Hoạt động mua bán, vận chuyển trứng, tinh trùng và phôi người qua đường biên giới vẫn tồn tại ở Thái Lan bất chấp lệnh cấm của chính phủ.

Hãng tin CNN nhận định Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tham gia vào trò chơi đầy rủi ro với hai mối quan hệ thương mại lớn nhất của Mỹ, vốn có giá trị tổng cộng 1.200 tỉ USD.
Theo CNN, Nhà Trắng vừa cho hay ông Trump quyết định không loại bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico ở thời điểm hiện tại. Thay vào đó, ông sẽ cố gắng đàm phán lại thỏa thuận.
Ông Trump nhiều lần thể hiện sự nghi ngờ về tương lai của thỏa thuận, gọi đây là hiệp định tồi tệ nhất trong lịch sử. Tuần trước, Tổng thống Mỹ cho hay: “Nó rất, rất tệ với công ty và người lao động Mỹ”. Hiện chưa ai rõ ông Trump chính xác muốn gì từ một thỏa thuận NAFTA được sửa đổi. Ngoài ra, Mexico cũng đang rục rịch cho cuộc bầu cử diễn ra vào năm tới và Tổng thống Mỹ sẽ không có nhiều thời gian. Dưới đây là ba yếu tố mà ông Trump đang “đánh cược” khi bàn về NAFTA.
584 tỉ USD hàng xuất khẩu của Mỹ
Canada là nước mua nhiều hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ nhất với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ hồi năm ngoái là 322 tỉ USD. Mexico cũng mua nhiều không kém khi tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ chảy về nước này là 262 tỉ USD.
Tổng cộng, họ nhập khẩu hàng từ Mỹ nhiều hơn 28 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cộng lại. EU mua 503 tỉ USD giá trị hàng hóa, dịch vụ từ nền kinh tế số một thế giới. Cả Canada và Mexico đều mua rất nhiều ô tô, máy móc và thức ăn từ Mỹ. Hai nước này cũng bán các sản phẩm tương tự cho Mỹ.
14 triệu việc làm Mỹ
Cuộc tranh luận về số lượng việc làm Mỹ chạy sang Mexico vì NAFTA vẫn tiếp diễn. Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế cho biết Mỹ mất 800.000 việc làm về Mexico từ năm 1997 đến năm 2013, song một báo cáo phi đảng phái do Quốc hội Mỹ công bố năm 2015 cho thấy “NAFTA không gây ra tổn thất lớn như nhiều người chỉ trích”.
Tuy nhiên có một điều mà nhiều người chắc chắn: việc tăng thương mại, hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc nhiều công ăn việc làm đứng trước nguy cơ. Phòng Thương mại Mỹ ước tính có gần 14 triệu việc làm Mỹ phụ thuộc vào thương mại với Canada và Mexico.
Mô hình doanh nghiệp
Được ký thành luật năm 1994, NAFTA cơ bản loại bỏ hầu như tất cả thuế quan giữa ba nước, cho phép hàng hóa lưu thông liền mạch qua biên giới. Đối với nhiều doanh nghiệp ở Bắc Mỹ và xa hơn nữa, đây đã trở thành thực tế. Hàng tỉ USD giá trị hàng hóa xuyên biên giới ba nước mỗi ngày.
Chuyên gia thương mại Edward Alden thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nói: “Bạn đã có 1/4 thế kỷ khi các doanh nghiệp sản xuất tổ chức chuỗi cung ứng của họ theo các tuyến đường với giả định rằng chi phí thuế quan luôn bằng 0”. Nếu NAFTA bị tái đàm phán, các chuỗi cung ứng chẳng hạn như quần áo và ô tô có thể bị rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Thu Thảo
Theo Thanh Niên
Hoạt động mua bán, vận chuyển trứng, tinh trùng và phôi người qua đường biên giới vẫn tồn tại ở Thái Lan bất chấp lệnh cấm của chính phủ.
Doanh nghiệp thị trường mới nổi đối mặt với rủi ro mất khả năng trả nợ nếu tăng trưởng chậm lại, lãi suất lên hoặc đồng USD lấy lại đà tăng mạnh.
Sau hàng thập kỷ bị cô lập và trừng phạt, nền kinh tế Triều Tiên vẫn có những tín hiệu khởi sắc tích cực, thông tin từ một bài báo mới nhất trên tờ New York Times.
Hầu như toàn bộ nhu cầu về xăng dầu của Triều Tiên là do Trung Quốc cung cấp. Tuyến vận chuyển dầu thô qua biên giới Trung Triều và xăng dầu thành phẩm bằng tàu thủy qua biển Hồng Hải thực tế chính là “con đường sống” của Triều Tiên. Nếu con đường bị cắt thì tình hình sẽ ra sao?
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, các thành phố thông minh được xem là giải pháp cho những vấn đề nhức nhối như: Đông dân, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông...
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu mỏ và khí đốt tại vùng biển ngoài khơi Bắc Cực và Đại Tây Dương, khẳng định quyết sách này sẽ mang về "hàng tỷ USD" cho nước Mỹ và giúp tạo thêm việc làm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch hạ thuế doanh nghiệp xuống còn 15%. Nếu điều này thành hiện thực, Mỹ sẽ là nền kinh tế lớn có mức thuế suất thấp nhất thế giới.
Dù kinh tế khó khăn, đất nước "Mặt trời mọc” là thị trường tiêu thụ các loại hàng hóa xa xỉ đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau "đại gia" Mỹ.
Từng được kỳ vọng trở thành công trình hạ tầng lớn nhất Nicaragua, một nỗ lực của chính phủ nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, nhưng việc xây dựng kênh đào Nicaragua nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vẫn “đắp chiếu” kể từ lễ động thổ vào tháng 12/2014 đến nay.
Các cơ sở bán lẻ của Mỹ đang trên đà lập kỷ lục về số cửa hàng bị đóng cửa trong năm nay. Đây là hệ quả tất yếu của việc xây dựng tràn lan suốt nhiều thập niên qua và sự lên ngôi của hình thức mua hàng trực tuyến.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự