tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 28-07-2016

  • Cập nhật : 28/07/2016

Vinacomin chi sai hàng trăm tỷ đồng từ các quỹ

Việc trích lập và sử dụng quỹ Thăm dò và quỹ Môi trường tại Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản (Việt Nam) được kiểm toán xác định là tồn tại nhiều vấn đề.

Kiểm toán Nhà nước vừa công bố kết quả hoạt động kiểm toán năm 2015, trong đó có Chuyên đề việc quản lý, sử dụng quỹ Thăm dò và quỹ Môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Kết quả cho thấy, việc trích lập, quản lý, sử dụng tiền trong quỹ này có nhiều bất cập.

hieu qua su dung von cua vinacomin kha thap, loi nhuan lien tuc giam.

Hiệu quả sử dụng vốn của Vinacomin khá thấp, lợi nhuận liên tục giảm.

Cụ thể theo quy định, Vinacomin phải xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ Thăm dò, quỹ Môi trường trong trung và dài hạn, song thực tế việc này chưa được thực hiện đầy đủ. Tập đoàn này cũng chưa mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để theo dõi, hạch toán các khoản lãi phát sinh và tăng nguồn các quỹ theo quy định của Bộ Tài chính.

Việc trích lập và sử dụng tiền cũng chưa đúng quy định với khoảng trích vượt quỹ Môi trường 114 tỷ đồng trong năm 2012. Doanh nghiệp cũng sử dụng quỹ để đầu tư cho các dự án, đề án không đúng quy định giai đoạn 2010-2014 tổng cộng gần 239 tỷ đồng (quỹ Thăm dò 191 tỷ đồng, quỹ Môi trường 47,6 tỷ đồng). Đồng thời, Vinacomin còn sử dụng quỹ Thăm dò để đầu tư cho hoạt động khai thác khoáng sản ngoài than lớn hơn số trích lập 371 tỷ đồng.

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán của một số đề án, dự án đầu tư còn hạn chế. Nhiều dự án từ công tác khảo sát, thiết kế đã không phù hợp điều kiện thực tế, phê duyệt không có khối lượng hoặc khối lượng khoan thăm dò lớn hơn quy định, phê duyệt khi chưa được Tổng Cục Địa chất & khoáng sản - Bộ Tài nguyên & Môi trường thẩm định... Thậm chí, có dự án còn được phê duyệt trước khi có báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán được duyệt trước cả dự án đầu tư...

Kiểm toán cho biết hầu hết các đề án khoan thăm dò không tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định. Vinacomin chỉ định đơn vị thi công trong quyết định phê duyệt đề án. Chẳng hạn đề án thăm dò mỏ Hà Ráng (Công ty Than Hạ Long), nhà thầu lập đề án thăm dò được chỉ định là nhà thầu trực tiếp thi công.

Tiến độ thực hiện nhiều đề án còn chậm. Cụ thể là đề án Thăm dò bôxít chậm 2-3 năm; Gói thầu số 05 Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường ôtô từ cầu chui Vàng Danh đến trạm chuyển tải Khe Thần chậm 561 ngày; Gói thầu xây dựng, thi công đập môi trường số 5 Xí nghiệp sắt Nà Lũng chậm 124 ngày...

Một số đề án triển khai khi chưa được cấp phép, vượt phạm vi, giới hạn của giấy phép, một số khác quyết toán vượt tổng mức đầu tư, như 2 đề án của Công ty Than Hạ Long, 2 đề án của Công ty Than Uông Bí và đề án của Công ty Than Dương Huy, một đề án của Công ty Than Mạo Khê...

Trên thực tế, dù sản lượng khai thác than vẫn tăng song lợi nhuận của tập đoàn giảm mạnh trong những năm gần đây. Năm 2015, doanh thu tập đoàn đạt 106.860 tỷ đồng, song lợi nhuận giảm xuống còn 600 tỷ đồng. Năm 2016, tập đoàn đặt mục tiêu tiêu thụ 38 triệu tấn than, trong đó xuất khẩu 36,8 triệu tấn. Mục tiêu doanh thu năm 2016 được nâng lên 110.016 tỷ đồng, với lợi nhuận 1.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 12.250 tỷ đồng.(Vnexpress)

Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp méo mặt vì luật 'ông chẳng bà chuộc'

Lo lắng trước việc chương trình làm luật của Quốc hội không xem xét tới các quy định về môi trường kinh doanh, ông Vũ Tiến Lộc đề xuất cần sớm ban hành một luật để sửa cùng lúc nhiều luật, góp phần "cởi trói" cho doanh nghiệp.

Nỗi sợ của doanh nghiệp về những quy định pháp luật đang chồng chéo, "đẻ" nhiều giấy phép con... được đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu lên tại phiên thảo luận về dự kiến Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 của Quốc hội sáng 26/7.

Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết ông cảm thấy buồn và thất vọng khi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016 và cả trong tờ trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng không hề có nội dung xem xét liên quan tới sửa đổi, bổ sung một số luật về cải thiện môi trường kinh doanh, doanh nghiệp. 

"Nhiều quy định về môi trường kinh doanh theo kiểu “ông chẳng bà chuộc”, vô lý, chi phí kinh doanh cao... đang trói buộc và cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Chính đây là nguyên do khiến nhiều doanh nghiệp chọn khởi nghiệp tại Singapore, thay vì trong nước", ông Lộc nói thẳng.

Theo vị này, dù Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội xem xét và ban hành luật sửa đổi nhưng thực tế nhiều luật chuyên ngành, quy định về môi trường đầu tư kinh doanh lại đi ngược, chồng chéo và thiếu liên thông.

Ông dẫn chứng, Luật Nhà ở không tương thích với Luật Đất đai; Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư ban hành theo hướng "chọn bỏ" thì luật chuyên ngành lại thiên về "chọn cho"... Hay Luật Đầu tư quy định bộ, ngành không được ban hành điều kiện kinh doanh trong khi các luật chuyên ngành vẫn giao cho bộ, ngành đưa ra nhiều điều kiện mới, là những "giấy phép con" hành doanh nghiệp...

"Nhiều quy định trong luật vẫn kiểu "ông nói gà, bà nói vịt", luật chồng lên luật, bộ lấn địa phương, Chính phủ làm thay doanh nghiệp... Người dân, doanh nghiệp, thậm chí cơ quan quản lý không biết "quả trứng có trước hay con gà có trước", khi có quá nhiều quy định chồng lên nhau", ông Vũ Tiến Lộc bức xúc và đề nghị phải bãi bỏ ít nhất 70 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều chỉnh 10 ngành nghề kinh doanh khác. "Chỉ cần sửa đổi 1 hay 2 điều luật hữu ích cũng nên làm để giải toả ách tắc cho người dân, doanh nghiệp", vị này nói thêm.

Để không chậm trễ, đại biểu đề nghị Quốc hội cần đưa vào chương trình làm luật, xem xét và thông qua một đạo luật sửa nhiều luật về doanh nghiệp, môi trường đầu tư kinh doanh ngay trong kỳ họp thứ 2 vào cuối năm 2016. "Đưa sớm luật này, sẽ không làm mất đi cơ hội, niềm tin của người dân, doanh nghiệp, cũng để tránh sự lãng phí lớn trong xây dựng, sửa luật", ông Lộc tha thiết.

Bức xúc của đại biểu Vũ Tiến Lộc nhận được nhiều sự đồng tình tại phiên thảo luận. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng đề nghị sớm thông qua một đạo luật sửa nhiều luật về môi trường đầu tư kinh doanh tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV để tạo động lực mới cho cộng đồng doanh nghiệp.

Trong khi đó, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng Uỷ ban thường vụ và Quốc hội có thể đề xuất phiên họp bất thường để xem xét, sửa đổi những điều luật cần thiết, quan trọng cần sửa ngay để phù hợp với thực tế. 

Phản hồi lại ý kiến của đại biểu Vũ Tiến Lộc, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho hay, không phải Thường vụ Quốc hội không đồng ý việc sửa đổi những quy định về điều kiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhưng do hồ sơ chuẩn bị của Chính phủ trình lên chưa đầy đủ, nên cơ quan thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ bổ sung.

Cụ thể là tại phiên họp thứ 50, cơ quan thường trực Quốc hội đã đề nghị Chính phủ từ nay tới cuối năm rà soát các luật, pháp luật liên quan tới đầu tư kinh doanh để có dự án luật đầy đủ theo quy trình của Luật Ban hành văn bản pháp luật. Sau đó, trình cơ quan thẩm tra của Quốc hội, báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội. “Nếu đủ điều kiện, sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp vào cuối năm 2016”, Phó chủ tịch Quốc hội cho hay.(Vnexpress)

Malaysia bắt 88 ngư dân Việt bị cáo buộc đánh bắt trái phép

Lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ 88 ngư dân người Việt và tịch thu 8 tàu đánh cá trong chiến dịch ngăn chặn việc xâm nhập bất hợp pháp vùng biển nước này. 

nhom ngu dan viet nam bi malaysia bat giu. anh: mmea

Nhóm ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giữ. Ảnh: MMEA

The Star dẫn lời người đứng đầu cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) tại bang Terengganu, ông Zainolabidin Jusoh, cho hay những người trên nằm trong độ tuổi 19 đến 63.

Số mực và cá bị tịch thu trị giá gần 54.000 RM (hơn 13.000 USD). Tổng giá trị của 8 tàu cá và số ngư cụ mà Malaysia thu giữ là khoảng 2,7 triệu RM (hơn 660.000 USD). 

Các ngư dân Việt Nam bị bắt trong một chiến dịch kéo dài ba ngày từ 22 đến 24/7 ở ngoài khơi thủ phủ Kuala Terengganu, nhằm trấn áp các tàu cá bị cáo buộc xâm phạm vùng biển Malaysia. 

Theo ông Zainolabidin, chỉ 12 người trong số trên có giấy tờ hợp lệ. Hiện họ bị tạm giam 14 ngày.

Chính quyền Malaysia gần đây tăng cường chiến dịch tuần tra biển, bắt giữ, xử lý nhiều tàu đánh cá và ngư dân nước ngoài bị cáo buộc xâm phạm vùng biển nước này, trong đó có nhiều tàu và ngư dân Việt Nam.

Theo thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tháng trước, tính từ đầu năm, hơn 30 tàu cá với hàng trăm ngư dân Việt Nam đã bị bắt vì vi phạm vùng biển của Malaysia.

Người Trung Quốc lách luật để sở hữu đất tại Đà Nẵng

Sáng 26-7, đoàn công tác liên ngành của Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đào Quang Thu dẫn đầu đã có cuộc làm việc với UBND TP Đà Nẵng.

Đoàn công tác liên ngành này làm việc với nhiều tỉnh, thành để lấy ý kiến về những hạn chế trong Luật Đầu tư 2014 và các văn bản pháp luật khác liên quan để trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Trần Văn Sơn (Giám đốc Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng), cho biết thời gian qua nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đã vận dụng kẽ hở tại Nghị định 139/2007, Nghị định 88/2006 và Quyết định 88/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của NĐT nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam để cùng sở hữu đất tại TP Đà Nẵng.

ong tran van son - giam doc so kh&dt tp da nang. anh: le phi

Ông Trần Văn Sơn - Giám đốc Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI

Theo đó, việc tận dụng các kẽ hở này đặc biệt được các NĐT đến từ Trung Quốc tận dụng để được sở hữu đất tại TP Đà Nẵng theo hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Để “lấp” kẽ hở trên, ông Trần Văn Sơn kiến nghị Chính phủ xem xét đề nghị Quốc hội bổ sung Luật Đầu tư. Đối với việc mua cổ phần, phần vốn góp của NĐT nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, trong trường hợp dự án có sử dụng đất thì cơ quan đăng ký đầu tư tổ chức thẩm định, lấy ý kiến của các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan theo quy định trước khi thông báo bằng văn bản NĐT nước ngoài…  

Giám đốc Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng Trần Văn Sơn cũng cho hay thời gian qua việc chuyển nhượng các dự án FDI diễn ra ồ ạt. Tuy nhiên, TP lại không thu được một đồng thuế nào từ các thương vụ này. 

Dẫn chứng, ông Sơn nói vừa rồi tại TP Đà Nẵng diễn ra một thương vụ chuyển nhượng khổng lồ lên tới 1.000 tỉ đồng nhưng TP không được một xu. Cụ thể, Resort Hyatt (quận Ngũ Hành Sơn) có công ty mẹ ở nước ngoài. Công ty mẹ ở nước ngoài đã chuyển nhượng sở hữu, chuyển đổi cổ đông cho một đơn vị khác nhưng Resort Hyatt vẫn giữ nguyên pháp nhân.

“Một tổ hợp khách sạn khổng lồ như vậy nhưng khi họ chuyển nhượng thì mình không thu được một đồng thuế nào” - ông Sơn nói.(PLO)

Siết chặt quá, nhiều nơi thở không nổi

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đào Quang Thu cho hay thời gian qua Chính phủ có ban hành nhiều thể chế pháp luật, thi hành Luật Đầu tư công… nhưng thực hiện thấy còn nhiều bất cập. Vì vậy đoàn công tác đến các địa phương để lắng nghe kiến nghị tháo dỡ các bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng luật để trình Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi.

“Ngày xưa thì Luật Đầu tư công buông lỏng nhưng giờ siết chặt quá, nhiều địa phương thở không nổi” - ông Thu nói.
(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục