Theo báo cáo về “Mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2014” công bố bởi CBRE, Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng được đánh giá cao vào bậc nhất khu vực.

Nhiều dự án bất động sản lớn tại Đà Nẵng hiện đang "bất động", có khả năng sẽ phải phân kỳ đầu tư, bị thu hồi hoặc chuyển thành những dự án công cộng.
Những dự án “khủng”, hoành tráng được lập ra với tham vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại, khách sạn, văn phòng, chung cư cao cấp…lớn nhất miền Trung, trên đất vàng TP.Đà Nẵng. Thế nhưng, kể từ khi được cấp phép đầu tư đến nay đã 8 năm dự án vẫn “bất động”, gây bức xúc cho người dân.
Chính quyền địa phương cũng đã có nhiều biện pháp xử lý, thu hồi nhưng vấn đề này không hề đơn giản.
Những trường hợp điển hình có thể thấy như dự án tại khu đất vàng sân vận động Chi Lăng được giao cho tập đoàn Thiên Thanh vào năm 2011, đổi lại tập đoàn này phải xây một khu liên hợp thể thao mới trị giá tới 4.377 tỉ ở Liên Chiểu.
Tuy nhiên, hiện nay công trình thể thao này cũng chưa biết khi nào mới xong, trong khi đó khu đất sân vận động đã bị cắt ra thành 10 lô đất, lập dự án và Thiên Thanh đã đem thế chấp ngân hàng. Khu phức hợp trung tâm thương mại, dịch vụ Chi Lăng chưa biết khi nào mới khởi động vì Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh đang trong vòng lao lý. Mới đây, lãnh đạo Đà Nẵng đã có chủ trương xin thu hồi lại dự án này để triển khai lại công trình công cộng, văn hóa và thể thao.
Cũng liên quan tới những dự án hoành tráng trên đất vàng, một trường hợp điển hình khác đó là dự án Viễn Đông Meridian. Tổ hợp này được giao cho Công ty Cổ Phần Địa Ốc Viễn Đông làm chủ đầu tư với mức đầu tư 180 triệu USD từ năm 2008.
Dự án được quảng bá tổ hợp thương mại, khách sạn, văn phòng và nhà ở 6 sao, đólà một tháp đôi cao 48 tầng, được cho là cao nhất Miền Trung.
Khu đất nằm ngay mặt tiền số 84 Hùng Vương, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng, với tổng diện tích đất lên tới 11.170m2. Chủ đầu tư cũng đã khởi công rầm rộ dự án từ năm 2009. Những đối tác nước ngoài uy tín cũng được được chủ dự án giới thiệu như Tập đoàn Mooyoung Architech & Engineer (Hàn Quốc) là đơn vị thiết kế tòa tháp, đơn vị tư vấn như Mooyoung Architects & Engineers, Tập đoàn ACCOR, Công ty Savills Việt Nam…Dự án cũng đã ký hợp đồng tài trợ tín dụng 600 tỉ đồng với BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau đó các cổ đông của dự án bất đồng, thị trường khủng hoảng công trình đã phải “đắp chiếu” nhiều năm. Đến đầu năm 2011 thì TP Đà Nẵng đã thu hồi dự án này, tuy nhiên, đằng sau câu chuyện đầu tư dự án cao nhất Miền Trung này vẫn còn nhiều vấn đề cần làm rõ.
Chính vì thế, tại Quyết định số 8665/QĐ-UBND mà TP Đà Nẵng vừa ban hành, thông báo kế hoạch thanh tra của Đà Nẵng trong năm 2016, trong đó có dự án Viễn Đông Meridian.
Theo đó, thanh tra sẽ tiến hành thanh tra Công ty CP Địa ốc Viễn Đông Việt Nam trong việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai và các chính sách pháp luật khác có liên quan đến dự án Viễn Đông Meridian. Cuộc thanh tra sẽ diễn ra trong 45 ngày, phạm vi thanh tra kể từ khi dự án được chấp thuận đầu tư đến thời điểm thanh tra.
Được biết, Viễn Đông Meridian được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 6/5/2008; Sở Xây dựng Đà Nẵng cấp giấy phép xây dựng ngày 23/5/2008. Tuy nhiên sau khi động thổ, khởi công năm 2009 đến nay dự án bị bỏ hoang suốt gần cả chục năm qua giữa trung tâm TP Đà Nẵng, gây nhiều bức xúc cho dư luận.
Ngoài ra, tại trung tâm thành phố Đà Nẵng còn nhiều dự án bất động sản lớn khác cũng đang lâm vào tình trạng “đắp chiếu” lâu nay. Khu phưc hợp Golden Square gồm TTTM, văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp, do Công ty CP Địa ốc Đông Á làm chủ đầu tư cũng đã ngừng thi công từ cuối 2014 đến nay. Mặc dù công trình này cũng đã được triển khai xây dựng móng, 2 tầng hầm và 2 tầng đế.
Bên cạnh đó, dự án Đà Nẵng Centre của Công ty địa ốc Vũ Châu Long nằm trên số 8 Phan Chu Trinh, được xây dựng trên khu đất 7.878m2. Dự án gồm cao 35 tầng là một tổ hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ được khởi công từ năm 2008 và kế hoạch xây dựng xong giai đoạn 1 năm 2011. Tuy nhiên, đến nay công trình cũng vẫn đắp chiếu sau khi xây xong phần móng.
Nhiều dự án khác cũng nằm trong tình trạng tương tự không triển khai dự án trong thời gian dài như Halla Residence của Công ty TNHH Phát triển Kreves Halla Engineerings Construction Corp, Khu đô thị Capital Square trên đường Ngô Quyền…
Hiện lãnh đạo Đà Nẵng cũng đang nỗ lực làm việc với chủ dự án trong vấn đề giải quyết những vấn đề trên. Trong đó, nhiều giải pháp được đưa ra như phân kỳ, chia nhỏ dự án để đầu tư hoặc thu hồi, trả lại mặt bằng để xây các công trình công cộng…Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu cứ kéo dài tình trạng này sẽ gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư khác.
Theo báo cáo về “Mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2014” công bố bởi CBRE, Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng được đánh giá cao vào bậc nhất khu vực.
Mục tiêu đến năm 2020 Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế đặc biệt, giai đoạn hiện nay là thời cơ mới cho thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại đảo Ngọc.
Bất động sản Phú Quốcthị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng
“Tôi nghĩ nhà bình dân nó chỉ chững lại từng thời điểm, chứ về lâu dài thì đây vẫn là phân khúc có nhiều khách hàng nhất", ông Vũ Cương Quyết Giám đốc Công ty Đất Xanh miền Bắc khẳng định.
Bất động sản nghỉ dưỡng đang lên cơn sốt từng ngày với cuộc so găng nóng bỏng của các nhà đầu tư nội và ngoại trên khắp Việt Nam.
Với tỷ suất lợi nhuận nhất nhì khu vực Đông Nam Á (6-8%/năm), BĐS cho thuê tại thành phố Hồ Chí Minh trở thành thỏi nam châm hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các “tay săn” từ đất Hà Thành.
Trong bối cảnh chung các sản phẩm đều có xu hướng giảm giá, trong bối cảnh tình hình kinh tế tốt lên, chỉ có thị trường bất động sản tăng cả về giao dịch, tăng cả về giá. Tuy còn cần các nghiên cứu định lượng mới có thể khẳng định nhưng định tính có thể thấy, bất động sản có thể là van xả của lạm phát.
Hiện nguồn cung mặt bằng bán lẻ không thiếu và Quận 1 được xem là trung tâm kinh doanh thương mại sầm uất nhất tại TP.HCM, nhưng tìm được mặt bằng có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là điều không dễ.
Một năm đầy bất ngờ của thị trường bất động sản với những con số gây “sốc”, lượng giao dịch đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Nhiều dự án biệt thự, đất nền nằm ở phía Tây Thủ đô năm 2015 đã công bố ra thị trường, tái khởi động triển khai dự án, đến nay đã và đang đẩy mạnh triển khai hạ tầng, thi công nhà ở.
Trong năm 2015, thị trường BĐS Tp.HCM chào đón 41.787 căn hộ từ 78 dự án, đa số tập trung ở khu Đông (47%) và phía Nam (27%), tăng 122% so với năm 2013. Năm qua, thị trường cũng đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong tốc độ giao dịch, dự án “đắp chiếu” tái khởi động nhiều...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự