Khi nền kinh tế Trung Quốc sẩy chân, nhiều gia đình giàu có ở nước này phải gấp rút tìm cách đưa một lượng lớn tiền ra nước ngoài vì lo ngại đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá.

Tổng số nợ trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 226 nghìn tỷ USD, gấp 3 lần tổng sản lượng kinh tế hàng năm của thế giới.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp ở các nước phải vật lộn với các khoản nợ dịch vụ khi các ngân hàng trung ương lớn chuẩn bị dừng chính sách tín dụng siêu rẻ.
Reuters đưa tin, Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ cắt giảm chương trình lãi suất kéo dài suốt 2,5 năm qua vào ngày 2/11 tới, trong khi Ngân hàng Anh cũng lên kế hoạch tăng tỷ lệ lãi suất lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, còn Fed dự kiến tiếp tục tăng lãi suất lần thứ ba trong năm.
Sau nhiều năm các ngân hàng trung ương áp dụng chương trình lãi suất tiền mặt siêu rẻ, thị trường chứng khoán thế giới đạt mức cao kỷ lục liên tiếp. Tuy nhiên, một tác dụng phụ của chính sách này là làm bùng nổ tăng trưởng tín dụng như việc các hộ gia đình, công ty và chính phủ tận dụng các chi phí vay “chạm đáy”.
Theo báo cáo của Viện tài chính quốc tế (IIF), tổng nợ toàn cầu đã lên đến 324% tổng sản lượng kinh tế hàng năm của thế giới. IIF cũng đưa ra cảnh báo về các nguy cơ chuyển hạn, đặc biệt là tại các thị trường đang nổi, vay mượn ngoại tệ mạnh như euro hay USD.
IIF tính toán rằng các nền kinh tế đang phát triển cần trả lại khoảng 1,7 nghìn tỷ trước cuối năm 2018. Những khoản nợ như vậy sẽ trở nên cao hơn nếu phương Tây tăng tỷ lệ lãi suất và các đồng tiền hiện tại sẽ mạnh thêm.
Trong khi đó, tỷ lệ lãi suất ở Mỹ đã tăng bốn lần cùng với viễn cảnh châu Âu chuyển hướng sang chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, đã khiến chi phí vay nợ của Hoa Kỳ tăng cao nhất trong vòng hai năm qua.
IIF cho hay việc gia tăng số tiền nợ phần lớn là do khoản tăng 3 nghìn tỷ USD mức nợ ở các nước đang phát triển. Giờ đây, tổng số nợ ở khu vực này đã lên tới 59 nghìn tỷ USD.
Trong đó, Trung Quốc chiếm 2 nghìn tỷ USD mức tăng, với tổng số nợ khoảng 35 nghìn tỷ USD. Trung Quốc đang đối mặt rủi ro lớn do các hộ gia đình của nước này đẩy mạnh việc vay mượn.
“Tổng nợ của các nước mới nổi, trừ Trung Quốc, đã tăng thêm khoảng 0,9 nghìn tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 23,6 nghìn tỷ USD trong quý 1, chủ yếu do nợ tăng ở Brazil (thêm 0,6 nghìn tỷ USD lên 3,6 nghìn tỷ USD) và ở Ấn Độ (thêm 0,2 nghìn tỷ USD lên 2,9 nghìn tỷ USD)”, báo cáo của IIF viết.
IIF cho biết thêm: “Tỷ lệ nợ của các hộ gia đình Trung Quốc so với GDP đã đạt mức cao chưa từng có trên 45% trong quý 1/2017, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 35% của các nước mới nổi. Ngoài ra, theo ước tính của chúng tôi, tổng nợ của Trung Quốc đã vượt 304% GDP tính đến tháng 5/2017”.
“Gánh nặng nợ nần không phân bổ đều. Một số quốc gia và lĩnh vực đã giảm nợ, trong khi một số khác lại gia tăng vay nợ lên mức rất cao. Ở nhóm tăng nợ, khối nợ phình to có thể tạo ra những trở ngại đối với tăng trưởng trong dài hạn và rốt cục đặt ra những rủi ro đối với sự ổn định tài chính”, báo cáo Theo dõi nợ toàn cầu của IIF có đoạn viết.
Chuyên gia kinh tế cấp cao Casrten Brzeski thuộc ngân hàng ING thì nhận định: “Mức nợ cao đồng nghĩa với việc cuộc khủng hoảng nợ còn chưa được giải quyết xong, kể cả ở Mỹ hay ở Eurozone. Mức nợ gia tăng ở châu Á và các nền kinh tế mới nổi khác cũng cho thấy chưa có sự thay đổi cơ cấu cần thiết”.
Theo Infonet
Khi nền kinh tế Trung Quốc sẩy chân, nhiều gia đình giàu có ở nước này phải gấp rút tìm cách đưa một lượng lớn tiền ra nước ngoài vì lo ngại đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá.
Kể cả khi các nước OPEC nhất trí giảm sản lượng, nguồn cung dầu toàn cầu vẫn sẽ ở trên mức mà Ả Rập Xê-út mong muốn.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đứng trước mối nguy suy giảm mạnh hơn, thậm chí là khủng hoảng tài chính có thể xảy ra dù chính phủ nước này đang sẵn sàng bơm thêm những khối tiền khổng lồ để kích thích tăng trưởng.
CNN ngày 18-2 đưa tin cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt giữ năm nhân viên của ngân hàng lớn nhất Trung Quốc nghi tham gia rửa tiền trên khắp châu Âu.
Etsuro Honda - cố vấn kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe cho rằng khả năng này đang cao lên, và Trung Quốc sẽ phải trải qua giai đoạn điều chỉnh rất khắc nghiệt.
Ấn Độ hiện đang là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Dù vượt qua Trung Quốc một cách ấn tượng, nhưng liệu Ấn Độ có đi theo vết xe đổ của người láng giềng?
Năm 2015 đã khép lại, nhân loại hứng chịu nhiều thảm họa, vui ít buồn nhiều. Trong bức tranh thế giới u ám ấy, có thể nói, những nỗ lực và thành công của Việt Nam là điểm sáng, là niềm vui và hy vọng lớn.
Trước ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á đã trải qua một năm 2015 đầy khó khăn. Bất chấp tình trạng bấp bênh, nhiều nước ASEAN dự đoán một năm 2016 tốt đẹp hơn và hy vọng về sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập.
Vì tình hình lạm phát phi mã 98,3% và tỷ lệ thất nghiệp 6,8%, Venezuela năm thứ hai liên tiếp giữ vị trí nền kinh tế nghèo khổ nhất thế giới.
Một công ty Internet ở Quảng Châu (Trung Quốc) vừa thưởng Tết cho nhân viên rất "quái dị" - thưởng Tết bằng 6 búp bê tình dục thay vì thưởng bằng tiền mặt như thường lệ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự