Sau hàng thập kỷ bị cô lập và trừng phạt, nền kinh tế Triều Tiên vẫn có những tín hiệu khởi sắc tích cực, thông tin từ một bài báo mới nhất trên tờ New York Times.

Dù kinh tế khó khăn, đất nước "Mặt trời mọc” là thị trường tiêu thụ các loại hàng hóa xa xỉ đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau "đại gia" Mỹ.
Trên lý thuyết, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng không ổn định khiến người Nhật siết chặt chi tiêu cùng với việc dân số đang già đi nhanh chóng, nhiều người nghĩ rằng hình ảnh hào nhoáng của những dãy phố thương mại, nơi tập trung những thương hiệu thời trang đình đám nhất thế giới như Chanel, Dior, Prada…. không còn phù hợp với Nhật Bản.
Song trên thực tế, trong năm 2016, tổng doanh số bán hàng của các thương hiệu hàng đầu thế giới trên tại xứ Phù Tang đạt 22,7 tỷ USD. Trong đó, doanh số xa xỉ phẩm bán cho du khách nước ngoài chiếm 30%.
Thực tế này phản ánh nhu cầu nội địa đối với các hàng hóa xa xỉ của Nhật Bản giảm đáng kể vì từng có thời kỳ 90-95% hàng hóa này bán ra tại thị trường Nhật Bản phục vụ nhu cầu của người dân nước này. Đó là nhận định của bà Joolle de Montgolfier – Giám đốc Bộ phận Chăm sóc khách hàng và nghiên cứu sản phẩm cao cấp của Công ty Tư vấn quản lý Bain & Company hàng đầu thế giới.
Trong khi đó, một chuyên gia phân tích xu hướng tiêu dùng của Viện Nghiên cứu NLI ở Tokyo cho biết với thu nhập hạn hẹp, giới trẻ Nhật Bản ngày nay đang thay đổi thói quen mua sắm, không quan tâm quá nhiều đến đồ xa xỉ như thế hệ trước đây.
Sự thay đổi này buộc các thương hiệu đình đám đang kinh doanh tại xứ sở hoa anh đào xoay chuyển chiến lược kinh doanh đề vừa đảm bảo vừa thu hút được khách hàng nội địa, vốn được cho khá kỹ tính trong việc lựa chọn hàng hóa, vừa hấp dẫn du khách nước ngoài tới Nhật Bản.
Các hãng đã có tung ra thị trường những sản phẩm đặc thù dành riêng cho khách hàng nội địa. Ví dụ như Chanel có những sản phẩm mỹ phẩm và nước hoa dành riêng cho các "thượng đế" đẳng cấp của Nhật Bản. Thương hiệu thời trang Dior cũng có những mẫu thiết kế gắn với trang phục truyền thống của xứ Phù Tang.
“Xứ sở Mặt trời mọc” ước tính sẽ đón 40 triệu lượt du khách quốc tế vào năm 2020 khi nước này đăng cai Đại hội Thể thao Olympic. Trong năm ngoái, chỉ tính riêng du khách đến từ Trung Quốc, Nhật Bản đã đón tổng cộng 6 triệu lượt khách, tăng hơn gấp đôi so với con số 2,4 triệu lượt vào năm 2014. Đây chính là lý do mà các nhà quản lý những thương hiệu lớn tin tưởng “Nhật Bản vẫn là một thị trường chiến lược cho các loại hàng hóa cao cấp”.
Tại thủ đô Tokyo, những tín đồ mua sắm hàng hiệu không thể không biết tới khu mua sắm Ginza. Khu mua sắm được ví với phố mua sắm trên đại lộ Champs Elyssee của Pháp.
TTXVN/Tin Tức
Sau hàng thập kỷ bị cô lập và trừng phạt, nền kinh tế Triều Tiên vẫn có những tín hiệu khởi sắc tích cực, thông tin từ một bài báo mới nhất trên tờ New York Times.
Hầu như toàn bộ nhu cầu về xăng dầu của Triều Tiên là do Trung Quốc cung cấp. Tuyến vận chuyển dầu thô qua biên giới Trung Triều và xăng dầu thành phẩm bằng tàu thủy qua biển Hồng Hải thực tế chính là “con đường sống” của Triều Tiên. Nếu con đường bị cắt thì tình hình sẽ ra sao?
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, các thành phố thông minh được xem là giải pháp cho những vấn đề nhức nhối như: Đông dân, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông...
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu mỏ và khí đốt tại vùng biển ngoài khơi Bắc Cực và Đại Tây Dương, khẳng định quyết sách này sẽ mang về "hàng tỷ USD" cho nước Mỹ và giúp tạo thêm việc làm.
Hãng tin CNN nhận định Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tham gia vào trò chơi đầy rủi ro với hai mối quan hệ thương mại lớn nhất của Mỹ, vốn có giá trị tổng cộng 1.200 tỉ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch hạ thuế doanh nghiệp xuống còn 15%. Nếu điều này thành hiện thực, Mỹ sẽ là nền kinh tế lớn có mức thuế suất thấp nhất thế giới.
Từng được kỳ vọng trở thành công trình hạ tầng lớn nhất Nicaragua, một nỗ lực của chính phủ nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, nhưng việc xây dựng kênh đào Nicaragua nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vẫn “đắp chiếu” kể từ lễ động thổ vào tháng 12/2014 đến nay.
Các cơ sở bán lẻ của Mỹ đang trên đà lập kỷ lục về số cửa hàng bị đóng cửa trong năm nay. Đây là hệ quả tất yếu của việc xây dựng tràn lan suốt nhiều thập niên qua và sự lên ngôi của hình thức mua hàng trực tuyến.
Dù di cư không phải là vấn đề được giới chính trị phương Tây ưu ái trong thời gian gần đây, việc ngừng nhận dân nhập cư sẽ không giúp các nước thuộc khối những nền kinh tế lớn G7 hưởng lợi.
Các nhà quy hoạch đô thị và hoạt động bảo vệ môi trường vẫn tiếp tục đấu tranh chống lại việc lấn biển ở vịnh Manila, dù dự án đã được chính phủ bật đèn xanh.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự