Sự gia tăng hiện diện của Nga tại Syria có thể khiến Arab Saudi giảm sản lượng, từ đó khiến giá dầu tăng trở lại.

Thụy Sĩ, Singapore và Mỹ tiếp tục giữ vững 3 vị trí đầu bảng các nước có năng lực cạnh tranh tốt nhất thế giới, theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) của Diễn đàn kinh tế Thế Giới (WEF)
Báo cáo nhận định hầu hết các nền kinh tế đã có sự phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại khiến kinh tế toàn cầu không thể tăng trưởng nhanh như đã làm được trước đó. Sự phục hồi yếu dần và kéo dài hơn dự báo. "Các nước có nền kinh tế phát triển đều có sự sụt giảm so với thập kỷ trước, chỉ có Trung Quốc (xếp thứ 28) và Ấn Độ (xếp thứ 55) là hai trường hợp ngoại lệ”, theo Bussiness Insder.
Trong khi Ấn Độ tăng 16 bậc thì Brazil rớt hạng nặng nề xuống vị trí 75, mất 18 bậc và là thành viên có biểu hiện tệ nhất khối BRICS. Ngoài ra, Báo cáo cho biết, các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển tại châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới từ 2005 đến nay. Khu vực kinh tế năng động này chiếm 30% GDP toàn cầu, trong đó riêng Trung Quốc đã góp 16%. Các nền kinh tế tại Đông Nam Á, Malaysia (xếp thứ 18), Thái Lan ( xếp thứ 32), Indonesia (xếp thứ 37) và Philippines (xếp thứ 47) và Việt Nam (xếp thứ 56), khá năng động nhưng có tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và phổ cập công nghệ chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng.
Biểu đồ năng lực cạnh tranh các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển ở châu Á. Nguồn: WEF Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu là báo cáo thường niên nhằm vẽ ra bức tranh toàn cảnh về yếu tố thúc đẩy cạnh tranh, năng suất và sự thịnh vượng tại các quốc gia. Năng lực cạnh tranh được xác định dựa vào: “tập hợp các tổ chức, chính sách và các yếu tố có tính quyết định đến năng suất của một nền kinh tế, từ đó thiết lập mức độ thịnh vượng của đất nước đó”. Những chỉ số này được xác định dựa vào cơ sở hạ tầng, sự đổi mới và kinh tế vĩ mô. Năm 2015, Báo cáo khảo sát 140 quốc gia, ít hơn năm ngoái 4 nước.Top 10 nước có năng lực cạnh tranh tốt nhất:
1. Thụy Sĩ
2. Singapore
3. Mỹ
4. Đức
5. Hà Lan
6. Nhật
7. Hong Kong
8. Phần Lan
9. Thụy Điển
10. Anh
Sự gia tăng hiện diện của Nga tại Syria có thể khiến Arab Saudi giảm sản lượng, từ đó khiến giá dầu tăng trở lại.
Kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng 3,1% trong năm nay và 3,6% trong năm 2016.
Số liệu thống kê tình hình hoạt động tại các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 9 cho thấy sức tiêu thụ trong và ngoài nước đều giảm, làm dấy lên lo sợ rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang yếu đi nhanh hơn so với ước tính cách đây vài tháng.
Giới đầu tư đang phản ứng mạnh trước nhu cầu giảm sút của Trung Quốc và hồi kết của thời kỳ lãi suất thấp...
Lạm phát Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã bất ngờ rơi xuống - 0,1% trong tháng 9, có khả năng gây ra một đợt giảm giá nguy hiểm trở lại ở châu Âu. Đây là số liệu ngày 30/9 của Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat.
Lần đầu tiên quốc gia này cho phép các cá nhân có khối nợ trên 500.000 rouble (7.600 USD) và đã trễ hạn thanh toán 3 tháng nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Theo một cam kết năm 2007 với ông Hugo Chávez, Venezuela được vay từ Trung Quốc gói 5 tỷ USD đổi lấy dầu. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng hầu như Trung Quốc không có lợi lộc kinh tế gì từ thỏa thuận này.
Trung Quốc vừa tuyên bố bãi bỏ chính sách 1 con đã áp dụng trong hơn 30 năm quan nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nước này khó có thể đảo ngược xu hướng đang đe dọa sẽ “bóp nghẹt” nền kinh tế.
Những lập luận cho rằng Mỹ ít chịu ảnh hưởng bởi các nền kinh tế mới nổi không nhận được sự đồng tình từ các nhà kinh tế.
Tại vùng Calabria ở miền Nam nước Ý, băng mafia ‘Ndrangheta nắm quyền quyết định chuyện ai được phép làm gì trong nền kinh tế
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự