tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin tài chính - tiền tệ thế giới và Việt Nam 22-03-2016

  • Cập nhật : 22/03/2016

USD tăng sau bình luận của quan chức Fed

usd phien 21/3 tang sau khi 2 quan chuc fed len tieng ung ho viec ngan hang trung uong nang lai suat vao thang 4 toi.

USD phiên 21/3 tăng sau khi 2 quan chức Fed lên tiếng ủng hộ việc Ngân hàng trung ương nâng lãi suất vào tháng 4 tới.

USD phiên 21/3 tăng sau khi 2 quan chức Fed lên tiếng ủng hộ việc Ngân hàng trung ương nâng lãi suất vào tháng 4 tới.

Chốt phiên, euro giảm 0,2% so với USD xuống 1,1245 USD/EUR, trong khi đó, USD cũng tăng 0,4% so với yên lên 111,94 JPY/USD.

Chỉ số Đôla ICE, theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt, tăng 0,2% lên 95,298 điểm, trong khi đó, Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, cũng tăng 0,3% lên 87,13 điểm.

Hôm thứ Hai 21/3, Chủ tịch Fed San Francisco John William tuyên bố ông sẽ ủng hộ việc Fed nâng lãi suất vào tháng 4 hoặc tháng 6, trong khi đó, Chủ tịch Fed Atlanta Dennis Lockhart cho biết, ông ủng hộ việc nâng lãi suất trong phiên họp chính sách tháng 4 tới đây.

Bình luận của ông Lockhart được đưa ra sau các tuyên bố tương tự của Chủ tịch Fed Richmond Jeffrey Lacker và Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard - đều cho rằng lãi suất hoàn toàn có thể tăng trong phiên họp chính sách tháng 4.

Bên cạnh đó, bình luận của ông Lockhart rất đáng chú ý vì ông nổi tiếng là nhân vật trung lập trong số các quan chức Fed.

Tuần trước, Ngân hàng trung ương Mỹ đã khiến giới đầu tư ngạc nhiên khi hạ viễn cảnh nâng lãi suất trong năm 2016 và tỏ ra thận trọng về nền kinh tế toàn cầu, khiến thị trường ồ ạt bán tháo USD.

Đà tăng của USD cũng được hỗ trợ khi bảng Anh lao dốc do lo ngại Anh ra khỏi EU (Brexit). Bảng Anh đã giảm hơn 0,5% do lo ngại mối bất đồng quan điểm trong Đảng Bảo thủ cầm quyền ngày càng sâu sắc ngay trước cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Anh.

Chốt phiên, bảng Anh giảm 0,6% so với USD xuống 1,4397 GBP/USD.


Lượng tiền giả bị thu giữ năm 2015 tăng 0,17% so với năm 2014

Tiền giả thu giữ năm 2015 tăng 0,17% so với năm 2014 và 22,9% so với năm 2013.

luong tien gia bi thu giu nam 2015 tang 0,17% so voi nam 2014 - anh minh hoa

Lượng tiền giả bị thu giữ năm 2015 tăng 0,17% so với năm 2014 - Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thấy, lượng tiền giả thu giữ trong năm 2015 qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước tăng 0,17% so với năm 2014 và 22,9% so với năm 2013.

Theo kết quả phân tích của NHNN, các loại tiền giả tiền polymer đã thu giữ cho đến nay đều có thể nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các đặc điểm bảo an dành cho công chúng như: hình bóng chìm, dây bảo hiểm, hình định vị, mực đổi màu và yếu tố hình ẩn (DOE)...

Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, thiệt hại về kinh tế do nhận phải tiền giả, NHNN tiếp tục khuyến nghị người sử dụng tiền cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật và nên tạo thói quen kiểm tra đồng tiền mỗi khi giao dịch tiền mặt.

Để có thông tin chi tiết về “Tiền Việt Nam và cách nhận biết”, các tổ chức, cá nhân có thể tham khảo trên website của NHNN: http://www.sbv.gov.vn


Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất ngăn chặn vụ xuất lậu hơn 3 triệu Yên

Ngày 21-3-2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Cục Hải quan TPHCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện và ngăn chặn một vụ vận chuyển ngoại tệ trái phép.

tang vat hon 3 trieu yen nhat.

Tang vật hơn 3 triệu Yên Nhật.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã xác định nam hành khách, quốc tịch Việt Nam, làm thủ tục xuất cảnh đi Nhật thuộc đối tượng có nghi vấn trọng điểm.

Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, ngoài định mức hành lý theo quy định, đối tượng còn mang theo 3.210.000 JPY (tương đương trên 500 triệu đồng), nhưng không khai báo hải quan theo quy định của pháp luật.

Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.


Đằng sau chuyện Vietinbank vay ngoại tệ

lieu muc lai suat co phai la van de quan trong nhat khi xem xet tac dong tong the cua mot khoan vay dem lai cho nen kinh te mot quoc gia?

Liệu mức lãi suất có phải là vấn đề quan trọng nhất khi xem xét tác động tổng thể của một khoản vay đem lại cho nền kinh tế một quốc gia?

Liệu mức lãi suất có phải là vấn đề quan trọng nhất khi xem xét tác động tổng thể của một khoản vay đem lại cho nền kinh tế một quốc gia?

Cuối năm 2015, khi việc phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ không khả quan như kế hoạch, Nhà nước lúc đó đã lên phương án phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng USD. Mới đây, lại có thông tin VietinBank vay 200 triệu USD từ 18 ngân hàng ngoại mà đứng đầu do BNP Paribas và Taipei Fubon Commercial Bank thu xếp. Thông tin này cũng vấp phải nhiều phản ứng trái chiều. Nguyên nhân nằm ở sự so sánh giữa mức lãi suất huy động ngoại tệ bằng 0% trong nước với mức lãi suất (chưa được công bố) vay từ nước ngoài.

Liệu mức lãi suất có phải là vấn đề quan trọng nhất khi xem xét tác động tổng thể của một khoản vay đem lại cho nền kinh tế một quốc gia? Còn rất nhiều điểm lợi khác nhau giữa hai nguồn huy động từ phía nội và ngoại mà một người sẽ khó nắm rõ được nếu không hoạt động trong ngành tài chính.

Tại thị trường tài chính Việt, những năm qua, những cá nhân hay doanh nghiệp có ngoại tệ nhàn rỗi, phổ biến là USD, hay có tâm lý ưu tiên gửi tiết kiệm ở một ngân hàng và thường phải cân nhắc giữa 3 yếu tố: kỳ hạn gửi tiền, mức lãi suất, uy tín của tổ chức tín dụng. Mỗi khách hàng khi đem tiền đi gửi thực tế đều phải xem xét trước hết nhu cầu và lộ trình sử dụng nguồn tiền ngoại tệ nhàn rỗi đó trong tương lai ra sao.

Nói cách khác, kế hoạch sử dụng ngoại tệ trong tương lai sẽ là yếu tố quyết định đến kỳ hạn gửi tiền USD dài hay ngắn. Nếu khách hàng nhận thấy họ sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong tương lai gần như đi du lịch nước ngoài; con cái du học, mua sắm thiết bị nhập khẩu, trả tiền nhà cung cấp ở nước ngoài…thì dù lãi suất huy động USD có hấp dẫn ở các kỳ hạn lớn hơn 12 tháng, họ cũng khó lòng gửi dài hạn.

Rõ ràng, kỳ hạn, chứ không phải mức lãi suất, mới là yếu tố quan trọng nhất trước mọi quyết định gửi tiền. Thực tế, lịch sử đường cong lãi suất huy động USD tại các ngân hàng cho thấy trong suốt thời gian dài nguồn USD huy động được trong nền kinh tế đều tập trung ở kỳ hạn ngắn dưới 1 năm hơn là các kỳ hạn trung, dài hạn. Đối với cá nhân hoặc tổ chức có nguồn USD dư thừa thì với vai trò là đối tượng đi gửi tiền để nhận lãi suất, áp lực chọn thời điểm gửi tiền sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với vai trò ở đầu bên kia, phía cung cấp dịch vụ chính là các ngân hàng.

Suy rộng ra, với vai trò điều tiết sức khỏe nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả hoạt động của cả hệ thống, các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng quốc doanh từ lâu luôn đóng vai trò xương sống, cần cân nhắc các yếu tố vĩ mô dựa trên mục tiêu cao nhất là hướng tới sự an toàn của cả hệ thống và lợi ích kinh doanh.

Theo Vụ Dự báo - Thống kê tiền tệ thuộc Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng sẽ đạt ngưỡng tăng trưởng bình quân 17,46% đến cuối năm 2016. Tuy nhiên, tăng trưởng huy động ngoại tệ sẽ thấp hơn nhiều so với tiền đồng. Trong bối cảnh hụt thu ngân sách, bội chi công, nợ công cao thì sức ép tăng lạm phát chỉ là vấn đề thời gian. Còn nhớ, năm 2015 đã xác lập điểm đáy mới thấp kỷ lục trong vòng 15 năm qua khi chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 0,63% so với năm 2014. Song song với việc áp dụng chính sách tỉ giá trung tâm thì CPI ổn định cũng hỗ trợ tốt cho việc bình ổn tỉ giá giữa tiền đồng và USD.

Như vậy, nếu lạm phát gia tăng là xu hướng tất yếu sau khi đã chạm điểm đáy thì thời điểm hiện tại việc các ngân hàng thương mại chủ động thu xếp nguồn tài chính là lựa chọn sáng suốt. Trong diễn biến kinh doanh luôn cần cấp tín dụng ổn định cho doanh nghiệp, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán ngoại tệ thì càng quyết định được sớm nguồn vay USD dài hạn, về tổng thể càng có lợi cho hiệu quả hoạt động, bởi lẽ chi phí đi vay sẽ rẻ hơn, nhất là khi có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các yếu tố vĩ mô.

Về mặt nghiệp vụ, nguồn vốn của các ngân hàng từ nguồn huy động trong dân cư, doanh nghiệp, tái cấp vốn hay vay từ các tổ chức tín dụng trong ngoài nước đều quy về một đầu mối là bộ phận nguồn vốn. Tại đây, nguồn vốn thông qua cơ chế “giá vốn nội bộ” và hoạt động ALM - quản lý thanh khoản và rủi ro, sẽ được tính toán và phân bổ mức lãi suất cao hay thấp khác nhau phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng. Đó là thời gian sử dụng nguồn vốn và tính thanh khoản của dòng tiền. Bộ phận này đóng vai trò cân đối lại mức lãi suất huy động bình quân của các kỳ hạn khác nhau trong toàn hệ thống; sau đó, sẽ tính toán lãi suất cung cấp ra cho các khoản vay thương mại, vay tiêu dùng, vay cá nhân, hoặc các khoản đầu tư khác. Như vậy, kể cả khi nguồn USD trong dân cư huy động với 0% và nguồn tiền vay của các ngân hàng nước ngoài với lãi suất cao hơn thì cũng được “trộn lẫn” trước khi đem ra cung cấp cho nền kinh tế.

Điểm mấu chốt chính là tính thanh khoản của dòng tiền huy động. Mặc dù lượng USD trong dân chúng có thể cao (bằng chứng là lượng kiều hối đạt xấp xỉ 15 tỉ USD) thì cũng không dễ dàng cho các ngân hàng khi muốn huy động. Ngay cả trước thời điểm mức lãi suất huy động USD về 0%, cả năm 2015 tăng trưởng huy động USD chỉ đạt 14,3% trong khi tăng trưởng tín dụng tăng trung bình 18%.

Bài học năm 2011 đã chứng minh “sức công phá” lên toàn hệ thống nếu họ không “nhìn xa trông rộng” trước vấn đề thanh khoản, đặc biệt là thanh khoản ngoại tệ. Tại thời điểm đó, mức lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng có lúc tăng lên 25%/năm, tiền mặt khan hiếm. Những ngân hàng nắm giữ danh mục trái phiếu lớn đã có lợi thế chiến lược khi thông qua hợp đồng hoán đổi và Repo với ngân hàng khối ngoại để thu về lượng ngoại tệ với giá vốn khoảng 2%/ năm. Trong khi đó, toàn hệ thống đang khát tiền mặt và lãi suất USD khi đó đang giao dịch bình quân ở ngưỡng 5%. Những ngân hàng này đã qua cơn bĩ cực và ghi nhận bài học sâu sắc về việc chủ động nguồn lực ngoại tệ.

Việc một ngân hàng Việt có thể vay USD từ 18 ngân hàng nước ngoài không phải là đơn giản. Bên đi vay ngoài việc tuân theo quy trình cho vay, hợp đồng tín dụng theo chuẩn mực quốc tế thì điều quan trọng là phải đạt được hạn mức tín nhiệm trong ngưỡng cho phép. Rõ ràng, uy tín của các ngân hàng Việt đang tăng lên, một bằng chứng cho thấy hiệu quả của quá trình cơ cấu nợ và hệ thống suốt 4 năm qua.

Mặt khác, chỉ có 55% các tổ chức tín dụng, trong khảo sát của Vụ Dự báo - Thống kê tiền tệ thuộc Ngân hàng nhà nước, tin rằng thanh khoản toàn hệ thống năm 2016 sẽ duy trì trạng thái tốt. Tức là gần phân nửa số tổ chức tín dụng có thể bắt đầu có phương án riêng cho một kịch bản thanh khoản khác. Việc VietinBank vay 200 triệu USD kỳ hạn 5 năm rất có thể nằm trong nhóm một nửa còn lại này. Điều này càng có lý khi xem xét dư nợ tín dụng của toàn hệ thống năm 2016 được kỳ vọng tăng trưởng bình quân 21,4%. Còn nhớ, giai đoạn 2011, dư nợ tín dụng toàn hệ thống chỉ là 12%, tức bằng hơn một nửa so với kỳ vọng của năm nay.


"Sở hữu và hoạt động của một số ngân hàng còn thiếu minh bạch"

"so huu va hoat dong cua mot so ngan hang con thieu minh bach"

"Sở hữu và hoạt động của một số ngân hàng còn thiếu minh bạch"

Đây là một trong những đánh giá của Chính phủ về tình hình, kết quả chủ yếu, những tồn tại hạn chế và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.

Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII sáng nay, Báo cáo chi tiết của Chính phủ gửi đến đại biểu Quốc hội đánh giá thời gian qua chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và phối hợp tốt hơn với chính sách tài khoá, đã cơ bản bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 11,7% năm 2010 xuống còn 0,6% vào năm 2015. Mặt bằng lãi suất giảm, năm 2015 chỉ bằng khoảng 50% so với cuối năm 2011. Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định, khắc phục được cơ bản tình trạng sử dụng đô-la, vàng trong giao dịch thanh toán. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Cán cân thương mại được cải thiện; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao. Dự trữ ngoại hối tăng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong giai đoạn 2011-2015, các tổ chức tín dụng đã tích cực, chủ động cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; giám sát chặt chẽ và sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ thông qua các giải pháp như tổ chức lại, sáp nhập, mua lại với giá 0 đồng,...; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm an toàn hệ thống.

Các tổ chức tín dụng đã từng bước áp dụng chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế, hiệu quả hoạt động được nâng lên, chất lượng tín dụng được cải thiện; dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 tăng 13,5%/năm, riêng năm 2015 tăng 18%. Đồng thời, triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu; phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). Tỷ lệ nợ xấu giảm dần, đến cuối năm 2015 còn khoảng 2,55%.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng mới thực hiện được giai đoạn đầu. Chất lượng tín dụng và dịch vụ ngân hàng cải thiện còn chậm. Cơ cấu tín dụng chưa thật phù hợp với yêu cầu phát triển. Năng lực tài chính, quản trị, kiểm tra, giám sát nội bộ của một số tổ chức tín dụng còn yếu, nợ xấu còn cao. Sở hữu và hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu minh bạch, có mặt chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc tăng vốn điều lệ của một số tổ chức tín dụng chưa đạt mục tiêu đề ra. Nợ xấu đã được xử lý một bước nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục