo thỏa thuận này.
"Chúng tôi có một thỏa thuận 3 bên cho mùa đông sắp tới. Tôi tin rằng thỏa thuận sẽ sớm được xác nhận và diễn ra suôn sẻ" - ông Sefcovic cho biết sau hơn 6 giờ đàm phán với bộ trưởng Năng lượng Nga và Ukraine tại Brussels.
Ông Sefcovic cho biết thêm rằng "tất cả các chi tiết kỹ thuật đều được thông qua" và một bản thỏa thuận khái quát đã hình thành. Việc ký kết thỏa thuận chính thức đòi hỏi thêm nhiều thủ tục khác.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Volodymyr Demchyshyn cho biết "các điều kiện thương mại đã được thông qua" và ông hy vọng rằng thỏa thuận sẽ sớm được ký kết.
Ông Sefcovic cho biết Ủy ban Châu Âu đang sắp xếp với các quốc gia thành viên và các tổ chức tài chính quốc tế để đảm bảo việc chi trả khí đốt mùa đông của Ukraine. "Ít nhất phải có sẵn 500 triệu USD trước cuối năm nay" - ông Sefcovic cho biết.
Trong một diễn biến khác, như BBC ngày 26-9 đưa tin, Ukraine tuyên bố sẽ cấm các hãng hàng không Nga bay tại nước này như một phần các biện pháp trừng phạt sự hỗ trợ của Nga đối với quân nổi dậy tại phía đông Ukraine.
Chính quyền Kiev cho biết các biện pháp trừng phạt chính thức có hiệu lực từ 25-10 và bao gồm các hãng lớn của Nga như Aeroflot và Transaero.
Các chuyến bay quá cảnh của Nga cũng sẽ bị cấm nếu những máy bay này chở các quân nhân hoặc các hàng hóa có thể dùng cho dân sự lẫn quân sự.
Phản ứng lại, Moscow cho biết động thái này của Kiev là một "hành động điên rồ" và khẳng định sẽ có hành động đáp trả thích đáng.
Theo một cam kết năm 2007 với ông Hugo Chávez, Venezuela được vay từ Trung Quốc gói 5 tỷ USD đổi lấy dầu. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng hầu như Trung Quốc không có lợi lộc kinh tế gì từ thỏa thuận này.
Trung Quốc vừa tuyên bố bãi bỏ chính sách 1 con đã áp dụng trong hơn 30 năm quan nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nước này khó có thể đảo ngược xu hướng đang đe dọa sẽ “bóp nghẹt” nền kinh tế.
Những lập luận cho rằng Mỹ ít chịu ảnh hưởng bởi các nền kinh tế mới nổi không nhận được sự đồng tình từ các nhà kinh tế.
Tại vùng Calabria ở miền Nam nước Ý, băng mafia ‘Ndrangheta nắm quyền quyết định chuyện ai được phép làm gì trong nền kinh tế
Liệu rằng làn sóng lao động nhập cư từ Trung Quốc kéo sang, về lâu dài có là mầm mống xung đột tôn giáo và sắc tộc cho Indonesia hay không ? Đó là câu hỏi tờ Tempo phát hành tại Jakarta đã nêu lên và được tuần san Courrier International của Pháp trích dẫn lại trong số báo ra ngày 24/09/2015.
Cuộc khủng hoảng tại Volkswagen có thể trở thành mối đe dọa lớn nhất với Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Vụ phá sản của nhà máy liên doanh tại Vương quốc Anh kéo theo cả tập đoàn Sahaviriya chuyên sản xuất thép ở Thái Lan xuống bờ vực.
Trong khi thế giới đang mải mê tăng sản lượng dầu khai thác thì một số cường quốc lại thi nhau đem chôn dầu trở lại.
Trong vòng chưa tới một tháng nữa, casino đầu tiên trong khu phức hợp “cờ bạc” khổng lồ ở vùng Siberia xa xôi này sẽ mở cửa đón những vị khách đầu tiên.
Gần 3 tỷ người sẽ bước vào tầng lớp trung lưu vào năm 2050, và gần như tất cả trong số họ trong thế giới phát triển.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự