Các điều khoản của TPP như hiện tại sẽ đem lại lợi ích tốt hơn nhiều so với việc không có hiệp định nào cả.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 19.6 cho hay Washington vừa bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại với nhiều nước ở châu Á để tìm một giải pháp thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Phát biểu tại Hội nghị đầu tư SelectUSA ở Washington, ông Ross nói Mỹ sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán với Nhật về một thỏa thuận thương mại song phương, và cũng đã có những buổi thảo luận sơ bộ với một số quốc gia khác, theo tờ South China Morning Post.
Bộ trưởng Ross không nói rõ những quốc gia mà Mỹ đã nối lại đàm phán thương mại. “Chúng tôi sẽ thông báo khi có thể đạt thỏa thuận với các nước khác”, ông Ross cho hay.
Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP trong ngày đầu nhậm chức (20.1.2017) và cho rằng việc ký sắc lệnh là “một điều vĩ đại cho người lao động Mỹ”. Trước đó, ông Trump gọi TPP là “thảm họa tiềm tàng” sẽ khiến nhiều người Mỹ mất việc, theo Reuters.
Trong khi đó, cũng tại Hội nghị SelectUSA, Giám đốc Hiệp hội Thống đốc quốc gia của Mỹ Scott Pattison lại khẳng định quyết định rút khỏi TPP của ông Trump đã đi ngược lại ý nguyện của hầu hết lãnh đạo các bang.
Giới chuyên gia thì cho rằng việc Mỹ rút khỏi TPP làm giảm đáng kể tầm ảnh hưởng của TPP. Giám đốc Scott Pattison của công ty Apec Trade Policy Group ở Hồng Kông chỉ ra nếu có cả Mỹ, 12 quốc gia ký TPP, trong đó có Việt Nam, chiếm tổng cộng 38% GDP và 26% thương mại của thế giới. Không có Mỹ, các tỷ lệ tương ứng giảm xuống còn lần lượt 13% và 15%.
Dù không có Mỹ, 11 quốc gia ký kết TPP còn lại vừa nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán nhằm làm cho hiệp định này có hiệu lực, theo South China Morning Post.
Theo Thanhnien.vn
Các điều khoản của TPP như hiện tại sẽ đem lại lợi ích tốt hơn nhiều so với việc không có hiệp định nào cả.
Đối mặt với tình trạng đất canh tác đang bị thu hẹp và dân số hiện nay đã tăng đến con số 1,4 tỉ người, chính phủ Trung Quốc đã mở rộng mạng lưới tìm kiếm lương thực trên khắp toàn cầu.
Thế giới như chúng ta biết hiện nay sẽ không còn như cũ và sự cân bằng quyền lực quy mô toàn cầu sẽ thay đổi trong thập niên kế tiếp.
Ấn Độ muốn thực hiện quy định "như nước khác" trong ngành điện nước này, do đó Trung Quốc là nước bị ảnh hưởng lớn nhất do đã đầu tư kha khá ở thị trường Ấn Độ. Ấn Độ lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Một điểm đáng chú ý được truyền thông quan tâm trong thời gian qua là việc Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long không nằm trong số các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ được mời tham dự diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc trong các ngày 14-15/5 vừa qua.
Sức tiêu thụ rượu Mao Đài, quốc túy của Trung Quốc đang tăng đột biến sau thời gian tạm lắng dưới chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng nông thủy hải sản như xoài, cá hồi từ lâu vẫn là chiêu Trung Quốc thường sử dụng để trừng phạt các nước từ chối thỏa hiệp về khía cạnh chính trị.
Người ta có thể bắt gặp những thạc sĩ quản trị kinh doanh của HBS ở khắp các hành lang của những công ty tư vấn và đầu tư hay các ngân hàng danh giá nhất trên phố Wall.
Báo Độc Lập (Nga) số ra ngày 19/5 có bài viết cho biết vào tuần tới sẽ diễn ra cuộc gặp cấp bộ trưởng của 11 quốc gia - thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Khi robot kiểm soát các hoạt động tài chính và vận hành nhà máy trên thế giới, con người sẽ phải làm gì? Ông Kai-Fu Lee, cựu giám đốc ở Google và Microsoft vừa có câu trả lời.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự