Thua lỗ triền miên, khó tìm thấy “cửa sống” trong bối cảnh cạnh tranh giữa các CTCK ngày một khắc nghiệt, không ít CTCK đã phải “bán mình” cho chủ ngoại. Liệu chủ mới có giúp CTCK đổi vận?

Mặc dù số lượng nữ giới giữ vị trí Tổng giám đốc không nhiều nhưng hầu hết họ đều nắm giữ vị trí điều hành tại các công ty lớn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có hơn 670 doanh nghiệp đang niêm yết trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Tuy nhiên, số công ty được điều hành bởi các nữ Tổng giám đốc (không tính những người chỉ nắm giữ vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị) chỉ chiếm 5%, với khoảng hơn 30 người.
Mặc dù số lượng giữ vị trí Tổng giám đốc không nhiều nhưng hầu hết họ đều nắm giữ vị trí điều hành tại các công ty lớn. Tổng vốn hóa thị trường tại các công ty có tổng giám đốc là nữ giới hiện đạt gần 260.000 tỷ đồng, tương đương 20% vốn hóa của toàn bộ thị trường chứng khoán.
Có 17 người đang điều hành các công ty có vốn hóa trên 1.000 tỷ đồng, thậm chí là các công ty lớn nhất trên sàn như Vinamilk hay Vingroup. Bên cạnh những người đã nổi danh trên thương trường từ lâu như bà Mai Kiều Liên, bà Phạm Thị Nga hay bà Nguyễn Thị Mai Thanh, còn nhiều cái tên chưa được biết nhiều như bà Nguyễn Thị Thu Hương – Tổng giám đốc của Kinh Bắc City hay bà Hương Trần Kiều Dung – Tổng giám đốc FLC Group.
Tổng giám đốc của Vinamilk, Dược Hậu Giang, Imexpharm và REE hiện đã ngoài 60 tuổi. Đây đều là những người đã gắn bó gần như cả sự nghiệp với công ty.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Đường Biên Hòa, bà Trần Quế Trang (35 tuổi) và Tổng giám đốc FLC Hương Trần Kiều Dung (37 tuổi) là 2 người trẻ nhất.
Bà Trần Quế Trang được bổ nhiệm vào vị trí tổng giám đốc Đường Biên Hòa từ tháng 3/2015. Trước đó, bà đã có 5 năm đảm nhiệm vai trò Phó Tổng đốc của Đường Biên Hòa cũng như CTCP Đầu tư Thành Thành Công.
Trong số 17 công ty vốn hóa nghìn tỷ được điều hành bởi các nữ tổng giám đốc, trường hợp thú vị nhất thuộc về công ty nhỏ nhất trong danh sách, CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (HTL) của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Thị Kiều Diễm. Cách đây 1 năm, cổ phiếu HTL chỉ xoay quanh mức giá 20.000 đồng và khó ai nghĩ được rằng hiện tại cổ phiếu này đã lên tới 126.000 đồng – tăng 500%.
Thua lỗ triền miên, khó tìm thấy “cửa sống” trong bối cảnh cạnh tranh giữa các CTCK ngày một khắc nghiệt, không ít CTCK đã phải “bán mình” cho chủ ngoại. Liệu chủ mới có giúp CTCK đổi vận?
Thị trường hiện đang đón nhận thông tin kết quả kinh doanh quý III/2015 từ các doanh nghiệp niêm yết. Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù mới trải qua 9 tháng đầu năm nhưng 23 doanh nghiệp đã có kết quả khả quan, lợi nhuận vượt kế hoạch năm.
Trước khi thực hiện lệnh bán giải chấp chứng khoán ký quỹ hoặc bán chứng khoán cầm cố, công ty phải thông báo cho khách hàng và công bố thông tin trên trang điện tử của công ty.
2.400 doanh nghiệp sau một năm cổ phần hóa vốn điều lệ bình quân tăng 68%, doanh thu tăng 34%, lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%.
Tổng kết danh mục các quỹ cho thấy so với năm 2014, xu hướng năm 2015 các quỹ ngoại đã tăng đáng kể tỷ trọng vào cổ phiếu ngân hàng (như CTG, BID), nhóm cổ phiếu bất động sản cũng được mua mạnh (KDH, KBC). Đáng chú ý, trong 10 quỹ khảo sát có tới 6 quỹ nắm giữ cổ phiếu Vinamilk trong đó 5/6 quỹ cổ phiếu Vinamilk chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục.
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2015 tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 10 của Thủ tướng, GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD và vốn hóa thị trường chứng khoán cuối năm đạt khoảng 33% GDP.
Kết quả kinh doanh quý III của nhiều công ty không mấy tươi sáng khi doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, thậm chí lỗ lũy kế.
Đó là nhận định của ông Dương Văn Chung, Giám đốc đầu tư, CTCK MSB.
Cổ phiếu “vua” một thời giờ đây không còn được săn lùng, thậm chí còn được chào bán với mức giá khá rẻ mạt, vài ba ngàn đồng. Nhiều ngân hàng vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn, bươn chải xử lý nợ xấu… và giá cổ phiếu thấp ở mức bất ngờ.
Trong khi thị phần môi giới đang ngày càng lọt vào tay các “ông lớn” ngành chứng khoán như SSI, HSC thì các công ty chứng khoán nhỏ đang trầy trật kiếm một góc nhỏ cho mình.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự