tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bốn rủi ro với thị trường tài chính châu Á

  • Cập nhật : 23/07/2017

Nửa cuối năm nay, thị trường châu Á có thể chịu nhiều biến động hơn vì bốn yếu tố rủi ro.

Theo Bloomberg, giới phân tích do nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương Johanna Chua viết trong báo cáo công bố hôm 21.7 rằng triển vọng kinh tế châu Á trong thời gian còn lại của năm 2017 không hoàn toàn lạc quan. Lý do là vì bốn yếu tố dưới đây.

thi truong chau a co the chiu nhieu bien dong hon vi bon yeu to rui ro tu nay den cuoi nam anh: reuters

Thị trường châu Á có thể chịu nhiều biến động hơn vì bốn yếu tố rủi ro từ nay đến cuối năm ẢNH: REUTERS

Chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

Mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương trong đó có Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ ra sao trong bối cảnh tăng trưởng và lạm phát vẫn ì ạch? Động thái của Fed sẽ có tác động mạnh ở châu Á vì USD là đồng tiền quan trọng tại khu vực. Báo cáo viết: “Sự thay đổi đột ngột của các dự báo có thể khiến thị trường biến động, không để lại tác động tích cực cho các nguyên tắc cơ bản trong khu vực”.

Chủ nghĩa dân túy

Nhiều nền kinh tế mới nổi châu Á hưởng lợi từ các chính sách thận trọng giúp bảng cân đối tài chính mạnh hơn trong vài năm qua. Dù vậy, lợi ích kinh tế không được phân bổ một cách đồng đều và việc này khiến nhiều nước dễ tổn thương trước chính sách thiên về chủ nghĩa dân túy. Điều này đặc biệt đúng với Trung Quốc và Malaysia.

Quy định của Trung Quốc

Các nhà quan sát thị trường dự báo rằng giới quản lý Đại lục sẽ trở nên thận trọng hơn khi Đại hội Đảng lần thứ 19 đang đến gần. Nước này có thể đặt mục tiêu chính sách thiên về thắt chặt quy định tài chính hơn là hỗ trợ tăng trưởng ổn định, khiến các thị trường bất ngờ.

Kim Jong-un

Lãnh đạo Triều Tiên là yếu tố khó xác định nhất trong bốn rủi ro. Khi việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao khó xảy ra, kịch bản có thể xuất hiện là Mỹ theo đuổi các biện pháp trừng phạt gắt gao hơn, gây áp lực lên Trung Quốc với lệnh cấm vận xuất khẩu dầu đến Triều Tiên hoặc sử dụng biện pháp quân sự. Căng thẳng quân sự có thể tác động đến tâm lý và sức mua đồng đô la Mỹ, khiến yen Nhật tăng giá song sau đó đảo chiều nếu xung đột gia tăng.


Thu Thảo
Theo Thanhnien.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục