tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Mỹ đe dọa phá tan 'giấc mộng Trung Hoa', có thể 'đấu đá' kéo dài 50 năm

  • Cập nhật : 17/07/2018

Cuộc đấu đá về thuế quan liên kết trực tiếp tới tham vọng "Made in China 2025" của Bắc Kinh cùng chiến lượng "vành đai - con đường" sẽ thay đổi bức tranh kinh tế và địa chính trị toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc cạnh tranh này sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ, theo Atimes.

Những gì vừa xảy ra có thể biến thành một cuộc chiến thương mại tồi tệ, việc Mỹ và Trung Quốc áp thuế theo kiểu ăn miếng trả miếng cần phải được xem xét trong một bức tranh lớn trong việc thay đổi luật chơi địa chính trị và kinh tế.

Trò chơi đổ lỗi cũng như mọi suy đoán kịch bản về cuộc đấu đá thuế quan chỉ là những vấn đề ngoại vi. Cái đích cuối cùng không phải là về "tự do thương mại" không hoạt động hiệu quả. Cái đích được nhắm đến là Made in China 2025 hay Trung Quốc định hình là một quốc gia công nghệ cao ngang bằng hay thậm chí vượt qua Mỹ và EU.Cũng cần nhấn mạnh chính Đức đã cung cấp kế hoạch chi tiết cho Made in China 2025 thông qua chiến lược Công nghiệp 4.0 của mình.

 hai nuoc my va trung quoc dang co mot cuoc dau da ve thue quan co nguy co bung no thanh mot cuoc chien keo dai hang thap ky.

 Hai nước Mỹ và Trung Quốc đang có một cuộc đấu đá về thuế quan có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc chiến kèo dài hàng thập kỷ.

Made in China 2025 nhắm tới 10 lĩnh vực công nghệ chiến lược: công nghệ thông tin bao gồm cả mạng 5G và an ninh mạng; robot; không gian; công trình biển; đường sắt cao tốc; xe chạy bằng năng lượng mới; thiết bị năng lượng; máy nông nghiệp; vật liệu mới và y sinh học.

Để chương trình Made in China 2025 đơm hoa kết trái, Bắc Kinh đã đầu tư vào 5 trung tâm sáng kiến sản xuất quốc gia cùng 48 trung tâm ở các tỉnh và đang nhắm tới sẽ có 40 trung tâm quốc gia vào năm 2025. Tới 2030, qua một chiến lược song song, Trung Quốc có thể trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI.

Câu thần chú của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "phục hưng dân tộc Trung Hoa" không chỉ gắn với Made in China 2025 về mặt nội tại mà bên ngoài nó còn liên kết với chính sách "vành đai - con đường" một ý niệm chi phối chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong tương lai có thể dự đoán trước. Cả Made in China 2025 và "vành đai - con đường" đều không thể thỏa hiệp.

Ngược lại, chưa có dấu hiệu gì Mỹ sẽ có một chương trình Made in USA 2025. Mọi tiến trình mà Nhà Trắng đang thực hiện đều là chỉ là một trận chiến để chống lại sự "gây hấn về kinh tế" của Trung Quốc. Chiến lược anh ninh quốc gia coi Trung Quốc là thách thức hàng đầu với quyền lực Mỹ. Chiến lược quốc phòng của Lầu Năm Góc cũng coi Trung Quốc là "một đối thủ chiến lược cướp bóc kinh tế".

Đổi mới hay diệt vong

David Harvey trong cuốn sách Chủ nghĩa Đế quốc mới đã mượn lời của P.Gowan (trong Trò chơi Toàn cầu: Ván cược của Washington cho việc thống trị thế giới) để nhấn mạnh vì sao cả hai người họ đều coi "nguồn gốc căn bản của việc tái cấu trúc chủ nghĩa tư bản quốc tế sau năm 1973 là một loạt những trò đặt cược may rủi của Mỹ để duy trì vị thế bá chủ trong nền kinh tế thế giới chống lại châu Âu, Nhật Bản và sau nữa là Đông Á và Đông Nam Á".

Trước thời điểm thiên niên kỷ thứ 2 kết thúc, Harvey đã nhấn mạnh cách mà Wall Street và Bộ tài chính Mỹ trở thành "một công cụ tuyệt vời trong nghệ thuật quản lý kinh tế để thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa và những thay đổi nội địa liên quan theo hướng tân tự do".Về phần mình Trung Quốc tham gia trò chơi định hướng chủ nghĩa từ bản bằng cách đầu tư không giới hạn vào "chủ nghĩa tân tự do với những đặc tính Trung Quốc" và nhận được lợi ích từ việc nền kinh tế Mỹ phóng chiếu sức mạnh qua các thị trường mở và những thành viên WTO.

 xuat nhap khau cua my voi trung quoc tu 2007-2016.

 Xuất nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc từ 2007-2016.

Hiện tại, Trung Quốc với một tốc độ rất nhanh đã sẵn sàng đầu tư vào việc phóng chiếu sức mạnh kinh tế của mình. Như Harvey đã lưu ý hơn một thập kỷ trước rằng bước đi tiếp theo cho chủ nghĩa tư bản tại Đông Á là "rời xa sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ" hướng về việc "mở mang một thị trường nội địa".

Harvey mô tả chương trình hiện đại hóa lớn của Trung Quốc "là một phiên bản nội địa của việc sửa đổi không-thời gian giống như điều Mỹ đã làm trong nước vào thập niên 1950 và 1960 qua chương trình ngoại ô hóa và việc phát triển vùng vành đai mặt trời". Liên tục, Trung Quốc "hút dần dần nguồn thặng dư tư bản của Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, qua đó giảm bớt dòng tiền chảy về Mỹ". Điều đó thực tế đã xảy ra.

Tổng thống Trump không phải là một địa chính trị gia có chiến lược. Lý do cho việc áp thuế có thể là để thúc đẩy chuỗi cung ứng cho các tập đoàn của Mỹ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng cách nền kinh tế  thế giới được thiết lập không ủng hộ việc hủy bỏ chuỗi cung ứng này - với việc các sản phẩm không còn tính phi địa phương mà quay lại với Mỹ như ông Trump muốn. Địa điểm luôn quyết định tính logic của việc thúc đẩy tư bản; những tập đoàn luôn ưu tiên các công nhân rẻ hơn và giá thành sản phẩm dù chúng ở đâu.

Và có thể so sánh điều trên với việc Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao phi địa phương hóa gắn với những trung tâm tốt nhất của Mỹ. Khi nó trở thành cuộc chiến hàng đầu về sáng tạo giữa Trung Quốc và Mỹ, chiến lược của tập đoàn Trung Quan Thôn ZDG là một trường hợp hấp dẫn.

Trung Quan Thôn đã thành lập một loạt những trung tâm sáng kiến ở nước ngoài. Trung tâm chính của tập đoàn này nằm tại Santa Clara, California ngày gần đại học Stanford, Google và Apple. Hiện có một trung tâm mới ở Boston ngày gần cả Harvard và MIT.

Những trung tâm này được trang bị hoàn hảo từ những phòng thí nghiệm hiện đại cho tới nguồn cung tài chính thông qua một quỹ đầu tư. Một ma trận tới từ chính phủ trung ương thông qua một quận kỹ thuật của thành phố. Những điều này đã xảy ra mà không đề cập tới việc Trung Quan Thôn hoàn toàn phù hợp với "vành đai - con đường" khi nhấn mạnh việc mở rộng để "học hỏi kinh nghiệm bên ngoài của một hệ sinh thái sáng tạo".

Về vi mô, những điều đề cập trên chính là mục đích của Made in China 2025.

Liệu có xảy ra cuộc chiến thương mại nửa thế kỷ và điều gì sẽ xảy ra?

Giữa những cơn bão kích động, chủ nhiệm khoa kinh tế của đại học Cát Lâm ông Lý Hiểu đã đưa ra những phân tích đúng mực.

Ông Lý đã tấn công vào nhược điểm của đối thủ, nhấn mạnh cách "sự trỗi dậy của Trung Quốc về cơ bản là một sự thay đổi về địa vị trong một hệ thống sử dụng đồng USD". Từ quan điểm của Bắc Kinh, thay đổi là cần thiết nhưng phải từ từ từng bước một. "Mục tiêu của việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ không phải là để thay thế USD. Hệ thống USD không thể thay thế được trong ngắn hạn. Mục tiêu của chúng tôi với đồng nhân dân tệ là để giảm thiểu những rủi ro và giá thành trong một hệ thống như vậy".

Mỹ đe dọa  phá tan “giấc mộng Trung Hoa”, có thể “đấu đá” kéo dài 50 năm - ảnh 3

 Tham vọng "vành đai - con đường" của Trung Quốc.

Ông Lý Hiểu cũng thừa nhận thực tế "cuộc xung đột giữa hai quyền lực lớn có thể kéo dài ít nhất 50 năm, thậm chí còn lâu hơn. Mọi điều xảy ra ngày nay chỉ là sự vén màn lịch sử".

Điều ẩn tàng trong bức màn là lãnh đạo Trung Quốc hiểu cuộc chiến thương mại là chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Kết luận không tránh được với Bắc Kinh là Mỹ đang đe dọa giấc mộng Trung Hoa.

Với giấc mơ "phục hưng dân tộc Trung Hoa", Made in China 2025, "vành đai - con đường", một thế giới đa cực và Trung Quốc sẽ là quốc gia điều khiển việc thống nhất lục địa Á -Âu, không nghi ngờ hành động chiến tranh thương mạivừa qua được thực hiện để tạo nên những hỗn loạn lớn và không thể tránh được.

 

Tiệp Nguyễn
Theo Viettimes.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục