tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhật Bản ứng dụng công nghệ... anime Gundam để đáp phi thuyền

  • Cập nhật : 27/06/2017

Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã nghĩ ra phương pháp giúp phi thuyền xâm nhập khí quyển Trái đất an toàn hơn, nhờ vào một công nghệ lấy cảm hứng từ loạt phim hoạt hình ‘Mobile Suit Z Gundam’.

mot mau robot gundam cao 18 m trong mot cong vien o tokyo. anh tu lieu reuters

Một mẫu robot Gundam cao 18 m trong một công viên ở Tokyo. Ảnh tư liệu REUTERS

Tờ The Asahi Shimbun ngày 27.6 dẫn lời các chuyên gia của Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho biết thiết bị mà họ thử nghiệm đã được phát triển dựa theo thiết bị “ballute” từng được giới thiệu trong loạt phim hoạt hình bom tấn của Nhật Bản.

Họ đã thử nghiệm công nghệ mới trên vệ tinh siêu nhỏ gọi là EGG, cho phép đưa vệ tinh vào khí quyển với tốc độ chậm hơn bình thường nhờ vào lớp dù chắn nhiệt "kiểu ballute", có tác dụng giảm tốc độ của vệ tinh giống như khi sử dụng dù bung.

mo hinh xam nhap khi quyen bang phuong phap tu anime gundamdai hoc tokyo

Mô hình xâm nhập khí quyển bằng phương pháp từ anime GundamĐẠI HỌC TOKYO

Kết quả của cuộc thử nghiệm được công bố vào ngày 23.6, hứa hẹn mở đường để phát triển công nghệ giảm nguy cơ cho các tàu du hành quay về Trái đất.

Hiện các tàu này, như tàu Soyuz của Nga chuyên đưa đón các phi hành gia, thường bị nung nóng đến mức nguy hiểm trong quá trình xâm nhập vào bầu khí quyển ở tốc độ cao.

“EGG sẽ có ích trong việc mang mẫu vật từ không gian về mặt đất, cũng như thám hiểm các hành tinh có khí quyển như sao Hỏa”, theo thành viên Kojiro Suzuki, giáo sư ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Tokyo.

Vào tháng 1, nhóm tiến hành thả vệ tinh siêu nhỏ EGG kích thước 34 cm từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS), hiện đang ở quỹ đạo khoảng 400 km so với trái đất.

Vệ tinh có lớp dù chắn nhiệt, đường kính 80 cm, được làm từ vật liệu chống cháy.

ve tinh sieu nho ecg, sau khi bung du chan nhietuniversity of tokyo

Vệ tinh siêu nhỏ ECG, sau khi bung dù chắn nhiệtUNIVERSITY OF TOKYO

Lớp chắn nhiệt được bung mở ra như dù, và quá trình trở về mặt đất kéo dài mất khoảng 3 tháng, với tốc độ giảm dần và ít ma sát với không khí.

Cuối cùng, lớp dù chắn đã bị thiêu chay trong khí quyển ở độ cao 95 km bên trên Thái Bình Dương, gần xích đạo vào tháng 5 như dự định.

Trên thực tế, nếu có thể xâm nhập khí quyển với vận tốc chậm hơn, phi thuyền có thể tránh được nguy cơ quá nhiệt, nhờ vậy đảm bảo hạ cánh an toàn mà không cần lá chắn nhiệt đơn giản phức tạp.


Thụy Miên
Theo Thanhnien.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục