BVSC đánh giá tác động của việc VND giảm giá đến lạm phát sẽ không đáng kể và nhiều khả năng mặt bằng lãi suất huy động VND sẽ có xu hướng tăng thêm quanh mức 0,5% trong thời gian tới.

Sau khi NH Nhà nước tăng tỉ giá, các chuyên gia cho rằng lãi suất huy động VND có thể nhích lên nhưng không nhiều....
Sau khi NH Nhà nước tăng tỉ giá, các chuyên gia cho rằng lãi suất huy động VND có thể nhích lên nhưng không nhiều. Năm nay lãi suất thấp nhưng lại có thêm vấn đề khác là cầu tiền lớn hơn cung tiền, nghĩa là nhu cầu vay lớn hơn huy động do nhiều yếu tố, trong đó có sự phục hồi của thị trường bất động sản.
TS Nguyễn Đức Thành nhận định việc tăng tỉ giá cũng tạo áp lực lên lãi suất VND: “Tôi cho rằng sớm muộn gì cũng cần tăng lãi suất VND. Nếu tính từ đầu năm 2015, tỉ giá đã tăng bốn lần. Người giữ USD thực tế được lợi khoảng 4%, trong khi lãi suất VND với kỳ hạn 3 tháng chỉ khoảng 4,9%/năm.
Nếu lãi suất như hiện nay, chia ra thì chỉ được khoảng 0,4%/tháng - chỉ cao hơn lãi suất không kỳ hạn một chút. Do vậy, NH Nhà nước cần có động thái điều chỉnh lãi suất VND, có thể tăng những bước nhỏ, như 0,5 - 1%/năm. Việc tăng lãi suất sẽ có nhiều tác động tích cực, giúp ổn định nguồn vốn ở NH. Tăng nhẹ lãi suất tiền gửi sẽ không tạo áp lực lớn lên lãi suất cho vay”.
Đồng quan điểm, ông Trương Văn Phước cho rằng: “Có thể nói là cũng đã ở vùng rất thấp, do vậy trong thời gian tới lãi suất cũng có thể tăng lên ít và chậm”.
Về chuyển dịch vốn, TS Trần Hoàng Ngân cho rằng việc tỉ giá tăng từ đầu năm đến nay khiến người gửi VND có thể thấy thua thiệt nhưng tỉ giá tăng đã là quá khứ. Nếu chuyển sang USD lúc này, người dân có thể bị thua thiệt do tới đây lãi suất huy động VND có thể nhích lên còn biến động của tỉ giá chưa có gì là chắc chắn.
Còn TS Nguyễn Đức Thành nói: “Đến thời điểm này, người dân cần hết sức cẩn trọng khi chuyển sang sở hữu USD. Bởi tỉ giá VND - USD đã được điều chỉnh và dư địa để điều chỉnh tiếp có thể không còn nhiều. Với lãi suất hiện nay (và có thể sẽ có điều chỉnh tăng), người dân nên có cân nhắc để tránh bị thiệt hại khi rút tiền Việt khỏi ngân hàng và đổi sang USD”.
BVSC đánh giá tác động của việc VND giảm giá đến lạm phát sẽ không đáng kể và nhiều khả năng mặt bằng lãi suất huy động VND sẽ có xu hướng tăng thêm quanh mức 0,5% trong thời gian tới.
Nhiều ý kiến cho rằng, quyết sách tỷ giá hôm 19/8 của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ là “không còn đường nào khác”...
Việc đồng nhân dân tệ mất giá, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải quyết định nới tỷ giá 2 lần trong vòng 1 tuần qua đang làm đảo lộn tính toán của nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước.
Đa số cho rằng đây không phải là quyết định gây bất ngờ vì nó phản ứng lại quyết định phá giá bản tệ của Trung Quốc, tuy nhiên biên độ điều chỉnh có phần quyết liệt hơn dự kiến.
Phó Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị đầy đủ các giải pháp, công cụ cần thiết và sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định tỷ giá và thị trường trong biên độ đề ra.
Việc tỷ giá biến động thì có khả năng các hãng ô tô sẽ họp để điều chỉnh giá bán trong thời gian rất ngắn sắp tới.
Ngân hàng Nhà nước tăng tỉ giá thêm 1% và nới biên độ giá lên 3%, các chuyên gia cho rằng động thái này là nhằm đón đầu với khả năng Mỹ tăng lãi suất trong tương lai.
TS. Nguyễn Đức Thành nói, Việt Nam cần phòng ngừa kịch bản nở rộ bong bóng tài sản sau khi gia nhập TPP...
Theo Thống đốc, việc cho vay tín chấp còn yếu có nhiều lý do như kinh doanh của DN và người dân gặp khó khăn, năng lực tài chính của DN yếu, không chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dự án...
Quyết định tăng tỷ giá thêm 1% đồng thời nới biên độ thêm 3% được cho là quyết định chưa có tiền lệ của NHNN. Bước đi này được cho là cần thiết để đối phó với việc Trung Quốc liên tiếp phá giá NDT ở mức 4,7%, đồng thời để đối phó với việc FED có thể điều chỉnh lãi suất vào tháng 9 này. Tuy nhiên, thị trường cũng vẫn ‘sốc’. Nhất là khi, chỉ trong một tuần, NHNN đã có hai quyết định mạnh tay về tỷ giá. Hôm 12/8, biên độ tỷ giá từ 1% lên 2%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự