Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng 3,1% trong năm nay và 3,6% trong năm 2016.

Theo một cam kết năm 2007 với ông Hugo Chávez, Venezuela được vay từ Trung Quốc gói 5 tỷ USD đổi lấy dầu. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng hầu như Trung Quốc không có lợi lộc kinh tế gì từ thỏa thuận này.
Ngồi trước tấm chân dung màu nước phóng to của cựu Tổng thống Hugo Chávez, Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro thông báo về khoản vay 5 tỷ USD mới từ Trung Quốc trong chương trình "Trò chuyện với Maduro" được phát sóng hàng tuần. Trong chương trình kéo dài 2 tiếng, ông thông báo tóm tắt rằng thỏa thuận đã được ký.
Thỏa thuận này bắt nguồn từ một cam kết năm 2007 giữa Trung Quốc và ông Hugo Chávez, cho phép Venezuela vay từ Trung Quốc gói 5 tỷ USD đổi lấy dầu. Giới phân tích cho rằng hầu như Trung Quốc không có lợi lộc kinh tế gì từ thỏa thuận này. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Dầu nhập khẩu đang được chứa ở kho dự trữ khẩn cấp chứ không được tiêu thụ, trong khi thị trường thế giới đang ngập trong loại nhiên liệu ấy. Bản thân ông Maduro cũng đang không ngừng thúc giục các đối tác Venezuela trong OPEC giảm sản xuất nhằm ngăn chặn sự trượt giá.
Nếu thỏa thuận này có triển vọng gì cho Trung Quốc thì có chăng là lợi ích cho các công ty nhận hợp đồng với Venezuela như một điều kiện để đổi lấy tài chính cho các dự án của họ. Nếu họ không có lãi, như rất nhiều vụ đầu tư dầu hiện nay, chính phủ nước đang phát triển sẽ “lên thớt” chứ không phải các công ty Trung Quốc. Như vậy, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc có thể cho vay tiền để kích thích các công ty trong nước mà không cần bất kỳ ai ở Trung Quốc gánh rủi ro.
Tuy nhiên, mô hình này có vẻ không phù hợp với Venezuela, đất nước đang trên bờ vực vỡ nợ. Yu Yongding, một giáo sư của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã lên tiếng chỉ trích mô hình cho các quốc gia có nhiều rủi ro vay tiền của chính phủ Trung Quốc. Venezuela có thể sẽ là nơi đầu tiên lời cảnh báo này trở thành hiện thực. Khoảng cho vay 56,3 tỷ USD của Trung Quốc đã "chìm xuồng" khi nền kinh tế Venezuela rơi vào khủng hoảng từ năm 2007. Một khoản vay đổi dầu sẽ không thể cứu vãn được kho bạc Venezuela bởi chính phủ cần các khoản tiền mặt ngắn hạn để chi trả lương, an sinh xã hội, và nhập khẩu, hơn là đầu tư dài hạn nhằm nâng cấp giàn khoan dầu.
Vì khoản vay sẽ được hoàn trả bằng dầu, nó không cần được quốc hội Venezuela phê chuẩn (vì nó không được chính thức tính là khoản nợ). Về mặt lý thuyết, điều này đồng nghĩa với việc chính phủ không cần lý giải việc họ chi tiêu cho công dân như thế nào, mặc dù Trung Quốc kỳ vọng tiền này được đầu tư vào dầu. Trung Quốc sẽ được trả đầu tiên trên thang nợ, trước các chủ nợ khác.
“Trung Quốc muốn giảm rủi ro, nhưng giờ họ lại có một con nghiện nợ đeo bám,” Ricardo Hausmann, giáo sư kinh tế của đại học Harvard, đồng thời nguyên là bộ trưởng bộ kế hoạch của Venezuela giải thích. Thực ra, khó lòng khước từ bạn bè khi họ đang ở trong phòng khách nhà bạn; tổng thống Venezuela đã ở thăm Bắc Kinh cho cuộc diễu hành quân sự lớn diễn ra vào ngày 3/9, cùng với rất nhiều lãnh đạo trên thế giới. Quyền lực mềm là lý do xác đáng nhất để giải thích cho điều này. Venezuela vẫn là một phần thưởng địa chính trị đáng để đấu tranh.
Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng 3,1% trong năm nay và 3,6% trong năm 2016.
Số liệu thống kê tình hình hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 9 cho thấy sức tiêu thụ trong và ngoài nước đều giảm, làm dấy lên lo sợ rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang yếu đi nhanh hơn so với ước tính cách đây vài tháng.
Giới đầu tư đang phản ứng mạnh trước nhu cầu giảm sút của Trung Quốc và hồi kết của thời kỳ lãi suất thấp...
Lạm phát Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã bất ngờ rơi xuống - 0,1% trong tháng 9, có khả năng gây ra một đợt giảm giá nguy hiểm trở lại ở châu Âu. Đây là số liệu ngày 30/9 của Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat.
Lần đầu tiên quốc gia này cho phép các cá nhân có khối nợ trên 500.000 rouble (7.600 USD) và đã trễ hạn thanh toán 3 tháng nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Thụy Sĩ, Singapore và Mỹ tiếp tục giữ vững 3 vị trí đầu bảng các nước có năng lực cạnh tranh tốt nhất thế giới, theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) của Diễn đàn kinh tế Thế Giới (WEF).
Trung Quốc vừa tuyên bố bãi bỏ chính sách 1 con đã áp dụng trong hơn 30 năm quan nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nước này khó có thể đảo ngược xu hướng đang đe dọa sẽ “bóp nghẹt” nền kinh tế.
Những lập luận cho rằng Mỹ ít chịu ảnh hưởng bởi các nền kinh tế mới nổi không nhận được sự đồng tình từ các nhà kinh tế.
Tại vùng Calabria ở miền Nam nước Ý, băng mafia ‘Ndrangheta nắm quyền quyết định chuyện ai được phép làm gì trong nền kinh tế
Liệu rằng làn sóng lao động nhập cư từ Trung Quốc kéo sang, về lâu dài có là mầm mống xung đột tôn giáo và sắc tộc cho Indonesia hay không ? Đó là câu hỏi tờ Tempo phát hành tại Jakarta đã nêu lên và được tuần san Courrier International của Pháp trích dẫn lại trong số báo ra ngày 24/09/2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự