Việc làm giá cổ phiếu chưa bao giờ hết và có lẽ cũng sẽ không bao giờ chấm dứt. Chỉ có chiêu trò ngày càng tinh vi, "đội lái" ngày càng đông, cá mập ngày càng nhiều

Đà suy giảm của thị trường chứng khoán tiếp tục vào cuối phiên chiều 28-5 khi VN Index mất 32 điểm, sàn HoSE bị "bốc hơi" gần 4,3 tỉ USD vốn hóa.
Sau đợt mua bắt đáy vào cuối phiên sáng, chỉ số VN Index phiên chiều vẫn tiếp tục lao dốc mất thêm 32 điểm ở thời điểm kết thúc phiên, chỉ còn gần 932 điểm.
Lúc 14h40 phút chiều, trước khi diễn ra phiên khớp lệnh ATC, có đến 76 mã VN Index giảm sàn. Trong khi đó, nhóm VN30 có đến 10 mã giảm sàn kéo chỉ số VN30 lao dốc.
Số lượng mã cổ phiếu thường và VN30 giảm sàn đạt kỷ lục trong phiên hôm nay.
Năm mã cổ phiếu ngân hàng là VN30 là BID, VCB, CTG, STB suy giảm mạnh khiến cho chỉ số ngành này đứng đầu xu hướng suy giảm, lên đến 6,71%, vượt qua mức độ suy giảm của ngành dầu khí do diễn biến giá dầu thế giới.
Cụ thể, mã BID của Ngân hàng BIDV giảm sàn 1.900 đồng, còn 25.800 đồng/cổ phiếu. Mã CTG của Vietinbank giảm 1.800 đồng, còn 24.350 đồng/cổ phiếu.
Mã VCB của Ngân hàng Vietcombank giảm mạnh 3.200 đồng, còn 46.800 đồng/cổ phiếu. Mã VPB của Ngân hàng VPBank giảm sàn 2.900 đồng, chỉ còn 38.800 đồng/cổ phiếu.
Mã STB của Ngân hàng Sacombank giảm sàn 800 đồng, chỉ còn 10.850 đồng/cổ phiếu, giảm phiên thứ ba liên tiếp.
Thị trường hôm nay cũng ghi nhận hai mã cổ phiếu HDB thuộc ngân hàng HDBank và VJC thuộc VietJet đều do nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo làm Phó Chủ tịch HĐQT, giảm sàn đồng loạt.
Mã HDB giảm 2.450 đồng, còn 32.800 đồng/cổ phiếu. Mã VJC giảm sàn mạnh lần thứ hai liên tiếp, mất 11.100 đồng, còn 148.400 đồng/cổ phiếu.
Tính riêng phiên hôm nay, tài sản của nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo bị "bốc hơi" gần 1.250 tỉ đồng vốn hóa thị trường tính trên số cổ phiếu nắm giữ tại HDBank và Vietjet.
Tài sản của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, dù vậy, vẫn ở mức 2,7 tỉ USD, theo tạp chí Forbes, ghi nhận theo thời gian thực.
Bên cạnh đó, mã VN30 HSG của Tập đoàn Hoa Sen suy giảm lần thứ tám liên tiếp và giảm sàn lần thứ tư trong suốt một tháng qua, mất 800 đồng, bị đe dọa ở mệnh giá 10.750 đồng/cổ phiếu.
Mã HSG đã trở thành mã cổ phiếu có giá giao dịch thấp nhất trong nhóm VN30 bất chấp thông tin quỹ ngoại Tundra Vietnam Fund đã mua thành công 1 triệu cổ phiếu HSG, nâng tỷ lệ sở hữu trên 5%.
Trong tâm bão của thị trường, mã VIC của Tập đoàn Vingroup vẫn tiếp tục bức phá với phiên tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi tăng thêm 4.000 đồng, lên 111.000 đồng/cổ phiếu mặc dù khối ngoại vẫn bán ròng gấp 6 lần lực mua vào.
Ông Phạm Nhật Vượng của Vingroup, cũng theo Forbes, hiện có tài sản ở mức 5,9 tỉ USD, xếp thứ 299 trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới của tạp chí này.
Phiên giao dịch buổi chiều cũng chứng kiến dòng tiền bắt đáy đổ về thị trường, làm cho thanh khoản tăng mạnh lên trên 7.000 tỉ đồng.
Khối ngoại mua ròng trên cả hai sàn HNX và UPCom, song chỉ bán ròng 6 tỉ đồng trên sàn HoSE.
Trần Kiên
Theo Tuoitre.vn
Việc làm giá cổ phiếu chưa bao giờ hết và có lẽ cũng sẽ không bao giờ chấm dứt. Chỉ có chiêu trò ngày càng tinh vi, "đội lái" ngày càng đông, cá mập ngày càng nhiều
Lên nhanh xuống cũng nhanh, giá “cổ phiếu vua” đã bắt đầu bước vào chu kỳ giảm từ đầu tháng 4 vừa qua, cùng với nhịp rơi của thị trường.
Với mức lợi nhuận lên đến 300%, thanh khoản mỗi phiên giao dịch lên đến vài chục nghìn cổ phiếu, mã EME của Công ty CP Điện Cơ là sự lựa chọn tốt cho nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chung giảm điểm trong tháng 5. Nhưng liệu sự tăng trưởng này đến từ KQKD tốt hay còn yếu tố nào khác?
Chứng khoán Shinhan Việt Nam vừa thành công cho đối tác nước ngoài trong thương vụ 400 tỉ đồng trái phiếu của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm qua đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A của khối ngoại và doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, có không ít lần, cổ đông ngoại và doanh nghiệp có những bất đồng, dẫn đến mối quan hệ giữa hai bên đổ vỡ.
Các nhà môi giới chán nản với cảnh tiền thưởng giảm đi có thể nhận ra rằng sự giàu có đang chờ họ ở Việt Nam, Shuli Ren của Bloomberg cho hay.
Trao đổi với BizLIVE, các chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường chứng khoán đang trong quá trình tạo "đáy".
Trong lúc các thị trường mới nổi đối mặt với hàng loạt lời cảnh báo về những rủi ro sắp tới thì thị trường lớn nhất trong số này – Trung Quốc – hầu như chẳng phải đối mặt với lời cảnh báo nào cả.
Chỉ mất khoảng sáu tuần để chỉ số VN-Index của Việt Nam đi từ thị trường chứng khoán tốt nhất châu Á trong năm 2018, với mức tăng 22% vào đầu tháng 4, tới xuống mức gần như không thay đổi.
Theo quy luật, sau thời hậu khủng hoảng, một đợt bùng nổ mới lại đến. Trong cuộc sống cũng thế, nỗi đau của những đổ vỡ rồi sẽ nhạt phai, sau đó là cơ hội cho những điều mới tốt đẹp hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự