Việt Nam đang dần hình thành nền công nghiệp tiền kỹ thuật số với đầy đủ những hoạt động mua bán, "đào mỏ” và cả trung gian thanh toán.

Giới doanh nghiệp tìm kiếm các mức thuế thấp hơn, dẫn tới cuộc đua giữa các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Giới doanh nghiệp tìm kiếm các mức thuế thấp hơn, dẫn tới cuộc đua giữa các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu này.Nguồn ảnh: dantri.com.vn
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ cách đây 1 thập niên đã để lại nhiều vết sẹo kinh tế và chính trị. Nó cũng đồng thời tái định hình dòng vốn chảy khắp thế giới. Vào năm 2007, dòng vốn xuyên biên giới cao gần gấp 3 lần dòng vốn của năm 2016, thậm chí khi nhà đầu tư mải mê đuổi theo các mức sinh lời cao và rót vốn vào các thị trường trong bối cảnh lãi suất ở mức cực thấp.
Các ngân hàng từng chứng kiến tương lai xán lạn trong hoạt động cho vay ở nước ngoài nhưng giờ chú tâm hơn đến thị trường trong nước. Kết quả là sự sụp đổ trong hoạt động cho vay ngân hàng xuyên biên giới - nguyên nhân chính khiến dòng chảy vốn quốc tế giảm mạnh. Trong xu hướng này, dẫn đầu là sự rút lui của các ngân hàng châu Âu.
Hiện ngày càng nhiều dòng vốn chảy xuyên biên giới nằm ở dưới dạng đầu tư trực tiếp dài hạn, có vẻ như là nhằm mục đích xây dựng nhà máy hoặc mua cổ phần ở những công ty thuộc các thị trường nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế, sự tăng trưởng của dòng vốn FDI này đang phản ánh xu hướng không lành mạnh: doanh nghiệp tìm kiếm các mức thuế thấp hơn và cuộc đua giữa các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Ông Philip Lane, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland và Gian Maria Milesi-Ferretti, chuyên gia kinh tế cấp cao thuộc IMF, nhận xét trong một báo cáo gần đây của quỹ này rằng yếu tố chính đằng sau sự tăng trưởng FDI là dòng chảy đầu tư được ghi nhận ở các “trung tâm tài chính”, một cụm từ “tao nhã” ám chỉ những nước có mức thuế thấp như Ireland. “Nếu bạn nghĩ FDI đang rót vào Luxembourg để xây nhà máy ở đây thì bạn đã lầm rồi”, Maurice Obstfeld, chuyên gia kinh tế trưởng tại IMF, nhận xét.
IMF cũng bày tỏ mối lo ngại về những rủi ro trong hệ thống tài chính. “Những gì chúng ta đang chứng kiến là mức độ dòng vốn chảy vào và tốc độ tăng trưởng của nó có vẻ như bền vững nhưng không hàm ý rằng mọi thứ đều tốt đẹp”, Obstfeld nói.
Chưa quay về thời huy hoàng
Dòng vốn xuyên biên giới đã giảm mạnh so với thời điểm bắt đầu bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đã có 4.300 tỉ USD luân chuyển khắp thế giới vào năm 2016, nhưng con số này chỉ bằng 1/3 so với mức đỉnh 12.400 tỉ USD của năm 2007. Nhưng không ai cho rằng việc quay trở về thời kỳ bong bóng ngày trước là một chuyện tốt lành.
Sự thống lĩnh của FDI
FDI và đầu tư vốn cổ phần hiện chiếm tỉ trọng lớn hơn trong dòng vốn quốc tế so với hoạt động cho vay ngân hàng. Nhưng diễn biến này có thể liên quan nhiều hơn đến các tập đoàn đa quốc gia đang theo đuổi các mức thuế thấp, thay vì đầu tư vào các nhà máy.
Doanh nghiệp ngần ngại
Dòng vốn FDI hoặc các khoản đầu tư mới do các tập đoàn thực hiện mỗi năm vẫn chưa bằng với thời điểm trước khủng hoảng. Theo dự báo của Liên hiệp Quốc, phải mất nhiều năm nữa mới có thể quay trở lại thời kỳ đỉnh cao.
Các nước phát triển thoái lui
Vốn FDI từ các nền kinh tế phát triển đã giảm đáng kể so với trước thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tỉ trọng của các nước phát triển trong FDI toàn cầu cũng giảm mạnh trong bối cảnh vai trò của Trung Quốc đang tăng lên, còn châu Âu và Mỹ thì thụt lùi.
Đàm Hoa
Theo Nhipcaudautu.vn
Việt Nam đang dần hình thành nền công nghiệp tiền kỹ thuật số với đầy đủ những hoạt động mua bán, "đào mỏ” và cả trung gian thanh toán.
"Cơn sốt" Bitcoin đang nóng hơn bao giờ hết khi giá trị đã lên đến 70 tỉ USD, tăng đến đến hàng triệu lần dù ra đời chưa đến 10 năm. Vậy bí ẩn đang sau sức mạnh Bitcoin là gì?
Ngành dịch vụ tài chính cá nhân ở Việt Nam sẽ trở thành thị trường phát triển hàng đầu ở châu Á Thái Bình Dương năm nay.
Sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước chấp thuận cho một số NH được nới hạn mức (room) tín dụng, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại dòng tiền sẽ chảy vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản và chứng khoán, gây nguy cơ nợ xấu và áp lực lạm phát.
Có chuyên gia cho rằng Đức đang cân nhắc từ bỏ đồng euro và trở lại đồng tiền riêng nên rút hết vàng về nước.
BOJ, Fed, ECB đều muốn thu hẹp chương trình kích thích, nhưng họ cũng không muốn làm đồng tiền của mình mạnh lên vì sẽ ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế.
Phản ứng của giá vàng với những nguy cơ địa chính trị đang gia tăng trong những tháng qua khá là mờ nhạt.
Ông Sebastian Eckhardt, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, chia sẻ với báo chí những phân tích về đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT - VAT) và sửa 5 luật thuế gần đây của Bộ Tài chính.
Với việc ký kết 66 Hiệp định đầu tư song phương (BIT) và khoảng 10 Hiệp định thương mại tự do FTA, xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, việc phát sinh tranh chấp là điều khó tránh. Do đó, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó với tình huống nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự