Giá sợi polyester tại châu Á đã giảm tới 30% so với đầu năm ngoái, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa từ Trung Quốc và dầu thô đi xuống.

Các nguyên nhân gây tổn thất trong và sau khai thác thủy sản đã được Tổng cục thủy sản đặt ra nhiều lần nhưng tình hình vẫn không được cải thiện mà đang có khuynh hướng tăng,chiếm khoảng một phần ba sản lượng khai thác. Các ý kiến tại một hội thảo ở Cà Mau hôm nay, 17-3, cho rằng nguyên do là bởi việc đầu tư vào phương tiện chưa đáp ứng nhu cầu.
Căn bệnh tổn thất sau khai thác thủy sản ai cũng thấy, nhưng sau nhiều năm vẫn chưa khắc phục được. Trong ảnh là cá của ngư dân Cà Mau đánh bắt về. Ảnh: Trung Chánh
Cụ thể, số liệu do Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) công bố từ năm 2012 cho thấy tổn thất trong và sau khai thác thủy sản ở Việt Nam chiếm khoảng 20-30% trên tổng sản lượng được khai thác hàng năm vào thời điểm lúc bấy giờ là khoảng 2,2 triệu tấn với tổng giá trị bị thiệt hại lên đến khoảng 8.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, hôm nay, 17-3, tại hội nghị “Chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác thủy sản" được tổ chức tại Cà Mau, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, một lần nữa cho biết trung bình cả nước có khoảng 30% trên tổng sản lượng thủy sản trong và sau khai thác bị thất thoát, hư hỏng, nghĩa là có gần một triệu tấn thuỷ sản bị hư hỏng, thất thoát trong tổng sản lượng trên 3 triệu tấn thủy sản được khai thác năm 2015. Thậm chí có nơi con số tổn thất lên đến trên 30%.
Như vậy, sau khi đối chiếu với con số được Tổng cục Thủy sản công bố hồi năm 2012, thì 3-4 năm sau, sản lượng thủy sản khai thác bị hao hụt vẫn lớn, thậm chí còn cao hơn so với trước.
Lý giải cho vấn đề trên, Thứ trưởng Tám nhắc lại những nguyên nhân đã được đưa ra cách đây vài năm, thậm chí cả chục năm trước, như công suất máy nhỏ, thiết bị lạc lậu, năng suất khai thác và công nghệ bảo quản sau khai thác thấp…
Cùng quan điểm đó, một số đại biểu khác cho rằng tuy số lượng tàu khai thác, đánh bắt cá trên biển nhiều, nhưng chủ yếu lại là tàu có công suất nhỏ, bảo quản sản phẩm sau khai thác còn lạc hậu như áp dụng phương pháp bảo quản bằng nước đá xay hoặc bằng phương pháp ướp muối truyền thống, cho nên, độ lạnh không đủ ở mức cần thiết cho việc duy trì và bảo quản sản phẩm.
“Riêng ở Cà Mau, có khoảng 60% tàu công suất nhỏ dưới 90 CV, khai thác ven bờ nên hiệu quả đánh bắt thấp và vì vậy việc bảo quản cũng còn hạn chế”, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thừa nhận.
Theo ông Hải, việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu khai thác xa bờ, có trang bị các thiết bị hiện đại trong bảo quản sau khai thác, lại gặp vướng mắc vì thiếu các số liệu dự báo về chủng loại cá, vị trí có cá để đầu tư ngư cụ, tàu đánh bắt cho phù hợp. “Phải biết trên biển có những loại gì, sản lượng bao nhiêu, ở vị trí nào…, thì mới có thể đầu tư đóng tàu phù hợp, mới đưa vào khai thác hiệu quả được”, ông Hải cho biết.
Trao đổi thêm với TBKTSG Online bên lề hội nghị này về phương hướng khắc phục, ông Tám của Bộ NN&PTNT cho rằng muốn kéo giảm tổn thất trong và sau khai thác, nhất thiết cần phải có những hội thảo, hội nghị chuyên đề như thế này để giới thiệu các ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả khai thác và giảm tổn thất xuống.
“Từ hội nghị hôm nay, những năm tiếp theo, mỗi năm chúng tôi sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề như thế này và điều này cũng đã được Bộ NN&PTNT thông qua rồi”, ông Tám cho biết.
Tuy nhiên, có một điều rất băn khoăn, đó là trong một hội nghị chuyên đề như hôm nay, với sáu báo cáo tham luận, nhưng lại có đến một nửa số báo cáo của doanh nghiệp với tính chất quảng bá, bán sản phẩm của họ là chính, thì liệu việc giải quyết câu chuyện tổn thất trong và sau khai thác thủy sản vốn tồn tại nhiều năm qua có đạt yêu cầu hay không?
Một vị đại biểu bên lề hội nghị này bức xúc: “Vấn đề chúng tôi cần và muốn ở hội nghị là phải bàn sâu vào việc chính sách nhà nước sẽ làm gì để giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư các thiết bị cho mục đích giảm tổn thất trong và sau khai thác như thế nào, chứ mấy cái máy đó, khi cần ra tiệm hay ra đại lý là có ngay thôi, mắc gì phải trình bày ở đây”.
Trung Chánh
Theo TheSaigontimes.vn
Giá sợi polyester tại châu Á đã giảm tới 30% so với đầu năm ngoái, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa từ Trung Quốc và dầu thô đi xuống.
Kể từ khi Bộ Công thương công bố quyết định áp thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu, giá sản phẩm trong nước chỉ trong vài ngày giữa tháng 3 đã tăng vùn vụt khiến nhiều người dân đang xây dựng nhà cửa phải lao đao. Giá bất động sản cũng đang 'leo thang' theo.
Không cạnh tranh được về giá, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (thuộc Cty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung) bị thua lỗ nặng và ngừng hoạt động. Đồng thời, đề nghị hoãn nộp thuế GTGT và khoanh nợ gốc vay.
Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dệt may và da giày thuộc nhóm ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất của Việt Nam.
Đó là chủ đề của hội thảo do Báo Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức sáng 24/3 tại TP.HCM. Hội thảo nhận được sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương; hỗ trợ về chuyên môn và công tác tổ chức của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam…
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế kéo theo vận tải biển khó khăn và kéo dài cho đến nay khi cầu hàng hóa suy giảm lớn.
Với mức tăng trưởng 18%/năm, thị trường trang thiết bị y tế đang là lĩnh vực kỳ vọng hút vốn tư nhân mạnh mẽ. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các DN nội địa sẽ không lớn và nguy cơ “thua trên sân nhà” cũng đang hiện hữu.
Vượt hẳn các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng loạt doanh nghiệp Thái Lan đang tích cực đổ vốn vào ngành nhựa Việt Nam, cạnh tranh mạnh mẽ với doanh nghiệp trong nước
Năm 2015, các doanh nghiệp (DN) ngành tôn thép trong nước gặp khó khăn khi giá thép nguyên liệu nội địa và thế giới liên tục giảm. Năm 2016 được dự đoán sẽ là năm tiếp tục khó khăn khi nguy cơ tôn thép nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam. Để cứu mình, các DN tôn thép đang chủ động tìm hướng đi thoát khó.
Được quy hoạch làm cụm cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế , cảng trung chuyển quốc tế cho tàu trọng tải lớn ra vào, nhưng lượng hàng qua hệ thống cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép – Thị Vải quá “èo uột”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự