tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 09-08-2016

  • Cập nhật : 09/08/2016

Ngân hàng đang cho vay mức độ nào?

Thêm một dữ liệu về mức độ cho vay của các ngân hàng thương mại nhà nước được công bố...

Sau bài viết “Một chỉ tiêu tái cơ cấu ngân hàng bất ngờ chuyển biến” , chúng tôi nhận được thông tin chi tiết các dữ liệu liên quan đến một hạng mục thống kê từ Cơ quan Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Bài viết trên phản ánh về diễn biến của “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồnvốn huy động” mà Ngân hàng Nhà nước cập nhật định kỳ hàng tháng, theo các nhóm tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ trên có xu hướng giảm nhanh trong nửa đầu năm nay ở khối ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm các thành viên đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ sở hữu chi phối). Cập nhật mới nhất đến tháng 6/2016 ở nhóm này chỉ còn 93,93% so với mức 99,1% đầu năm.

Tuy nhiên, trong tài liệu của Cơ quan Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước, một tỷ lệ khác được thống kê và phản ánh cụ thể hơn về mức độ sử dụng vốn của khối ngân hàng này.

Đó là “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi”. Đây cũng là tỷ lệ quy định tại Thông tư 36: các ngân hàng thương mại nhà nước phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa là 90%.

Theo Cơ quan Thanh tra giám sát, “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” và “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi” có cách thức tính toán và nội hàm khác nhau.

Với “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi” mà Cơ quan Thanh tra giám sát đưa ra, khối ngân hàng thương mại nhà nước đã tuân thủ đúng giới hạn tối đa 90% quy định tại Thông tư 36. Thậm chí cập nhật đến tháng 5/2016, tỷ lệ này chỉ ở mức 79,5%.

Chi tiết hơn, tính đến tháng 5/2016, “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi” trong nhóm cao nhất tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) là 87,7%; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là 81,3%; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 73,6%; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là 78,5%; Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) là 70,6%; Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) là 62,2% và thấp nhất là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) chỉ 19,2%.

Những thông tin về hạng mục thống kê “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi” của Cơ quan Thanh tra giám sát nói trên lần đầu tiên được công bố. Còn từ trước tới nay, hệ thống thống kê của Ngân hàng Nhà nước chỉ cập nhật và công bố về “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”.(Vneconomy)

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia thăm Việt Nam

Sáng 8-8, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã chủ trì lễ đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu. 

bo truong bo quoc phong viet nam ngo xuan lich chu tri le don chinh thuc nguoi dong cap indonesia ryamizard ryacudu sang 8-8 tai ha noi - anh: viet dung

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch chủ trì lễ đón chính thức người đồng cấp Indonesia Ryamizard Ryacudu sáng 8-8 tại Hà Nội - Ảnh: VIỆT DŨNG

Ông Ryamizard Ryacudu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7 đến 9-8 theo lời mời của người đồng cấp Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia. 

Tại buổi hội đàm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch hoan nghênh chuyến thăm của đoàn quốc phòng Indonesia, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa quân đội và nhân dân hai nước, góp phần đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia ngày càng có hiệu quả thiết thực. 

Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh Việt Nam và Indonesia có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ lâu đời được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định Việt Nam luôn luôn coi trọng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quân đội, hai nước vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung của Cộng đồng ASEAN, của khu vực và trên thế giới. 

doan quoc phong viet nam va indonesia hoi dam tai ha noi sang 8-8 - anh: viet dung

Đoàn quốc phòng Việt Nam và Indonesia hội đàm tại Hà Nội sáng 8-8 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Về phía mình, Bộ trưởng Ryamizard Ryacudu nhấn mạnh là hai quốc gia láng giềng trên biển, đồng thời là thành viên của Cộng đồng ASEAN, Indonesia mong muốn phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam, vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng hai nước trao đổi một số vấn đề thế giới và khu vực cùng quan tâm, đánh giá quan hệ hợp tác quốc phòng tiếp tục phát triển, đạt kết quả thiết thực theo nội dung Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa các quan chức quốc phòng và các hoạt động liên quan ký tháng 10-2010, nổi bật là lĩnh vực trao đổi đoàn, hợp tác hải quân, đào tạo... 

Hai bên cũng thống nhất tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả các nội dung trong bản ghi nhớ, trong đó chú trọng trao đổi đoàn các cấp, thiết lập cơ chế Đối thoại chính sách quốc phòng, tăng cường hợp tác hải quân, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cũng nhất trí tiếp tục tích cực tham vấn, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và trong các vấn đề hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là các cơ chế hợp tác quốc phòng-quân sự khu vực như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+)...(TT)

Dân Việt đóng BHXH cao nhất khu vực: Bảo hiểm nói gì?

Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người dân và doanh nghiệp (DN) Việt đang cao nhất khu vực ASEAN, trong khi cuộc sống người lao động còn khó khăn, DN chưa thoát khỏi nguy cơ phá sản. Vậy cơ quan bảo hiểm và cơ quan quản lý nói gì về điều này.

Thay đổi mức đóng vì người Việt sống lâu hơn

Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), mức đóngBHXH (gồm BH hưu trí, BH y tế, BH thất nghiệp) tại Việt Nam đang cao nhất khu vực ASEAN, khi lên tới 32,5% mức lương tháng (DN đóng 22%, người lao động đóng 10,5%). Đó là chưa kể 3% phí công đoàn. Trong khi đó, cùng khu vực, Malaysia chỉ phải đóng BHXH chiếm 13% lương tháng, Philippines là 10%, Indonesia 8%, còn Thái Lan 5%....

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng giám đốcBHXH Việt Nam cho rằng, hiện BHXH được tính trên nguyên tắc đóng - hưởng. “Dù mức đóng BHXH Việt Nam hiện cao, nhưng mức hưởng cũng cao, nên khó so sánh với các nước. Khi Việt Nam mức hưởnglương hưu là 75% của lương tính đóng BHXH, trong khi các nước khác tính lương hưu trên tỷ lệ đóng”, ông Liệu nói.

Theo ông Liệu, tuổi thọ trung bình người Việt đã tăng lên 73 tuổi, nhưng tuổi nghỉ hữu vẫn giữ mức 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam, nên thời gian hưởng lương hưu cũng tăng, gây sức ép lên Quỹ BHXH. “Mức đóng cao trên nền lương thấp nên con số tuyệt đối vẫn là thấp, điều này gây bất cập nên phải thay đổi cách tính lương để làm cơ sở đóng BHXH”, ông Liệu nói.

Số liệu từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, đến hết tháng 6/2016, việc thay đổi cách tính lương để đóng BHXH giúp mức thu tăng khá mạnh, đạt 115,89 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 18 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (tăng 18,4%).

Ông Lê Đình Quảng, Phó ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng thừa nhận, mức đóng BHXH hiện nay tương đối cao, nên cả DN và người lao động (NLĐ) đều có nguyện vọng giảm. “Tới đây chúng tôi sẽ nghiên cứu trên góc độ lợi ích NLĐ, khi thu nhập của NLĐ còn thấp, cuộc sống trước mắt vẫn khó khăn, nên cả DN và NLĐ đều muốn đóng BHXH mức thấp. Ngoài ra, mức đóng cao sẽ ảnh hưởng tới việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, nên phải cân nhắc lại”, ông Quảng nói.

Có thể giảm mức đóng

Thứ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, thực tế mức đóng BHXH tại Việt Nam cao (32,5% mức lương), bộ cũng nhận được nhiều phản ánh của DN về mức đóng BHXH và phí công đoàn. “Từ năm 2016 chúng ta thay đổi cách tính lương để đóng BHXH, ngoài lương cơ bản còn thêm các khoản phụ cấp, làm chi phí DN tăng lên đáng kể. Tỷ lệ đóng BHXH đã cao lại trên nền lương cao hơn, nên quản thật cũng phải suy nghĩ lại mức đóng, để hỗ trợ DN. Chúng tôi đang tính toán lại”, ông Huân nói.

Theo ông Huân, bảo hiểm hưu trí khó giảm vì đây là khoản dài hạn, trên nguyên tắc đóng - lưởng. Nhưng những khoản bảo hiểm ngắn hạn như bảo hiểm tai nạn, thất nghiệp, thai sản có thể xem xét giảm mức đóng cho DN và NLĐ. “Những khoản ngắn hạn chỉ tính 3-5 năm, nên có thể cấn đối linh hoạt phụ thuộc vào quỹ, như quỹ kết dư lớn có thể giảm mức đóng và ngược lại”, ông Huân nói. Ông dẫn chứng bảo hiểm thất nghiệp, hiện kết dư lớn nên có thể giảm mức thu ngay.

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cũng thừa nhận các DN còn rất khó khăn, nên các khoản tính gộp vào lương để đóng BHXH cũng có sự cân đối cho hợp lý. “Nhiều DN vẫn chịu được mức đóng BHXH, nhưng phải theo dõi tới hết năm, sau đó mới xem lại lộ trình thay đổi cách tính đóng BHXH”, ông Huân nói, mục tiêu năm 2018 sẽ tính đóng BHXH trên cơ sở toàn bộ thu nhập của NLĐ, nhưng nếu DN chưa tốt hơn lộ trình sẽ phải lùi lại.(Tienphong)

Xem xét tăng mức đóng của người lao động

Theo đại diện BHXH Việt Nam, hiện DN đóng BHXH cao gấp đôi NLĐ, và hoạch toán vào giá thành sản phẩm, khiến hàng hóa Việt Nam có gia thành bị đẩy cao hơn các nước. Trong khi đó, nhiều nước chia mức đóng BHXH 50/50 (DN đóng 1 nửa, NLĐ đóng 1 nửa), nên giá thành sản phẩm cũng cạnh tranh hơn. Vì vậy, để đảm bảo cạnh tranh quốc gia, thu hút đầu tư, thời gian tới có thể xem xét giảm mức đóng BHXH của DN và tăng mức đóng của NLĐ.

Thanh Hóa: Tự ý tuyển dụng 3.700 cán bộ, nhân viên y tế

Ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa làm rõ việc ngành y tế (giai đoạn 2009-2015 do ông Hoàng Sỹ Bình làm giám đốc Sở Y tế) tự ý tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển hàng nghìn cán bộ.

Cụ thể, từ năm 2009 - 2015, ông Bình đã ban hành các quyết định, văn bản tuyển dụng sai trái, không đúng thẩm quyền.

Từ các văn bản sai trái này, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và ông Bình đã nhiều lần đồng ý để các đơn vị của ngành tuyển dụng nhiều lần, với số lượng lớn hơn 3.700 lao động hợp đồng không xác định thời hạn và có thời hạn mà không báo cáo chủ tịch UBND tỉnh và chưa được UBND tỉnh cho phép.

Trong giai đoạn này, ngành y tế còn bổ nhiệm, luân chuyển trái quy định nhiều lãnh đạo cấp phòng không nằm trong quy hoạch, không làm quy trình bổ nhiệm, gây bức xúc cho đội ngũ cán bộ y tế ở địa phương.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục