Tình trạng “mua tin đồn, bán thực tế” đang diễn ra với đồng USD khi đồng bạc xanh tiếp tục suy yếu so với đồng euro sau khi Fed tăng lãi suất. Sáng nay (22/12 - giờ Việt Nam), 1 USD đổi được 0,9155 EUR; 121,2100 JPY; 0,6718 GBP; 0,9921 CHF…

Các chuyên gia kinh tế đã có những phân tích về tác động của quyết định nâng lãi suất mà FED vừa đưa ra trong ngày hôm nay ở châu Âu nói riêng và toàn cầu nói chung.
Diễn biến giao dịch các kênh đầu tư châu Âu?
Chứng khoán khu vực hôm nay tất cả đều đồng loạt tăng mạnh sau quyết định của bà Janet Yellen. Nếu có gì đáng chú ý có lẽ là mức tăng hơn 2% của chỉ số chung khu vực EuroStoxx600, mức phản ánh rõ sự kỳ vọng, ngóng chờ của nhà đầu tư vào quyết định của FED sau hàng nhiều tháng nâng lên đặt xuống.
Tăng lãi suất thì đồng USD sẽ có xu hướng mạnh lên, hôm nay USD tăng so với gần như tất cả các loại tiền tệ. Cũng vì thế dầu, vàng và các tài sản khác được định giá bằng USD sẽ đắt hơn nên gần như tất cả các kênh hàng hóa đều giảm.
Dấu mốc cho sự bắt đầu thời kỳ thắt chặt tiền tệ?
Giai đoạn khủng hoảng tài chính với hàng loạt các Ngân hàng Trung ương đưa lãi suất về gần 0, người ta từng gọi là kỷ nguyên tiền dễ, đồng tiền được nới lỏng trong một thời gian dài và cho vay chưa bao giờ ưu đãi hơn. Nếu chỉ với một động thái của FED thì có lẽ kỷ nguyên này chưa chấm dứt.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh trong cuộc họp đầu tuần đã tuyên bố, lãi suất vẫn thấp một thời gian dài nữa, kể cả khi FED có tăng. Ông Mark Carney nếu vẫn muốn dựa vào mốc lạm phát 2% là cơ sở duy nhất để điều hành tiền tệ, thì có lẽ còn lâu người ta mới thấy lãi suất ở Anh tăng, vì từ đầu năm đến giờ lạm phát còn chưa quá 0,1%. Thậm chí sáng nay, trên thị trường Anh, nhà đầu tư dự đoán phải đến tháng 2/2017 BOE mới tăng lãi suất, lùi rất xa so với dự đoán quý 2 năm sau.
Còn ECB và Ngân hàng Trung ương Nhật càng không ai dự đoán được ngày tăng. JP Morgan Chase dự đoán thậm chí nhiều Ngân hàng Trung ương sẽ vẫn giảm lãi suất, trong đó có Trung Quốc. Số lượng các nền kinh tế đang phát triển neo tỷ giá theo đồng USD đã giảm, đồng nghĩa với việc các nước này sẽ không phải theo chân FED. Với triển vọng tăng trưởng toàn cầu hiện nay, tăng lãi suất đồng loạt là điều chưa thể xảy ra.
Quyết định FED tác động thế nào đến người Mỹ?
Sẽ phải mất một thời gian để quyết định của FED có hiệu lực rõ rệt lên nền kinh tế. Thế nhưng trong tương lai gần, các chuyên gia dự đoán, người tiêu dùng Mỹ sẽ cảm nhận được tác động.
Lãi suất sẽ tăng trong hầu hết các khoản vay lớn nhỏ từ tài khoản tiết kiệm, vay tiền mua ô tô, cho tới vay thế chấp mua nhà và trái phiếu doanh nghiệp. FED tuyên bố sẽ tăng lãi suất từ từ nhỏ giọt, nhưng dự kiến chỉ tăng 1% lãi suất cũng sẽ cắt bớt 0,15% tăng trưởng kinh tế Mỹ của năm sau và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường việc làm.
Các chuyên gia kinh tế thế giới nhìn chung cùng chia sẻ quan điểm là do bước tăng chỉ 0,25% nên ảnh hưởng đợt tăng lãi suất này sẽ chưa thể nhận thấy rõ rệt. Tuy nhiên quyết định của FED sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi trong thị trường tài chính thế giới.
Tình trạng “mua tin đồn, bán thực tế” đang diễn ra với đồng USD khi đồng bạc xanh tiếp tục suy yếu so với đồng euro sau khi Fed tăng lãi suất. Sáng nay (22/12 - giờ Việt Nam), 1 USD đổi được 0,9155 EUR; 121,2100 JPY; 0,6718 GBP; 0,9921 CHF…
Tờ The Wall Street Journal đã ví von, quyết định của FED dường như đã hất đổ con cờ domino đầu tiên của chuỗi phản ứng kinh tế dây chuyền tích cực.
Theo dự báo của Bloomberg, từ ngày 30/11 năm nay đến cuối năm 2016, đồng rupiah sẽ giảm giá 6,2% so với USD, mạnh gấp đôi so với đà giảm của đồng ringgit.
Đồng USD đã phục hồi trở lại so với euro và đồng yên Nhật ngay khi bước vào tuần giao dịch mới (sáng nay 21/12 - giờ Việt Nam. Hiện 1 USD đổi được 0,9203 EUR; 121,2000 JPY; 0,6705 GBP; 0,9921 CHF…
Các nhà đầu tư tự do và các chuyên gia tranh cãi gay gắt về hướng đi của giá vàng ngắn hạn trọng tuần tới (21-26/12), cũng là tuần nghỉ lễ.
Sự hưng phấn trước việc Fed tăng lãi suất nhanh chóng đi qua, đồng USD lại quay đầu giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 19/12 - giờ Việt Nam). Hiện 1 USD đổi được 0,9201 EUR; 121,1600 JPY; 0,6714 GBP; 0,9922 CHF…
Cơ quan tiền tệ Hong Kong (HKMA) thuộc Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) sáng 17/12 đã quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 0,5% lên 0,75% ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất.
Có tổng định giá lên đến gần 500 tỷ USD nhưng các công ty khởi đầu làn sóng "kinh tế chia sẻ” tại Mỹ vẫn trì hoãn các vụ niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO).
Lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ có tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của kinh tế thế giới, từ các khoản vay mua nhà và xe hơi cá nhân, chi phí đi vay của các chính phủ và công ty.
Thời đại của chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn chưa khép lại tại những nền kinh tế chính trên thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự