Fortune cho rằng hàng Trung Quốc vẫn có thể tìm đường vào các nước TPP nhờ các hiệp định song phương đã ký từ trước, và cô lập Trung Quốc sẽ chỉ khiến căng thẳng Mỹ - Trung thêm tồi tệ.

Lạm phát Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã bất ngờ rơi xuống - 0,1% trong tháng 9, có khả năng gây ra một đợt giảm giá nguy hiểm trở lại ở châu Âu. Đây là số liệu ngày 30/9 của Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat.
Việc kinh tế rơi vào giảm phát sẽ gia tăng áp lực để Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) thúc đẩy chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của mình nhằm tránh giảm phát và giữ cho nền kinh tế tăng trưởng.
Tháng 3 vừa qua, ECB đã khởi động một chương trình kích thích kinh tế với việc mua trái phiếu trị giá 1.100 tỷ euro kéo dài cho tới tháng 9/2016 nhằm đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên một số nhà phân tích cho rằng điều này khó có thể đạt được trước năm 2018.
Chương trình nới lỏng định lượng (QE) của ECB ban đầu dường như có tác dụng, dần dần đẩy lạm phát tăng trở lại tại những nền kinh tế chủ chốt của Eurozone như Pháp và Đức. Tuy nhiên, bước gia tăng này đã ngừng lại tại Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone, nơi lạm phát ở mức 0%.
ECB cho rằng tình trạng suy giảm trên chủ yếu là do giá dầu giảm và sẽ chấm dứt khi giá năng lượng đang ổn định trở lại. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ECB cần phải tăng cường chương trình kích thích kinh tế để đảm bảo việc lạm phát rơi trở lại khu vực âm chỉ là tạm thời.
Cơ quan thống kê Eurostat ngày 30/9 cũng cho biết tỉ lệ thất nghiệp khu vực Eurozone trong tháng 8 vẫn giữ ở mức 11%. Hy Lạp hiện có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong Eurozone là 25,2% trong tháng 6. Trong khi đó, Tây Ban Nha có tỉ lệ thất nghiệp 22,2%, giảm so với 24,2% cách đây 1 năm.
Tỉ lệ thất nghiệp của Pháp tăng lên mức 10,8% so với 10,4% cách đây 1 năm, trong khi chỉ số này của Đức vẫn ở mức thấp lịch sử 4,5%.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Fortune cho rằng hàng Trung Quốc vẫn có thể tìm đường vào các nước TPP nhờ các hiệp định song phương đã ký từ trước, và cô lập Trung Quốc sẽ chỉ khiến căng thẳng Mỹ - Trung thêm tồi tệ.
Thời khắc lịch sử đối với 12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này sau 5 năm đàm phán.
Sự gia tăng hiện diện của Nga tại Syria có thể khiến Arab Saudi giảm sản lượng, từ đó khiến giá dầu tăng trở lại.
Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng 3,1% trong năm nay và 3,6% trong năm 2016.
Số liệu thống kê tình hình hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 9 cho thấy sức tiêu thụ trong và ngoài nước đều giảm, làm dấy lên lo sợ rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang yếu đi nhanh hơn so với ước tính cách đây vài tháng.
Giới đầu tư đang phản ứng mạnh trước nhu cầu giảm sút của Trung Quốc và hồi kết của thời kỳ lãi suất thấp...
Lần đầu tiên quốc gia này cho phép các cá nhân có khối nợ trên 500.000 rouble (7.600 USD) và đã trễ hạn thanh toán 3 tháng nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Thụy Sĩ, Singapore và Mỹ tiếp tục giữ vững 3 vị trí đầu bảng các nước có năng lực cạnh tranh tốt nhất thế giới, theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) của Diễn đàn kinh tế Thế Giới (WEF).
Theo một cam kết năm 2007 với ông Hugo Chávez, Venezuela được vay từ Trung Quốc gói 5 tỷ USD đổi lấy dầu. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng hầu như Trung Quốc không có lợi lộc kinh tế gì từ thỏa thuận này.
Trung Quốc vừa tuyên bố bãi bỏ chính sách 1 con đã áp dụng trong hơn 30 năm quan nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nước này khó có thể đảo ngược xu hướng đang đe dọa sẽ “bóp nghẹt” nền kinh tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự