tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 25-08-2015

  • Cập nhật : 25/08/2015

Hôm nay chốt phương án tăng lương tối thiểu 2016

Đại diện người lao động muốn tăng 16%, trong khi cộng đồng doanh nghiệp cho rằng 9-10% là hợp lý. Hai bên chưa tìm được điểm chung trước phiên họp sáng nay.

Đến 11h, cuộc thương lượng vẫn chưa ngã ngũ. Trao đổi với báo chí giữa giờ nghỉ giải lao, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động - Mai Đức Chính cho biết trong phiên thảo luận sáng nay, hai bên vẫn bảo lưu quan điểm về mức đề xuất của mình.Theo đó, Tổng liên đoàn Lao động đề xuất mức tăng 16%, tương đương với tăng từ 350.000 đồng đến 550.000 đồng cho 4 vùng. Theo khảo sát năm 2015 của cơ quan này, thu nhập hiện nay khiến 20% lao động không đủ sống, 31% phải chi tiêu tằn tiện, 41% vừa đủ trang trải và chỉ 8% có tích lũy. Mức chi tiêu trung bình của người lao động phải nuôi con là hơn 4,2 triệu đồng mỗi tháng, tăng 3,6% so với năm 2014.

dai dien nguoi lao dong va chu su dung lao dong van kho tim tieng noi chung. anh minh hoa: ilo

Đại diện người lao động và chủ sử dụng lao động vẫn khó tìm tiếng nói chung. Ảnh minh họa: ILO

Trong khi đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện chủ sử dụng lao động, cho rằng tăng ở mức 9-10 % là hợp lý. Nếu tăng cao như mức 16% mà Tổng Liên đoàn Lao động đề xuất, chi phí của doanh nghiệp sẽ bị đội khoảng 5%, ảnh hưởng tới sản xuất và việc làm.

“Doanh nghiệp lấy lý do là tăng lương cao sẽ dẫn đến tăng chi phí sản xuất, nhưng tôi đề nghị Hội đồng tiền lương phải đi xuống tận các khu công nghiệp để thấy đời sống công nhân khổ như thế nào", ông Mai Đức Chính đề xuất. Cũng theo vị này, Hội đồng Tiền lương cần làm việc với Tổng cục thuế xem doanh nghiệp đang hạch toán tiền lương của người lao động là bao nhiêu. "Khi giải quyết được vấn đề này, hai bên mới có tiếng nói chung”, vị này nói thêm.

Trong khi đó, Phó chủ tịch VCCI - Hoàng Quang Phóng cũng cho biết sẽ bảo vệ quan điểm mà cơ quan này đưa ra. "Chúng tôi đã phân tích thấu đáo để đi tới quan điểm chung nhưng thực sự là khó khăn", ông nói.

Trước đó, Chủ tịch VCCI - Vũ Tiến Lộc cho rằng nếu như các đề xuất của bên đại diện cho người lao động thể hiện mong muốn về một cuộc sống tốt hơn cho người công nhân, thì những kiến nghị của bên đại diện cho người sử dụng lao động lại đứng trên góc độ khả năng chi trả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. "Rõ ràng là giữa mong muốn và khả năng vẫn còn một khoảng cách khá xa và mỗi bên cần phải có những nhượng bộ nhất định để tiến tới những lợi ích chung mang tính tổng thể", ông Lộc nhấn mạnh.

Cuộc họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia sáng nay họp lại để chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Phạm Minh Huân. 

Trước đó, cuộc thương lượng diễn ra ngày 5/8 đã không thể đưa ra quyết định cuối cùng như dự định. Nếu qua nhiều lần thương lượng, bỏ phiếu mà không có kết quả thì Chủ tịch hội đồng sẽ quyết định và trình Chính phủ. Tháng 10 là hạn cuối cùng Hội đồng Tiền lương Quốc gia trình Chính phủ về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016.

Lương tối thiểu là mức thấp nhất mà người sử dụng phải trả cho lao động của mình. Các công chức hưởng lương ngân sách được tính lương dựa trên lương tối thiểu chung. Còn lương tối thiểu vùng (hiện có 4 vùng) áp dụng cho người lao động làm trong doanh nghiệp ngoài ngân sách. Năm 2015, lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng mỗi tháng, tức tăng bình quân 14,8% so với năm trước. Năm 2014, mức tăng cũng xấp xỉ 15% so với 2013.

Theo quan sát của Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO), năm 2013, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng tiền lương quốc gia, Tổng Liên đoàn lao động đề xuất tăng lương tối thiểu bình quân 29,5% cho 4 vùng trong khi VCCI đề xuất mức tăng tối đa là 10%. Năm 2014, mức tăng Tổng liên đoàn đề xuất giảm xuống bình quân là 22,9% và VCCI đề xuất tăng lương tối thiểu từ 10 đến 12%.


Gần 2.400 tỷ nâng cấp La Lay thành cửa khẩu quốc tế kiểu mẫu

Với việc đầu tư nâng cấp cửa khẩu La Lay trở thành cửa khẩu quốc tế kiểu mẫu, Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu tổng giá trị tăng thêm của các ngành sản xuất, dịch vụ trong khu vực đạt khoảng 300 tỷ đồng vào năm 2020; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 460 triệu USD/năm vào năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế La Lay” với mục tiêu đưa cửa khẩu La Lay trở thành cửa khẩu quốc tế kiểu mẫu với trang thiết bị hiện đại thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động cửa khẩu, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đồng thời, là động lực phát triển mới của tỉnh Quảng Trị, là cầu nối quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế song song với Hành lang kinh tế Đông Tây, nối khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với khu vực Nam Lào, Đông Thái Lan và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Theo đó, mục tiêu phấn đấu tổng giá trị tăng thêm của các ngành sản xuất, dịch vụ trong khu vực đạt khoảng 300 tỷ đồng vào năm 2020; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 460 triệu USD/năm vào năm 2020; nâng mức sống của dân cư trong khu vực tối thiểu bằng mức trung bình của cả nước vào năm 2020.

Để đạt được mục tiêu trên, đề án sẽ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ hoạt động của một cửa khẩu quốc tế, đặc biệt là trung tâm cửa khẩu gắn với các hoạt động chức năng của cửa khẩu. Trung tâm trung chuyển hàng hóa gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Theo nhu cầu vốn thực hiện thì tổng nhu cầu vốn đầu tư hạng mục trung tâm cửa khẩu gắn với các hoạt động chức năng của cửa khẩu giai đoạn 2015-2020 ước tính là 2.395 tỷ đồng.


Từ ngày 15/10: Thêm ba mặt hàng, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng mẫu

anh minh hoa - nguon: internet

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Ba mặt hàng này gồm: Dịch vụ thông tin di động mặt đất; phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán, vay vốn cá nhân; bảo hiểm nhân thọ.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Trong đó, bổ sung 3 hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung gồm: Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán trả trước); phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân), vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng); bảo hiểm nhân thọ.

Quyết định cũng sửa đổi tên một số hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung ban hành kèm theo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg.
Quyết định có hiệu lực từ 15/10/2015.

Cơ hội mua 50.000 sản phẩm giá ưu đãi Ngày mua sắm trực tuyến

 

co hoi mua 50.000 san pham gia uu dai ngay mua sam truc tuyen

Cơ hội mua 50.000 sản phẩm giá ưu đãi Ngày mua sắm trực tuyến

Ngày 24/8, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương chính thức công bố và phát động các hoạt động của Ngày mua sắm trực tuyến mùa thu với ưu đãi rất lớn cho hơn 50.000 sản phẩm của hơn 500 doanh nghiệp tham gia. 

Đây là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch triển khai Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam vào ngày 4/12/2015 tới.

Theo thôn tin từ Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, ngày mua sắm trực tuyến mùa thu diễn ra trong ngày 28/8 với hơn 50.000 sản phẩm khuyến mại lớn trên website www.onlinefriday.vn.

Toàn bộ sản phẩm được đặt mua trong ngày 28/8/2015 sẽ được giao hàng tận nhà miễn 50% phí cước vận chuyển.

Đặc biệt, trong dịp này, Ban Tổ chức cũng lựa chọn ra 2.015 sản phẩm siêu giảm giá để triển khai trong sự kiện BigOFF diễn ra từ 17h00-20h00 ngày 28/8 tại Times City, Hà Nội.

Mỗi ngày, khách hàng đăng ký thành công sẽ được hệ thống gửi lại 1 mã xác nhận quyền tham gia mua sản phẩm để khách hàng sử dụng check-in tại sự kiện BigOFF. Những khách hàng đến sự kiện BigOFF sớm nhất sẽ được mua các sản phẩm khuyến mại siêu hấp dẫn hoặc tham gia chương trình quay số may mắn để mua hàng với giá siêu khuyến mãi.

Cũng nhân dịp này, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã tổng kết Cuộc thi sáng tạo logo OnlineFriday được tổ chức từ ngày 16/07 đến 07/08. Logo OnlineFriday của tác giả Đặng Văn Nam (Hà Nội) đã đạt giải Nhất do Ban Giám khảo lựa chọn và được sử dụng làm logo chính thức cho các chương trình của Ngày mua sắm trực tuyến.

Trước đó, này mua sắm trực tuyến đầu tiên được tổ chức vào ngày 05/12/2014, đã thu hút được hơn 10 triệu pageviews tại trang web chương trình, mang lại tổng doanh thu 7,5 triệu USD.

 Chương trình Ngày mua sắm mùa thu 2015, Bộ Công Thương dự kiến sẽ thu hút 2.500 doanh nghiệp, với khoảng 15.000 lượt khuyến mãi đăng ký và tổng doanh số giao dịch trong ngày 25 triệu USD (khoảng 500 tỷ đồng), gấp 3 lần năm ngoái.


Hơn 1.000 tỷ đồng xây kè chống ngập cửa ngõ phía Đông TP HCM

Bờ kè sông Sài Gòn sẽ được xây dựng nhằm bảo vệ 1.600 ha đất và người dân ở quận 2, Thủ Đức khỏi tình trạng ngập nước.

Theo đề xuất của Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập TP HCM, khoảng 1,1 km đoạn kè mới ở bờ tả sông Sài Gòn sẽ được xây ở những vị trí bị xuống cấp nặng, đoạn từ cầu Rạch Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm. Ngoài ra, những đoạn kè có sẵn còn sử dụng được sẽ được tận dụng sửa chữa. Tổng chiều dài toàn tuyến sau khi chỉnh trang, kết nối khoảng 8,2 km.Nguồn vốn đầu tư công trình có gần 993 tỷ đồng (chưa bao gồm tiền giải phóng mặt bằng khoảng 170 tỷ đồng) từ ngân sách thành phố. Dự án dự kiến được khởi công vào năm sau và hoàn thành trong 4 năm.

nhung nam qua tp hcm da dau tu hang nghin ty dong de chong ngap, song ket qua chua kha quan. anh: an nhon.

Những năm qua TP HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để chống ngập, song kết quả chưa khả quan. Ảnh: An Nhơn.

Theo Trung tâm chống ngập, dự án hoàn thành sẽ góp phần khắc phục tình trạng sạt lở, chống nước tràn do lũ thượng nguồn và triều cường để bảo vệ 1.600 ha đất ven sông Sài Gòn với khoảng 25.000 dân thuộc quận 2 và Thủ Đức. Đồng thời tạo ra một vùng ven sông thoáng mát, sạch đẹp với vành đai cây xanh giúp người dân có chỗ vui chơi, giải trí

Trước đó, cuối tháng 5, UBND TP HCM kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng phê duyệt việc vay 422 triệu USD từ Ngân hàng thế giới để thực hiện dự án quản lý rủi ro ngập nước trên địa bàn.

Dự án nhằm chống ngập, thoát nước và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan cho lưu vực Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên; xây 2 cống ngăn triều để kiểm soát triều khu vực trung tâm thành phố; nâng cao năng lực quản lý, điều và vận hành hệ thống phòng chống ngập, thoát nước thải, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, vận hành liên hồ chứa, quản lý khai thác nước ngầm và phát triển đô thị...

Liên quan đến việc chống ngập, mới đây Thủ tướng đã yêu cầu TP HCM phải tập trung giảm ngập, tạo chuyển biến rõ rệt trong 5 năm tới, trước hết là ở khu trung tâm. Thành phố cũng được yêu cầu phải quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng, bảo vệ và xây dựng các hồ điều hòa, vùng chứa nước; nạo vét, giải tỏa vật cản trên hệ thống kênh rạch để tiêu thoát nước nhanh khi mưa lớn. Đồng thời, tăng cường quản lý, hạn chế việc khai thác nước ngầm tránh nguy cơ sụt lún.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục