5 yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư trong tuần tới cùng thông tin liên quan.

Mỹ xem xét trừng phạt các công ty của Đức và các nước châu Âu vì có liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc-2".
Sputnik dẫn nguồn tin từ tờ Foreign Policy cho biết, chính quyền Donald Trump đang tiến sát gần tới việc áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các công ty từ Đức và các nước châu Âu khác có liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc-2" của Nga.
"Họ sẽ không dừng lại ở bất cứ điều gì để chặn "Dòng chảy phương Bắc", một quan chức của Mỹ cho hay.
Theo đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ, các công ty có hoạt động liên kết với ngành năng lượng của Nga đang làm việc trong lĩnh vực này sẽ chịu rủi ro của chính họ.
Mỹ đang xem xét sẽ trừng phạt các công ty của Đức và các nước châu Âu vì liên quan đến "dòng chảy phương Bắc-2".
"Chúng tôi đã cho họ hiểu rõ rằng các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga về đường ống dẫn khí đốt đang tham gia vào các hoạt động kinh doanh rơi vào khả năng rủi ro trừng phạt", phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Một nguồn tin khác của Foreign Policy nói rằng, cố vấn an ninh quốc gia của Trump là John Bolton và các quan chức cấp cao khác của Mỹ coi "Dòng chảy phương Bắc-2" là mối đe doạ đến an ninh của Mỹ và châu Âu và có ý định không để dự án diễn ra.
"Tất cả mọi thứ đều đang như đánh bạc. Chính quyền ở cấp chính phủ đang cố gắng ngăn chặn "Dòng chảy phương Bắc", ông Bolton cho hay.
"Dòng chảy phương Bắc-2" dự định xây dựng hai chuỗi đường ống dẫn khí từ bờ biển Nga qua Biển Baltic tới Đức. Một số quốc gia phản đối dự án - trong đó có Ukraina vì sợ mất lợi nhuận từ việc trung chuyển khí đốt của Nga.
Mỹ - EU xung đột lợi ích?
Không chỉ riêng chuyện liên quan đến "Dòng chảy phương Bắc-2" mà Mỹ mới làm khó châu Âu, còn nhớ trong một tuyên bố được phát đi hôm 31/5, Mỹ áp thuế nhôm, thép nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico, hành động mà chính quyền Tổng thống Donald Trump nói là để bảo vệ an ninh quốc gia.
Ủy viên thương mại EU Cecilia Malmström đã gọi phương pháp này là “bảo hộ thuần túy” và bất hợp pháp theo các quy tắc giao dịch của WTO.
Ngoài các sản phẩm kể trên, lô hàng xuất khẩu thứ hai của Mỹ sang EU trị giá khoảng 3,7 tỉ euro (tương đương 4,3 tỉ USD) mỗi năm có thể cũng là mục tiêu bị trừng phạt, với mức thuế quan dự kiến từ 10% đến 50%.
Danh sách này bao gồm khoảng 160 mặt hàng như khăn giấy, giường phơi nắng, quần vải to sợi và bộ đồ ăn bằng sứ.
Nếu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kết luận thuế nhôm, thép của Mỹ là bất hợp pháp, thì các sản phẩm của Mỹ sẽ phải chịu thuế. Trong trường hợp WTO không ban hành phán quyết trong vòng ba năm, thuế quan có thể được thực hiện đơn phương. Mỹ và EU giao dịch hơn 1.000 tỉ euro (khoảng 1.200 tỉ USD) giá trị hàng hóa và dịch vụ mỗi năm.
Phương Dung
Theo Baodatviet.vn
5 yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư trong tuần tới cùng thông tin liên quan.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, các khu kinh tế này được ví như những viên "ngọc trai lấp lánh" dọc "Vành đai - Con đường".
Dự án đường sắt cao tốc liên doanh giữa Lào và Trung Quốc dự kiến sẽ thúc đẩy kinh tế Lào nhưng cũng đem lại cho nước này nhiều rủi ro.
Chính phủ Myanmar đang xét lại dự án cảng nước sâu hơn 9 tỉ USD được Trung Quốc hỗ trợ do lo ngại nó quá tốn kém và có thể cuối cùng nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh nếu Naypyidaw không trả được nợ.
Báo cáo của Ngân hàng World Bank cho thấy ngành nông nghiệp Campuchia đạt tốc độ tăng trưởng 5,3% trong khoảng 2004-2012, mức cao nhất thế giới và đây được đánh giá là thời kỳ vàng son cho quốc gia này.
Hoạt động đầu tư và tài trợ vốn cho khu vực châu Phi suốt 10 năm qua của Trung Quốc giúp châu lục này có khả năng trở thành "công xưởng mới" của thế giới. Bắc Kinh còn trở thành nhân tố quan trọng kết nối các nước châu Phi.
Nhật là một trong những xã hội già nhất thế giới với dân số đang già đi nhanh chóng cùng lực lượng lao động ngày càng ít ỏi.
Nhật Bản muốn cùng các nước Mê Kông hướng đến thực hiện hòa bình và thịnh vượng bằng hợp tác mang tính chức năng.
Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng trong tuyệt vọng để ngăn đà lao dốc tỷ giá nội tệ, một tình trạng có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế ngay vào thời điểm nước này chuẩn bị bầu cử.
Chuyên trang MarketWatch vừa dẫn các nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tăng cường các biện pháp nhằm cắt giảm thêm 10% lượng thép nhập từ châu Âu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự