tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thiệt hại hơn 600 triệu USD vì nhiệt điện than

  • Cập nhật : 01/10/2015

(Tai chinh)

Khi 70 nhà máy nhiệt điện than cùng hoạt động, Việt Nam sẽ bị thiệt hại với 639 triệu USD chi phí y tế do các khí thải độc thải từ việc đốt than gây ra cho sức khoẻ con người. Thiệt hại kinh tế trực tiếp là 9 tỷ đồng.

 

- Khi 70 nhà máy nhiệt điện than cùng hoạt động, Việt Nam sẽ bị thiệt hại với 639 triệu USD chi phí y tế do các khí thải độc thải từ việc đốt than gây ra cho sức khoẻ con người. Thiệt hại kinh tế trực tiếp là 9 tỷ đồng.

Đó là ước tính sơ bộ vào năm 2030 về những ẩn hoạ của việc phát triển mạnh mẽ các công trình nhiệt điện than ở Việt Nam do Trung tâm phát triển sáng tạo Xanh (Green ID) nghiên cứu.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, đại diện của Green ID cho biết, kết quả khảo sát nhanh cho thấy, nếu như năm 2010, Việt Nam mới chỉ có 12 nhà máy nhiệt điện than thải ra 17,56 tấn CO2 thì năm 2030, có 70 nhà máy hoạt động sẽ thải ra 359,8 tấn CO2.

Các khí thải và chất thải độc hại từ nhà máy nhiệt điện than gây ra đã và sẽ gây thiệt hại lớn cho Việt Nam cả về sức khoẻ con người và y tế.

Ngoài các số liệu trên, ông Khánh cho biết, khảo sát 4 nhà máy nhiệt điện than lớn hiện nay là nhiệt điện Thái Bình, Vũng Áng, Hải Phòng và Quảng Ninh cho biết, người dân lo ngại lớn về sự ô nhiễm nước và không khí.

Có tới 93% người dân cho rằng nhiệt điện Quảng Ninh gây ô nhiễm không khí và 98,2% người dân cũng cho ý kiến tương tự với nhiệt điện Hải Phòng. Tỷ lệ này ở nhiệt điện Vũng Áng là 60,6% và ở Nhiệt điện Thái Bình là 40,7%.

Đáng chú ý, có tới 72,7% số dân cho biết chi phí khám sức khoẻ gia tăng mạnh khi nhiệt điện Duyên Hải đi vào hoạt đông. Tỷ lệ này ở nhiệt điện Vũng Áng là 45% số dân và nhiệt điện Hải Phòng là 48%.

Đánh giá chung về nguy cơ phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam, ông Trần Đính Sính, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo Xanh (Green ID) dẫn ra từ một nghiên cứu của trường Đại học Harvard, cho biết, số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người/năm. Nếu các dự án nhiệt điện than trong quy hoạch được đưa vào vận hành thì tương lai, con số này có thể là 25.000 người,

Theo nghiên cứu của tổ chức này, trong khi các nước trên thế giới đều có xu hướng chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thì Quy hoạch điện của Việt Nam giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030 (Quy hoạch 7) lại đang đi theo hướng ngược lại. Theo quy hoạch này, hơn 1/2 nguồn điện là nhiệt điện than.

Theo Quy hoạch điện 7, giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, tổng công suất nhiệt điện than ở Việt Nam là 36.000MW, sản lượng điện dự kiến đạt 156 tỷ kWh, chiếm 46,8% tổng sản lượng điện quốc gia và tiêu thụ 67,2 triệu tấn than.

Đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện than tăng lên là 75.000 MW, cung cấp sản lượng 394 tỷ kWh, chiếm 56,4% tổng sản lượng điện và tiêu thụ 171 triệu tấn than.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục