Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Tư pháp Iran Gholamhossein Mohseni-Ejei cho rằng: đây là “vụ tham nhũng lớn nhất hành tinh”. Zanjani bị tòa sơ thẩm đã tuyên án tử hình cùng với hai bị cáo khác.

Dẫu vậy Fink vẫn lạc quan về triển vọng của Trung Quốc trong dài hạn.
Laurence D. Fink – người đứng đầu BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới với 4.700 tỷ USD tài sản – mới đây cho rằng “tất cả chúng ta đều phải lo lắng” về núi nợ ngày càng dâng cao của Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm tốc như hiện nay.
Dẫu vậy Fink vẫn lạc quan về triển vọng của nước này trong dài hạn. “Bạn không thể cùng lúc tăng trưởng 6% đồng thời có các bảng cân đối vẫn phình to”, ông phát biểu trên kênh truyền hình Bloomberg. “Về dài hạn thì tôi vẫn đưa ra con số dự báo 6% cho kinh tế Trung Quốc, nhưng nước này cần thực hiện quá trình giải chấp, giảm nợ (deleveraging)”, ông nói.
Fink cũng cho biết ông rất ấn tượng với các lãnh đạo Trung Quốc về quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình dựa vào sản xuất công nghiệp và xuất khẩu sang hướng về tiêu dùng nội địa và dịch vụ. Một số nước phát triển phải mất tới 50 năm để hoàn thành quá trình này, và suy thoái là điều khó có thể tránh khỏi.
“Các lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức được sự cần thiết của việc chuyển hướng nền kinh tế và đó là một điều rất tốt. Họ chủ động và nhanh nhạy hơn so với một số quốc gia khác”.
Tuy nhiên trong quá trình ấy Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều chướng ngại vật, như sự giảm tốc của nền kinh tế trong và ngoài nước cũng như tình trạng các định chế tài chính có tỷ lệ đòn bẩy quá cao.
“Trung Quốc cần phải mạnh tay cải cách hơn nữa, hiện vẫn có quá nhiều doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính xuất hiện nhiều dấu hiệu rạn nứt. Dẫu vậy tôi vẫn lạc quan về Trung Quốc”.
Trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc có tiếp tục phá giá nhân dân tệ đột ngột hay không, Fink cho rằng chắc chắn là không. “Kế hoạch của họ tập trung vào tiêu dùng nội địa. Như vậy thì giá hàng hóa nhập khẩu phải giảm xuống và giảm giá nội tệ không đem lại lợi ích”.
Hiện Trung Quốc là thị trường gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhất trong giới tài chính. Hồi tháng 4, Fink nói rằng các nhà đầu tư sẽ phải hối hận vì đã không đặt cược vào Trung Quốc trong năm nay bởi các biện pháp kích thích của Chính phủ sẽ đem lại kết quả tốt hơn so với dự báo. Ngược lại, cũng trong tháng 4, ông trùm bán khống George Soros lại cảnh báo Trung Quốc ở thời điểm hiện tại giống hệt với Mỹ thời kỳ trước khủng hoảng tài chính 2008.
Trong quý I, tín dụng mới ở Trung Quốc tăng kỷ lục 706 tỷ USD, vượt quá cả mức đỉnh của năm 2009. Tổng nợ của các công ty, chính phủ và hộ gia đình bằng 247% GDP. Một số nhà đầu tư đặt cược rằng bong bóng tín dụng sẽ nổ tung và tàn phá nền kinh tế.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Tư pháp Iran Gholamhossein Mohseni-Ejei cho rằng: đây là “vụ tham nhũng lớn nhất hành tinh”. Zanjani bị tòa sơ thẩm đã tuyên án tử hình cùng với hai bị cáo khác.
Có những thành phố mà giờ đây tuy bạn chưa từng bao giờ nghe nói tới, nhưng sẽ sớm trở nện giàu có bậc nhất thế giới vào năm 2025.
Ngày 17/5, nhóm vận động hành lang EngageCuba đã công bố một báo cáo kinh tế chi tiết khẳng định Mỹ, đặc biệt là bang Mississippi, đang bỏ phí nhiều cơ hội kinh doanh tại Cuba do lệnh cấm do chính Washington ban bố.
Hành khách sẽ có thể đặt vé tại bất kỳ hãng hàng không nào thông qua một trang web duy nhất...
Nhà sáng lập Kyle Bass của Hayman Capital nhận định nếu quả bom nợ tại Trung Quốc phát nổ thì cuộc khủng hoảng này sẽ lớn gấp 5 lần vụ vỡ bong bóng bất động sản ở Mỹ năm 2007.
Vốn đầu tư mạo hiểm rót vào các startup công nghệ của Trung Quốc đã giảm tới 28% trong quý I/2016 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ả Rập Xê-út sẽ là nước hưởng lợi lớn nhất khi tổ chức đầy quyền lực trên thị trường dầu mỏ này không còn hoạt động.
Ở một đất nước mà nạn đói luôn rình rập như Triều Tiên, thành phần “tinh hoa 1%” chỉ ưa áo quần hiệu Zara hay H&M. Họ uống cappucchino để thể hiện sự sành điệu. Họ phẫu thuật cắt mí mắt cho đẹp kiểu Tây.
Nghị viện Châu Âu (EP) đã thông qua Nghị quyết không mang tính lập pháp rằng Liên minh Châu Âu (EU) sẽ không công nhận quy chế Kinh tế thị trường đối với Trung Quốc vào ngày 11/12/2016 như những cam kết của quốc gia này khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Kinh tế Trung Quốc đang thực sự lún sâu vào một vùng nguy hiểm, nơi không ai dám chắc đâu là đáy của nó.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự