Với mức tăng trưởng từ 16-18% trong 5 năm trở lại đây, ngành nhựa hiện chỉ đứng sau viễn thông và dệt may. Đó chính là lý do quan trọng để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan.

Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dệt may và da giày thuộc nhóm ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc tận dụng cơ hội là không dễ. Dưới đây là kiến nghị của của lãnh đạo một số doanh nghiệp nhằm khai thác những cơ hội đó.
Công trình xanh - ‘cỗ máy sinh lời’ cho chủ đầu tư trong hội nhập TPP
Đối với ngành dệt may và da giày khi tham gia TPP thì yếu tố phát triển bền vững là điều tiên quyết giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội và xây dựng nền tảng cạnh tranh vững chắc. Giải pháp Công trình xanh được xem là công cụ hiệu quả cho sản xuất bền vững, nhờ tiết kiệm năng lượng và nước, góp phần giảm đáng kể chi phí vận hành.
Đứng về khía cạnh kinh doanh, làm công trình xanh có thể tốn thêm chi phí, nhưng đó hoàn toàn là đầu tư tăng thêm, chứ không mất đi. Sau thời gian hoàn vốn, thường 1 - 5 năm, các thiết bị này là “cỗ máy” sinh lời cho chủ đầu tư.
Đầu tư công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quyết định
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 30 tỷ USD vào năm 2020 và 55 tỷ USD vào năm 2025, với điều kiện khi nguồn cung nguyên liệu phát triển tương ứng cùng các giải pháp đồng bộ.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp dệt may khai thác cơ hội và nếu không phát triển công nghiệp hỗ trợ tương ứng tốc độ tăng trưởng ngành dệt may là 20 - 25%/năm thì dự báo trên sẽ không thể trở thành hiện thực. Ngoài ra, đầu tư công nghiệp hỗ trợ còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động kiểm soát chất lượng đầu vào, kế hoạch giao hàng và thủ tục hải quan.
Trước mắt, có thể triển khai thực hiện một số giải pháp như chỉ đạo cơ quan hữu quan thống kê, phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, từ đó tổng hợp, dự báo nhu cầu nguyên liệu theo chủng loại để làm cơ sở hoạch định cơ cấu sản xuất sản phẩm hỗ trợ.
Thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị
Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may thì Việt Nam mới chủ yếu tham gia phần cắt và may trong chuỗi cung ứng, trong đó hầu hết là sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, nên giá trị gia tăng thấp.
Tương tự, trong chuỗi giá trị toàn cầu về da giày, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu gia công theo đơn hàng từ nước ngoài, chứ chưa chủ động được khâu nguyên phụ liệu, nên lợi nhuận thấp.
Để tận dụng cơ hội từ TPP, chúng tôi đề xuất 5 nhóm giải pháp.
Thứ nhất, thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thông qua việc phát triển và quy hoạch các cụm công nghiệp dệt may, da giày.
Thứ hai, hỗ trợ tín dụng cho các dự án/doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, da giày, đặc biệt là các doanh nghiệp nội.
Thứ ba, đầu tư công nghệ máy móc, nâng cao khả năng thiết kế, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Thứ tư, doanh nghiệp dệt may, da giày cần tăng cường hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng và cộng hưởng nguồn lực.
Thứ năm, tăng cường đầu tư, thu hút đầu tư vào các công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu, dệt và nhuộm.
Với mức tăng trưởng từ 16-18% trong 5 năm trở lại đây, ngành nhựa hiện chỉ đứng sau viễn thông và dệt may. Đó chính là lý do quan trọng để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan.
Công ty Chứng khoán BVSC dự đoán, mức tăng trưởng lợi nhuận của Nhiệt điện Phả Lại trong năm 2016 có thể lên tới 63%.
4/7 nhà máy ethanol nhập khẩu và sử dụng công nghệ từ Trung Quốc, 3 nhà máy còn lại dù sử dụng công nghệ của các nước phát triển nhưng vẫn nhập thiết bị từ Trung Quốc.
Giá sợi polyester tại châu Á đã giảm tới 30% so với đầu năm ngoái, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa từ Trung Quốc và dầu thô đi xuống.
Kể từ khi Bộ Công thương công bố quyết định áp thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu, giá sản phẩm trong nước chỉ trong vài ngày giữa tháng 3 đã tăng vùn vụt khiến nhiều người dân đang xây dựng nhà cửa phải lao đao. Giá bất động sản cũng đang 'leo thang' theo.
Không cạnh tranh được về giá, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (thuộc Cty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung) bị thua lỗ nặng và ngừng hoạt động. Đồng thời, đề nghị hoãn nộp thuế GTGT và khoanh nợ gốc vay.
Đó là chủ đề của hội thảo do Báo Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức sáng 24/3 tại TP.HCM. Hội thảo nhận được sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương; hỗ trợ về chuyên môn và công tác tổ chức của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam…
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế kéo theo vận tải biển khó khăn và kéo dài cho đến nay khi cầu hàng hóa suy giảm lớn.
Các nguyên nhân gây tổn thất trong và sau khai thác thủy sản đã được Tổng cục thủy sản đặt ra nhiều lần nhưng tình hình vẫn không được cải thiện mà đang có khuynh hướng tăng,chiếm khoảng một phần ba sản lượng khai thác. Các ý kiến tại một hội thảo ở Cà Mau hôm nay, 17-3, cho rằng nguyên do là bởi việc đầu tư vào phương tiện chưa đáp ứng nhu cầu.
Với mức tăng trưởng 18%/năm, thị trường trang thiết bị y tế đang là lĩnh vực kỳ vọng hút vốn tư nhân mạnh mẽ. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các DN nội địa sẽ không lớn và nguy cơ “thua trên sân nhà” cũng đang hiện hữu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự