Ngành công nghiệp in ấn, bao bì đang có tốc độ phát triển cao và ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, thông qua các hình thức khác nhau như mua bán sáp nhập hoặc trực tiếp đầu tư nhà máy tại Việt Nam.

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết dự báo nhu cầu thép theo quy hoạch của Việt Nam năm 2025 từ 29 triệu tấn đến 40 triệu tấn.
Hiện nay sản xuất thép trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép, tôn mạ kim loại và tôn phủ màu. Một số sản phẩm xuất khẩu cao như tôn mạ, ống thép, thép cán nguội.
Cũng theo nghiên cứu, năm 2020, dự báo nhu cầu thép của Việt Nam là 26,4 triệu tấn (phương án thấp), 31,2 triệu tấn (phương án cơ sở) và 46,2 triệu tấn (phương án cao).
Dự báo này dựa trên quy hoạch GDP/người 7,5% vào các năm 2015, 2020 và 2025.
Ngành Thép Việt Nam đặt mục tiêu sản lượng theo từng sản phẩm cụ thể, trong đó gang đạt 6 triệu tấn năm 2015, 17 triệu tấn năm 2020, 28 triệu tấn vào năm 2025; thép phôi đạt 12 triệu tấn, 25 triệu tấn (2020) và 40 triệu tấn (2025); Thép thành phẩm đạt 13 triệu tấn năm 2015, 23 triệu tấn (2020) và 39 triệu tấn (2025).
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, trên thực tế giai đoạn đến 2015 sản xuất gang ước đạt 1,7 triệu tấn, chỉ đạt 28,3% mức quy hoạch đặt ra; thép phôi ước đạt 6,5 triệu tấn chỉ đạt 54,1% chỉ thép thành phẩm đạt 13,2 triệu tấn, đạt sản lượng so với quy hoạch đề ra.
Khả năng thực hiện giai đoạn đến 2020 gang ước sản xuất được 10 triệu tấn, chỉ đạt 58,8% mức quy hoạch đề ra, thép phôi ước đạt 18 triệu tấn, đạt 72% và thép thành phẩm ước đạt 23 triệu tấn, đạt đủ sản lượng đề ra trong kế hoạch.
Mức tiêu thụ thép trên đầu người hiện tại ở Việt Nam là 161 kg/người. Căn cứ các số liệu về GDP/người và tiêu thụ thép của Thái Lan và Malaysia, nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Thép Việt Nam đưa ra dự báo nhu cầu thép của Việt Nam đến năm 2015 khoảng 182kg/người; năm 2020 khoảng 260kg/người và năm 2025 khoảng 330kg/người.
Dựa theo tốc độ tăng trưởng GDP hiện tại thấp hơn dự báo khi xây dựng quy hoạch, nhóm nghiên cứu Hiệp hội thép đưa ra con số dự báo nhu cầu thấp hơn. Cụ thể, dự báo nhu cầu thép của Việt Nam cân đối theo GDP theo đầu người có thể dao động từ 21 triệu tấn đến 28 triệu tấn vào năm 2020; từ 29 triệu tấn đến 40 triệu tấn vào năm 2025 (với GDP/người đạt từ 6% đến 7,5%).
Theo Hiệp hội Thép, nếu thực hiện theo đúng quy hoạch đến năm 2025 các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sẽ chiếm tỷ lệ áp đảo ở hầu hết các phân khúc, đặc biệt khâu cán nóng thép tấm.
Hải Yến
Theo Vinanet
Ngành công nghiệp in ấn, bao bì đang có tốc độ phát triển cao và ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, thông qua các hình thức khác nhau như mua bán sáp nhập hoặc trực tiếp đầu tư nhà máy tại Việt Nam.
Ngày 7/9, tại hội thảo “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực ôtô Việt Nam” được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia nhận định ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn có thể phát triển trong thời gian tới nếu Nhà nước có các chính sách hỗ trợ kịp thời và phù hợp.
Sau 4 năm đi vào vận hành, dự án tái chế rác thải thành phân hữu cơ có sử dụng vốn vay Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) của chính phủ Tây Ban Nha đã lần lượt đổi 3 chủ mà vẫn không hiệu quả. Trong khi đó, đơn vị mới tiếp nhận đối mặt với vấn đề từ kinh phí duy trì hoạt động và đưa thành phẩm ra ngoài thị trường
“Ngay khi tiếp cận với dây chuyền Aseptic, tôi đã quyết tâm phải đưa công nghệ này về Việt Nam dù chi phí cao đến mấy để người tiêu dùng (NTD) trong nước có cơ hội sử dụng những sản phẩm tốt nhất mà nó tạo ra”.
Lợi thế thương hiệu thực phẩm chế biến Việt là “giá trong nước - tiêu chuẩn xuất khẩu” đã được người tiêu dùng thừa nhận.
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tập đoàn LafargeHolcim đã công bố thoái toàn bộ vốn tại thị trường Việt Nam. Đến thời điểm này, ai là chủ nhân mới mua lại cổ phần Holcim Việt Nam vẫn đang là một câu hỏi lớn.
Tính đến hết 7 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Gánh nặng sẽ đổ dồn vào các tháng cuối năm với dự kiến xuất khẩu dệt may phải đạt xấp xỉ 3,4 tỉ USD/tháng, có vẻ là quá sức với doanh nghiệp nếu biết rằng, các tháng đầu năm bình quân ngành này XK chưa đầy 2 tỉ USD/tháng.
Khuyến nghị giải pháp cho ngành TCMN Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu khó tính, DN địa phương cần tập trung sản xuất những sản phẩm chất lượng tốt và có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày, không nên sản xuất đại trà vì sẽ vấp phải sự cạnh tranh lớn của các sản phẩm đến từ Trung Quốc.
Với lợi thế có đường bờ biển dài, nhiều cửa sông, nhiều vịnh sâu kín gió, miền Trung đang là nơi tập trung số lượng cảng biển nhiều nhất nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự