Thị trường hiện đang đón nhận thông tin kết quả kinh doanh quý III/2015 từ các doanh nghiệp niêm yết. Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù mới trải qua 9 tháng đầu năm nhưng 23 doanh nghiệp đã có kết quả khả quan, lợi nhuận vượt kế hoạch năm.

Kết quả kinh doanh quý III của nhiều công ty không mấy tươi sáng khi doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, thậm chí lỗ lũy kế.
Kết quả kinh doanh quý III vừa được Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) công bố ghi nhận mức giảm 29% của doanh thu, đạt 153,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm 57% so với cùng kỳ, xuống 45,3 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu đạt hơn 420 tỷ đồng, giảm 34,4% trong khi lợi nhuận cũng mất 55%, chỉ đạt gần 144 tỷ đồng.
Tương tự, doanh thu quý III của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng chỉ đạt hơn 61 tỷ đồng (giảm 42%) còn lợi nhuận rơi xuống 4 tỷ đồng giảm 90% so với cùng kỳ 2014. Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận công ty cũng mất 12-52% so với cùng kỳ.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) có kết quả kinh doanh khá bết bát. Quý III, VDSC chỉ lãi 2,6 tỷ đồng, giảm 94% so với cùng kỳ 2014. Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận giảm 30-81%, khiến công ty chỉ hoàn thành 21% kế hoạch.
Tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS), việc trích lập dự phòng hơn 87 tỷ đồng đã khiến công ty lỗ 45 tỷ trong quý III. Lũy kế 9 tháng, doanh thu của KLS đạt 123 tỷ đồng, giảm mạnh 36%, khoản lỗ tương đương quý III trong khi cùng kỳ, công ty lãi 129 tỷ.
Công ty chứng khoán Agribank (AGR) ghi nhận doanh thu giảm 29% đạt 46,5 tỷ đồng, lỗ tới 26,4 tỷ đồng quý III. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp lỗ 39 tỷ. Chứng khoán Dầu khí (PSI) cũng lỗ 5,4 tỷ đồng sau 9 tháng, trong khi doanh thu đạt gần 58 tỷ đồng, giảm 17%.
Cùng với những tên tuổi nêu trên, nhiều công ty khác cũng ghi nhận lợi nhuận giảm so với cùng kỳ: Chứng khảo Bảo Việt giảm 6,5% đạt 84 tỷ đồng, Chứng khoán Sài gòn Hà Nội giảm 70%, còn 42,3 tỷ đồng, FPTS giảm 10%, đạt 90 tỷ đồng…
Tuy vậy, một số doanh nghiệp, đa số có thị phần môi giới lớn vẫn có kết quả kinh doanh khá ổn định, như như Chứng khoán Sài Gòn (lãi 767 tỷ, tăng 13%), Chứng khoán Bản Việt (189 tỷ, tăng 86%), Chứng khoán BIDV (90 tỷ, tăng 65%), Chứng khoán VNDirect (90 tỷ, tăng 1%)…
Công ty chứng khoán | Lợi nhuận 9 tháng (tỷ đồng) | So với cùng kỳ 2014 (%) |
Sài Gòn | 767 | 13% |
TP HCM | 144 | -55% |
Bản Việt | 189 | 86,3% |
Bảo Việt | 84 | -6,5% |
BIDV | 90 | 65% |
Viettinbank | 50,4 | 8% |
Vietcombank | 44,8 | -52% |
Rồng Việt | 9,6 | -81% |
Maybank Kim Eng | 23,6 | 72% |
Sài Gòn Hà Nội | 42,3 | -70% |
FPTS | 93 | -10% |
Kim Long | -46 | -136% |
Agribank | -39 | -286% |
Dầu khí | -5,4 | -235% |
VNDirect | 129 | 1% |
Lý giải về kết quả nêu trên, các công ty chứng khoán cho rằng tình hình thế gới bất ổn, đặc biệt là việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến tăng lãi suất đã làm cho nhà đầu tư nghi ngại. Dòng tiền đứng ngoài, thanh khoản thấp làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của cả ngành. Theo thống kê trong tháng 9, thanh khoản của HOSE chỉ đạt 33.764 tỷ đồng, giảm 26,4% so với tháng 8. Trung bình mỗi phiên đạt 1.607 tỷ. Tính chung cả hai sàn, thanh khoản tháng 9 chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi phiên.
Bước sang quý IV, thị trường chứng khoán có nhiều thông tin hỗ trợ tốt: FED tạm thời chưa tăng lãi suất, Chính phủ cho phép thoái 3 tỷ USD vốn Nhà nước tại 10 doanh nghiệp, hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chờ đợi thông tin nới room ngoại với từng ngành nghề theo Nghị định 60... Trên cơ sở đó, thanh khoản thị trường bắt đầu tăng mạnh từ đầu tháng 10, khiến các công ty chứng khoán kỳ vọng doanh thu có thể bứt phá dịp cuối năm.
Bạch Dương
Theo Vnexpress
Thị trường hiện đang đón nhận thông tin kết quả kinh doanh quý III/2015 từ các doanh nghiệp niêm yết. Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù mới trải qua 9 tháng đầu năm nhưng 23 doanh nghiệp đã có kết quả khả quan, lợi nhuận vượt kế hoạch năm.
Trước khi thực hiện lệnh bán giải chấp chứng khoán ký quỹ hoặc bán chứng khoán cầm cố, công ty phải thông báo cho khách hàng và công bố thông tin trên trang điện tử của công ty.
2.400 doanh nghiệp sau một năm cổ phần hóa vốn điều lệ bình quân tăng 68%, doanh thu tăng 34%, lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%.
Tổng kết danh mục các quỹ cho thấy so với năm 2014, xu hướng năm 2015 các quỹ ngoại đã tăng đáng kể tỷ trọng vào cổ phiếu ngân hàng (như CTG, BID), nhóm cổ phiếu bất động sản cũng được mua mạnh (KDH, KBC). Đáng chú ý, trong 10 quỹ khảo sát có tới 6 quỹ nắm giữ cổ phiếu Vinamilk trong đó 5/6 quỹ cổ phiếu Vinamilk chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục.
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2015 tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 10 của Thủ tướng, GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD và vốn hóa thị trường chứng khoán cuối năm đạt khoảng 33% GDP.
Mặc dù số lượng nữ giới giữ vị trí Tổng giám đốc không nhiều nhưng hầu hết họ đều nắm giữ vị trí điều hành tại các công ty lớn.
Đó là nhận định của ông Dương Văn Chung, Giám đốc đầu tư, CTCK MSB.
Cổ phiếu “vua” một thời giờ đây không còn được săn lùng, thậm chí còn được chào bán với mức giá khá rẻ mạt, vài ba ngàn đồng. Nhiều ngân hàng vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn, bươn chải xử lý nợ xấu… và giá cổ phiếu thấp ở mức bất ngờ.
Trong khi thị phần môi giới đang ngày càng lọt vào tay các “ông lớn” ngành chứng khoán như SSI, HSC thì các công ty chứng khoán nhỏ đang trầy trật kiếm một góc nhỏ cho mình.
Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital, cho biết các quỹ nước ngoài đi huy động vốn ngày càng khó khăn, trong khi hàng hóa trên thị trường chứng khoán VN lại không phong phú.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự