tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh tối 28-01-2016

  • Cập nhật : 28/01/2016

66 chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam

Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam gồm 9 lĩnh vực; có 66 chỉ tiêu, trong đó một số chỉ tiêu như: số thanh niên đang làm việc trong nền kinh tế; làm chủ; số thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện...
Theo tin từ Văn phòng Chính phủ ngày 26.1, Thủ tướng vừa ban hành Quyết định số 158/QĐ-TTg ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam.
Đây là công cụ thu thập số liệu thống kê về thanh niên, nhằm giám sát và đánh giá tình hình phát triển của thanh niên trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về thanh niên của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác; làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và hoạch định chính sách đối với thanh niên.
bo chi tieu con co chi tieu ve so thanh nien tham gia hoat dong tinh nguyen trong to chuc tinh nguyen da duoc cap co tham quyen cap phep - anh minh hoa: tno

Bộ chỉ tiêu còn có chỉ tiêu về số thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện trong tổ chức tình nguyện đã được cấp có thẩm quyền cấp phép - Ảnh minh họa: TNO

Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam gồm 9 lĩnh vực; có 66 chỉ tiêu, trong đó một số chỉ tiêu như: số thanh niên đang làm việc trong nền kinh tế; số thanh niên là giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại; tỷ lệ thanh niên đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền.
Bên cạnh đó còn có chỉ tiêu về số thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện trong tổ chức tình nguyện đã được cấp có thẩm quyền cấp phép; số sáng chế, giải pháp hữu ích, giải pháp kỹ thuật, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu của thanh niên được cấp văn bằng bảo hộ; số thanh niên được đào tạo nghề; tỷ lệ thanh niên được cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục...

Du khách Nhật và tài xế taxi 'choảng' nhau giữa Sài Gòn

Do bất đồng ngôn ngữ nên tài xế taxi và du khách người Nhật không thống nhất được tiền phí taxi. Hai bên cự cãi rồi xô xát nhau giữa đường phố.
Chiều nay, 27.1, ông Imasaki Keisuke (38 tuổi, quốc tịch Nhật Bản) đón taxi từ đường Trường Sơn (quận Tân Bình, TP.HCM) về một địa điểm trên đường Điện Biên Phủ (quận 3, TP.HCM). Khi taxi chạy được 200 mét thì tài xế taxi sang vị khách này lại cho xe taxi cùng hãng, do anh Nguyễn Minh Thái (40 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) cầm lái.
Nhận khách, anh Thái trả cho tài xế kia 20 nghìn đồng. Sau đó, tài xế Thái chở ông Imasaki Keisuke đi quá địa chỉ cần đến trên đường Điện Biên Phủ khoảng 100 mét. Nhưng vì đường ngược chiều không thể quay đầu nên anh Thái chở vị khách đi qua đường Bà Huyện Thanh Quan rồi vòng lại Điện Biên Phủ.
Lúc này, vì nghĩ tài xế chạy lòng vòng kiếm tiền nên ông Imasaki Keisuke phản ứng, dùng tay đập vào cửa xe. “Tôi thường chạy ở khu vực quận 12 nên không rành đường trung tâm nên chạy hơi lố. Vì đường một chiều nên phải đánh vòng lại chứ không có ý định ăn tiền”, anh Thái nói.
Thấy vị khách người Nhật đập cửa mạnh, anh Thái cho xe tấp vào đường Trương Định - cách giao lộ Trương Định – Điện Biên Phủ gần 100 mét (phường 7, quận 3, TP.HCM) và chỉ vào đồng hồ yêu cầu tính 112.000 đồng.
Sau đó, hai bên xảy ra cự cãi, lớn tiếng nhưng…chẳng ai hiểu ai nói gì.
Vị khách người Nhật gọi điện cho một người phụ nữ nói tiếng Việt và đưa điện thoại cho anh Thái nghe máy.
“Chị đó nói ông khách chỉ chịu trả 80.000 đồng chứ không chịu trả đủ tiền vì nói taxi chạy lòng vòng”, anh Thái kể và nói thêm: “Nếu trả 80.000 đồng thì tôi lỗ hơn 50.000 đồng, tính cả tiền trả cho anh taxi trước nên tôi không chịu”.
Sau đó, hai bên xảy ra giằng co và xô xát. “Tôi chỉ cần bên taxi xin lỗi 1 tiếng nhưng bên đó không nói còn dùng chìa khóa xe đâm đồng nghiệp của tôi. Vì ông đó lấy tay đỡ nên bị thương ở cánh tay”, ông Phạm Lịch, người đại diện của ông Imasaki Keisuke nói.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, anh Thái - tài xế taxi phân trần: “Vị khách này liên tục đập tay vào cửa xe và tỏ vẻ bực tức nhưng tôi không hiểu ổng nói gì. Khi cự cãi thì ổng nắm cổ áo tôi trước. Nói thiệt là khi tôi xô lại có hơi mạnh tay và đang nắm chìa khóa nên làm ổng bị thương chứ không có ý tấn công khách”.
Sau đó, cả tài xế taxi và vị khách được mời về trụ sở Công an phường 7 (quận 3, TP.HCM) làm việc. Nguyên nhân đang được cơ quan chức năng làm rõ.

'Vén màn' cho vay tiêu dùng lãi suất 0%

cac cong ty tai chinh nhung nam gan day phat trien dich vu cho vay tai chinh kha manh, hien nay chiem 20% thi phan cho vay tieu dung - anh: d.n.thach

Các công ty tài chính những năm gần đây phát triển dịch vụ cho vay tài chính khá mạnh, hiện nay chiếm 20% thị phần cho vay tiêu dùng - Ảnh: Đ.N.Thạch


Công ty tài chính cho vay tiêu dùng cũng phải bỏ ra chi phí vốn, nhân sự... nhưng gần đây lại áp dụng mức lãi suất 0%, vậy các công ty này có chiêu trò tăng lãi suất sau đó hay không.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đã đặt vấn đề này ngay phần mở đầu buổi tọa đàm “Nhìn gần hơn vào ưu đãi vay tiêu dùng” do Thời báo Ngân hàng phối hợp với Công ty tài chính Home Credit tổ chức ngày 26.1.
Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, ngoài vốn tự có để cho vay, các công ty tài chính (CTTC) hiện nay vay mượn từ công ty mẹ hoặc phía ngân hàng. Các ngân hàng lại đang huy động vốn từ 5 - 7%/năm nên việc cho vay với lãi suất 0% là hết sức khó hiểu.
Là một trong những CTTC áp dụng mức lãi suất 0%, bà Vương Thủy Tiên - Thành viên Hội đồng Thành viên Công ty tài chính Home Credit cho biết: “Chúng tôi không có chiêu trò gì mà chẳng qua CTTC đã có sự chia sẻ cùng các đơn vị bán lẻ, nhà sản xuất. Chúng tôi đã gặp các nhà cung cấp để thỏa thuận, và rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ nhận ra rằng, kết hợp với CTTC cho vay 0% lãi suất, lợi nhuận trên một sản phẩm có thể giảm chút ít nhưng doanh số sẽ tăng nhờ bán được nhiều sản phẩm hơn. Với những sản phẩm này, cả bốn bên sẽ cùng có lợi, người tiêu dùng được vay không lãi suất, người sản xuất và nhà bán lẻ bán được nhiều hàng, CTTC có khách hàng và Chính phủ cũng thu được nhiều thuế hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tất cả khách hàng của chúng tôi được vay 0%. Thực tế, một số khách hàng vẫn phải chịu lãi suất cao vì có lịch sử tín dụng không tốt”.
Ông Lê Đức Thuần, Giám đốc ngành hàng dịch vụ FPT Retail cho rằng đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận. CTTC và doanh nghiệp chia sẻ với nhau chi phí và lợi nhuận khi triển khai lãi suất 0% đối với khách hàng. Năm 2015, hồ sơ vay mua hàng của FPT shop tăng trưởng 100% so với cùng kỳ năm trước. Ví dụ doanh thu 100 triệu đồng/ngày thì có đến 30% từ vay mua trả góp. Đối với những chương trình 0%, công ty sẽ không tăng giá bán sản phẩm lên nhưng đối với một số trường hợp khách hàng tham gia trả góp thì có thể sẽ không được tham gia vào chương trình khuyến mãi mà đơn vị đang triển khai.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho hay có thể hiểu nôm na là CTTC không thu lãi từ người tiêu dùng mua hàng trả góp mà đơn vị bán lẻ, nhà sản xuất sẽ “chiết khấu” lại cho CTTC. Dịch vụ cho vay tài chính tiêu dùng hiện nay đang phát triển khá mạnh. Vào cuối năm 2010, cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 2,3% tổng dư nợ, vào khoảng 16.000 tỉ đồng nhưng đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng lên chiếm 6,8% tổng dư nợ, đạt 90.000 tỉ đồng. Như vậy chỉ trong vòng 5 năm, dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng gấp 5 lần.
Các CTTC những năm gần đây phát triển dịch vụ cho vay tài chính khá mạnh, hiện nay chiếm 20% thị phần cho vay tiêu dùng. Các CTTC hướng đến đối tượng khách hàng chưa tiếp cận được với ngân hàng, những người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và các công ty đã đưa ra được những sản phẩm đặc thù như lãi suất 0%, giải quyết hồ sơ vay trong vòng 15 - 30 phút, cho vay tín chấp… Đây là những rủi ro mà các CTTC gặp phải. Đồng thời chi phí cho những món vay nhỏ cao hơn; một số điều khoản hợp đồng tín dụng chưa được rõ ràng, đặc biệt là khoản thu nợ, trả nợ. Chính vì vậy mà so với các tổ chức tín dụng khác thì CTTC có nợ quá hạn cao hơn.

Hà Nội phê duyệt giá xây dựng nhà ở mới, nhà tạm

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn.
Theo quyết định mới, giá bồi thường cho nhà ở 1 tầng tùy theo tường bao và có khu phụ hoặc không sẽ dao động từ 2,2 - 2,8 triệu đồng/m2; giá bồi thường nhà 1 tầng, mái bằng bê tông cốt thép có khu phụ là 4,159 triệu đồng/m2, không khu phụ là 3,363 triệu đồng/m2. Giá bồi thường nhà 2 - 3 tầng là 5,747 triệu đồng/m2; nhà 4 - 5 tầng là 5,835 triệu đồng/m2; dạng nhà ở chung cư 6 - 8 tầng mái bằng bê tông cốt thép và móng không gia cố là 6,231 triệu đồng/m2, móng có gia cố 6,921 triệu đồng/m2. Giá bồi thường nhà ở riêng lẻ cao 6 - 8 tầng mái bằng là 5,981 triệu đồng/m2; nhà cao 2 - 3 tầng, tường xây gạch, mái bằng là 7,215 triệu đồng/m2; nhà cao từ 4 - 5 tầng, tường xây gạch, mái bằng là 7,351 triệu đồng/m2.
Giá bồi thường nhà kho và nhà xưởng sẽ từ 2,4 - 2,6 triệu đồng/m2 tùy theo kết cấu móng và cột. Trong khi đó, giá bồi thường nhà tạm, hàng quán... từ vài trăm nghìn đồng đến gần 2 triệu đồng/m2, tùy vào kết cấu của công trình. Tất cả các mức giá bồi thường trên đã bao gồm VAT.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1.2.2016.

Nhiều khác biệt trong mua bán căn hộ ở Hà Nội và TP.HCM

Khảo sát từ hơn 16.000 tin đăng bán và cho thuê chung cư trên trang 'chợ tốt' cho thấy trong quý 4/2015, thị trường rao bán và cho thuê căn hộ tại hai TP lớn là TP.HCM và Hà Nội tăng trên 30% so với quý 3/2015.
Đặc biệt, trong khi tại TP.HCM, nhu cầu rao bán chung cư tại ngoại thành tăng đến 62% thì tại Hà Nội 95% căn hộ đăng bán chỉ tập trung quận nội thành.
Khảo sát cũng cho thấy sự khác biệt về sở thích và nhu cầu mua và thuê căn hộ tại hai TP. rất rõ ràng. Trong khi số phân khúc căn hộ nhỏ dưới 50 m2 phổ biến ở Hà Nội với lượng tin đăng gấp 3 lần TP.HCM, các tin đăng tại TP.HCM lại có xu hướng tập trung vào các căn hộ diện tích lớn hơn, trung bình từ 50 - 80 m2.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục