Lượng kiều hối ngày càng chảy nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; thay vì đầu tư bất động sản, chứng khoán hoặc chi tiêu như trước.

NHNN vừa có ý kiến trả lời một số kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TPHCM về Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016 về cho vay hỗ trợ nhà ở.
NHNN cho biết Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) kiến nghị NHNN chấp thuận cho giải ngân tái cấp vốn các hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày 31/3/2016 đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại đã chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội mà chủ đầu tư dự án đó đang xây dựng dở dang và đã bán cho khách hàng trong trường hợp người mua nhà đã ký hợp đồng vay gói 30.000 tỷ đồng trước ngày 31/3/2016
Về vấn đề này, NHNN khẳng định sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và cân đối hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, lãnh đạo Chính phủ đã đồng ý không gia hạn giải ngân tái cấp vốn cho nhóm khách hàng doanh nghiệp với một số lí do sau đây.
Thứ nhất, nhóm khách hàng doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh đã được hưởng lợi nhuận định mức, đã được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai... khi xây dựng nhà ở xã hội. Việc gia hạn cho người dân cũng là hình thức hỗ trợ gián tiếp cho việc bán hàng của doanh nghiệp.
Thứ hai, trong các mục tiêu của chương trình, mục tiêu an sinh xã hội thông qua việc hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn giá rẻ để cải thiện điều kiện về chỗ ở là mục tiêu quan trọng, được ưu tiên hơn.
Thứ ba, tiến độ giải ngân của nhóm khách hàng doanh nghiệp diễn ra rất chậm do dự án chậm tiến độ. Việc gia hạn chương trình cho các dự án chậm tiến độ sẽ tạo tiền lệ không tốt, gây tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
NHNN chỉ gia hạn giải ngân tái cấp vốn đối với nhóm khách hàng cá nhân. Do đó, việc giải ngân tái cấp vốn đối với các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội kết thúc theo đúng quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN và Thông tư 32/2014/TT-NHNN.
Với kiến nghị cá nhân, hộ gia đình đã ký hợp đồng vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng trước ngày 31/3/2016 và đã được giải ngân dang dở được tiếp tục giải ngân đến hết hợp đồng, kể cả trường hợp nhận nhà sau ngày 31/12/2016.
NHNN cũng khẳng định việc cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ- CP (chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng) đối với các hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày 31/3/2016 của các khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sữa chữa lại nhà ở của mình (nhóm khách hàng cá nhân) tối đa đến ngày 31/12/2016. Với tốc độ giải ngân trong thời gian qua, NHNN xét thấy thời gian gia hạn tái cấp vốn tối đa đến 31/12/2016 là phù hợp. Các khoản giải ngân sau ngày 31/12/2016 sẽ được giải ngân từ nguồn vốn của ngân hàng thương mại và áp dụng lãi suất theo thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng.
Về kiến nghị của HoREA đề nghị NHNN ban hành quyết định lãi suất cho vay nhà ở xã hội là 4,8%/năm áp dụng đến hết ngày 31/12/2016 với chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng, NHNN cho biết ngày 6/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1013/QĐ -TTg quy định lãi suất cho vay nhà ở xã hội là 4,8% áp dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định 100/2015-NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Còn đối với chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng, NHNN đã quy định lãi suất áp dụng trong năm 2016 là 5%/năm (giảm 1% so với mức lãi suất 6% theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN). Đây là mức lãi suất đã được tính toán hợp lý dựa trên tình hình thực tế lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường và phù hợp với nguyên tắc hỗ trợ lãi suất tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN của NHNN.
Lượng kiều hối ngày càng chảy nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; thay vì đầu tư bất động sản, chứng khoán hoặc chi tiêu như trước.
CTCP Truyền thông Tài chính (StoxPlus) vừa công bố kết quả thống kê thị phần cho vay của các công ty tài chính hiện vào khoảng 2 tỷ USD trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.
Từ nay đến tháng 6-2017, các NH thương mại trên địa bàn sẽ tập trung giải ngân số vốn đã cam kết trong chương trình kết nối và sẽ dành 150.000 tỷ đồng vốn tín dụng để hỗ trợ các DN tập trung sản xuất, kinh doanh.
Với chủ đề “Hải Phòng - điểm đến của nhà đầu tư”, Hội nghị xúc tiến đầu tư 2016 nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh, vị thế, môi trường đầu tư của thành phố Cảng, đồng thời là cơ hội để lãnh đạo thành phố Hải Phòng cam kết trước các nhà đầu tư về cải cách thể chế, đơn giản hóa các thủ tục trong đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ và đồng hành cùng nhà đầu tư phát triển bền vững.
Lỗ luỹ kế đến cuối năm 2015 của Vinafood 2 là 1.114 tỷ đồng, bằng 30,4% vốn chủ sở hữu. Trong đó, riêng công ty mẹ lỗ 31 tỷ đồng trong năm 2015 sau khi lỗ 873 tỷ đồng trong năm trước đó.
Liên quan đến năng lực hành vi dân sự của khách hàng bị từ chối mở thẻ, NHNN khẳng định đây không phải là quy định của NHNN mà chỉ là ý kiến của cá nhân cán bộ Vietcombank trong quá trình tác nghiệp.
Một loạt ngân hàng chậm trả, tiền khê đọng và thời gian cũng là tiền...
Bộ Công Thương vừa đưa ra một số khuyến cáo nhằm giúp người dân tránh bị dụ dỗ, lừa đảo tham gia các hoạt động giao dịch tiền ảo theo mô hình kinh doanh đa cấp.
Chia sẻ với báo chí chiều nay (14/9), ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, ngay trong năm nay, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ bắt đầu thực hiện thoái vốn Nhà nước khỏi Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã VNM).
Bộ Tài chính cho biết, lũy kế đến 25/8/2016 tổng giá trị chi trả nợ là 162.992 tỷ đồng; trong đó trả nợ trong nước là 132.433 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài là 30.559 tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự