Ngành sản xuất giấy hiện nay phục vụ trong nước là chủ yếu, mới xuất khẩu được số lượng nhỏ. Do đó ngành giấy không tận dụng được nhiều cơ hội xuất khẩu với thuế suất 0% khi hội nhập.

Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất thép thô lớn nhất Đông Nam Á với sản lượng 5,847 triệu tấn. Tuy nhiên, thép là một trong những sản phẩm bị kiện nhiều nhất chỉ sau các ngành nông sản, hải sản, thực phẩm.
Hiệp hội Thép cho biết hiện nay tiêu thụ thép của Việt Nam đã qua mốc “cất cánh” của nền kinh tế với mức tiêu thụ khoảng 100kg/người và đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Để đạt được mức bão hòa 600-650kg/người Việt Nam cần thời gian khoảng 20-40 năm nữa.
Hiện sản xuất thép trong nước đã đáp ưng đủ nhu cầu thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép và tôn mạ kim loại, sơn phủ màu. Một số sản phẩm thép của Vệt Nam xuất khẩu cao như tôn mạ KL&SPM, ống thép, thép cán nguội.
Sản xuất sản phẩm cuối cùng năm 2014 của thép Việt Nam đạt 5,6 triệu tấn thép cán nóng đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam đạt 12,3 triệu tấn tăng trưởng 29,8% vươn lên dẫn đầu thị trường ASEAN.
Xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2014 đạt 3,1 triệu tấn tăng 28,1%, đứng số 1 trong 6 nước ASEAN. Tiêu thụ thép biểu kiến của Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực ASEAN sau Thái Lan với sản lượng 14,4 triệu tấn.
Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất thép thô lớn nhất Đông Nam Á với sản lượng 5,847 triệu tấn. Sản xuất thép thô Việt Nam liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2004-2014.
Ông Chu Đức Khải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, gành thép là một trong những sản phẩm bị kiện nhiều nhất chỉ sau các ngành nông sản, hải sản, thực phẩm. Tính từ năm 2011 đến nay ngành thép gặp phải 21 vụ kiện đối với nhiều loại sản phẩm.
"Các doanh nghiệp thép ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc nắm vững các văn bản luật pháp, thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt rào cản ngôn ngữ đang là khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam " ông Khải nhấn mạnh.
Theo Hiệp hội Thép, dù xuất khẩu khả quan nhưng hiện tại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thép ở một số loại: thép chế tạo, thép hợp kim, sản phẩm dẹt, thép không gỉ.
Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu thép nhiều thứ ba trong khu vực ASEAN trong đó chủ yếu nhập khẩu thép hợp kim hơn 5,1 triệu tấn, gồm phần lớn thép chứa B từ Trung Quốc cụ thể là thép cây, thép dây, thép tấm, thép tấm cuộn cán nóng. Tổng sản lượng thép nhập khẩu của Việt Nam năm 2014 đạt 12,1 triệu tấn.
Việt Nam sản xuất thép thô nhiều nhất Đông Nam Á
Kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, năm 2004 Malaysia là quốc gia sản xuất thép thô nhiều nhất Đông Nam Á với sản lượng 5,698 triệu tấn . Sau 10 năm, Việt Nam vươn lên đứng ở vị trí số 1 ở lĩnh vực này với sản lượng cao hơn, đạt hơn 5,8 triệu tấn.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2004-2014 đạt 3,19%. Trong khi đó sản xuất thép thô của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 27% cao hơn gấp gần 9 lần so với mức tăng trưởng bình quân của khu vực.
Ngành sản xuất giấy hiện nay phục vụ trong nước là chủ yếu, mới xuất khẩu được số lượng nhỏ. Do đó ngành giấy không tận dụng được nhiều cơ hội xuất khẩu với thuế suất 0% khi hội nhập.
Trong trường hợp TPP thông qua, các nhóm ngành được hưởng lợi: Dệt may, Da giầy, Thuỷ sản, Gỗ, Phân phối ô tô, Khu công nghiệp, Cảng biển... Các nhóm ngành có thể sẽ gặp khó khăn là Mía đường, Dược, Nông sản.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang rất lo lắng cho hầu bao của mình khi thời điểm Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động đã cận kề.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết dự báo nhu cầu thép theo quy hoạch của Việt Nam năm 2025 từ 29 triệu tấn đến 40 triệu tấn.
Dự báo nhu cầu thépnăm 2025 Việt Nam cần khoảng 40 triệu tấn thép
Để đón đầu TPP cũng như các Hiệp định Thương mại tự do khác, nhằm tận dụng ưu đãi về thuế, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư vốn lớn vào Việt Nam với các khâu sản xuất sợi, dệt, nhuộm...
Trước áp lực cung đã vượt gấp đôi cầu gây ra cạnh tranh ngày càng gay gắt, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) mới đây đã kiến nghị các bộ ngành liên quan thu hồi 11 dự án thép chưa triển khai và 16 dự án thép khác không khả thi hoặc không tuân thủ về công nghệ sản xuất.
Việc xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ được thực hiện theo lộ trình hợp lý để các ngành chăn nuôi nước ta có điều kiện vươn lên cạnh tranh.
Ngành hóa chất sẽ giảm tỷ trọng nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cao su có giá trị kinh tế cao như lốp radial, lốp ô tô đặc chủng, lốp xe máy không săm, săm lốp xe đạp thể thao, địa hình.
Ngày nay, việc áp dụng khoa học công nghệ đang được xem là kim chỉ nam để các doanh nghiệp thủy sản phát triển bền vững. Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải có một giải pháp công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển, đặc biệt khi nhắm tới các thị trường xuất khẩu “khó tính” như Nhật, Mỹ, EU, v.v..
Khi 70 nhà máy nhiệt điện than cùng hoạt động, Việt Nam sẽ bị thiệt hại với 639 triệu USD chi phí y tế do các khí thải độc thải từ việc đốt than gây ra cho sức khoẻ con người. Thiệt hại kinh tế trực tiếp là 9 tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự