Thanh khoản èo uột quý 3 đã khiến hàng loạt công ty chứng khoán bị giảm mạnh nguồn thu môi giới. Hệ quả là lợi nhuận cũng bị giảm sâu.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2015 tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 10 của Thủ tướng, GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD và vốn hóa thị trường chứng khoán cuối năm đạt khoảng 33% GDP.
Ngày 20/10, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 10, kỳ họp gần cuối của nhiệm kỳ XIII. Trong phiên buổi sáng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2015 và 5 năm 2011-2015, phương hướng hoạt động 5 năm 2016-2020 và báo cáo năm 2016.
Báo cáo của Thủ tướng cho biết, đến cuối năm 2015 vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 33% GDP và thị trường trái phiếu đạt 23% GDP. Theo báo cáo, GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD.
Theo báo cáo, Nhà nước đã sắp xếp 465 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó cổ phần hóa 353 doanh nghiệp, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán bớt phần vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hóa, thu về cao hơn giá trị sổ sách gấp 1,47 lần.
Trước đó, trả lời báo chí hôm 19/10 về tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, tới cuối năm 2015, số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước còn hơn 600 đơn vị. Kế quả cổ phần hóa và sắp xếp Doanh nghiệp Nhà nước cho thấy số Doanh nghiệp Nhà nước đã giảm mạnh song vẫn chưa đạt được mong muốn của Chính phủ. Giai đoạn 2016-2020 phải tiếp tục làm quyết liệt hơn khi mọi cơ chế đã rõ ràng, quan trọng nhất là cải thiện thông tin minh bạch để tiếp tục cổ phần hóa, thu hút nhà đầu tư ngoại.
Tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu ngày 30/9 do Euromoney tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước là cơ hội tốt cho đối tác nước ngoài tìm hiểu cơ hội mua bán, sáp nhập các Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam và: "Chúng tôi khuyến khích các tập đoàn nước ngoài tham gia quá trình cổ phần hóa, mua bán sáp nhập trong thời gian tới".
Theo số liệu ngày 19/10 trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán HSX và HNX, vốn hóa HSX hiện đạt 52,56 tỷ USD và vốn hóa HNX đạt khoảng 6,61 tỷ USD. Tổng giá trị vốn hóa 2 sàn khoảng 59,17 tỷ USD.
Thanh khoản èo uột quý 3 đã khiến hàng loạt công ty chứng khoán bị giảm mạnh nguồn thu môi giới. Hệ quả là lợi nhuận cũng bị giảm sâu.
Thua lỗ triền miên, khó tìm thấy “cửa sống” trong bối cảnh cạnh tranh giữa các CTCK ngày một khắc nghiệt, không ít CTCK đã phải “bán mình” cho chủ ngoại. Liệu chủ mới có giúp CTCK đổi vận?
Thị trường hiện đang đón nhận thông tin kết quả kinh doanh quý III/2015 từ các doanh nghiệp niêm yết. Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù mới trải qua 9 tháng đầu năm nhưng 23 doanh nghiệp đã có kết quả khả quan, lợi nhuận vượt kế hoạch năm.
Trước khi thực hiện lệnh bán giải chấp chứng khoán ký quỹ hoặc bán chứng khoán cầm cố, công ty phải thông báo cho khách hàng và công bố thông tin trên trang điện tử của công ty.
2.400 doanh nghiệp sau một năm cổ phần hóa vốn điều lệ bình quân tăng 68%, doanh thu tăng 34%, lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%.
Tổng kết danh mục các quỹ cho thấy so với năm 2014, xu hướng năm 2015 các quỹ ngoại đã tăng đáng kể tỷ trọng vào cổ phiếu ngân hàng (như CTG, BID), nhóm cổ phiếu bất động sản cũng được mua mạnh (KDH, KBC). Đáng chú ý, trong 10 quỹ khảo sát có tới 6 quỹ nắm giữ cổ phiếu Vinamilk trong đó 5/6 quỹ cổ phiếu Vinamilk chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục.
Mặc dù số lượng nữ giới giữ vị trí Tổng giám đốc không nhiều nhưng hầu hết họ đều nắm giữ vị trí điều hành tại các công ty lớn.
Kết quả kinh doanh quý III của nhiều công ty không mấy tươi sáng khi doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, thậm chí lỗ lũy kế.
Đó là nhận định của ông Dương Văn Chung, Giám đốc đầu tư, CTCK MSB.
Cổ phiếu “vua” một thời giờ đây không còn được săn lùng, thậm chí còn được chào bán với mức giá khá rẻ mạt, vài ba ngàn đồng. Nhiều ngân hàng vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn, bươn chải xử lý nợ xấu… và giá cổ phiếu thấp ở mức bất ngờ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự