Tại cuộc họp mới đây, một lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh "than" rằng, dân số tăng quá nhanh nên thời gian tới sẽ thiếu đất xây nhà ở, trường học.

Thanh tra Chính phủ cho biết từ năm 2011 đến nay, toàn ngành thanh tra đã phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế với số tiền là 208.540 tỷ đồng, trong đó đã kiến nghị thu hồi gần 119.400 tỷ đồng và 19.230 ha đất.
Trong 5 năm qua, ngành thanh tra đã tập trung thanh tra những lĩnh vực trọng điểm, nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, được dư luận xã hội quan tâm.
Qua đó, cơ quan chức năng phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều vi phạm, chấn chỉnh những sơ hở trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội, đề xuất các giải pháp phòng ngừa.
Nhiều cuộc thanh tra diện rộng trên các lĩnh vực như: quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai; việc thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ được triển khai và thu nhiều kết quả tích cực.
Toàn ngành thanh tra đã lập biên bản, ban hành 945.900 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 29.300 tỷ đồng, xử lý khác hơn 59.840 tỷ đồng; đã kiến nghị xử lý kỷ luật 6.460 tập thể, 22.700 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 297 vụ, 355 người.
Trong đó, riêng Thanh tra Chính phủ ban hành 108 kết luận thanh tra, phát hiện vi phạm 74.550 tỷ đồng, 10.727 ha đất; kiến nghị thu hồi 22.676 tỷ đồng; kiến nghị kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 48 vụ việc.
Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 13.650 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi 5.014 tỷ đồng , 66.900 ha đất.
Công tác thanh tra thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng được chú trọng hơn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của thanh tra các cấp, các ngành trong suốt nhiệm kỳ.
Chỉ tính riêng từ năm 2013 đến nay, ngành thanh tra đã tiến hành 6.986 cuộc, phát hiện 2.109 đơn vị vi phạm, kiến nghị xử lý 973 tổ chức, 1.101 cá nhân.
Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh tra có chuyển biến tích cực, qua thanh tra đã phát hiện 441 vụ (tăng 212 vụ so với nhiệm kỳ trước), 692 người có dấu hiệu tham nhũng với 769 tỷ đồng, 10 ha đất; kiến nghị thu hồi 745 tỷ đồng (tăng 637 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước); kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 596 cá nhân, xử lý trách nhiệm 157 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 162 vụ, 272 đối tượng.
Công tác phòng ngừa tham nhũng đã từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn (từ chỗ kê khai tài sản nhưng bí mật bản kê khai tiến đến công khai bản kê khai tài sản, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm).
Ngành thanh tra đã tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, tỷ lệ đạt cao hơn so với trước, bình quân hàng năm đạt trên 86%.
Qua giải quyết, ngành thanh tra đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho công dân 2.327 tỷ đồng, 1.147 ha đất.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực, trách nhiệm các cấp, các ngành được nâng lên, đã tập trung giải quyết được nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tại cuộc họp mới đây, một lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh "than" rằng, dân số tăng quá nhanh nên thời gian tới sẽ thiếu đất xây nhà ở, trường học.
Một đoạn cống thoát nước 1.500mm dài khoảng 30m dưới vòng xoay Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1 (TP.HCM) vừa được nhà thầu Nhật sửa chữa và hoàn tất trong sáu ngày (từ 7 đến 12-9) theo công nghệ SPR.
Để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, tỉnh Phú Thọ sẽ đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng cho phát triển hệ thống giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2030; trong đó giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư khoảng 6.462 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2030 trên 13.000 tỷ đồng.
Ngày 10/9, tại hội thảo “Một số vấn đề trong dự thảo Luật phí và lệ phí” do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức nhiều đại biểu đã đề xuất biện pháp nhằm siết chặt tình trạng tùy tiện “đẻ” các khoản thu.
Vụ lấp sông Đồng Nai làm dự án vi phạm về cả pháp lý lẫn kỹ thuật đã quá rõ ràng, nên không cần thiết phải làm lại báo cáo đánh giá tác động môi trường mới.
Việc các địa phương được quy định chi tiết các khoản thu khiến danh mục phí, lệ phí cụ thể có thể lên tới hàng nghìn. Đây là vấn đề đang được dự thảo Luật phí, lệ phí tính tới và sẽ có rà soát cụ thể ngay trong năm nay.
KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội có cuộc trao đổi với PV Tiền Phong về tình trạng ùn tắc nghiêm trọng trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội vừa qua.
Với nền tảng vững chắc là sự tin cậy cao độ, Việt Nam và Nhật Bản đang đẩy nhanh tiến trình hợp tác nhằm thực hiện những mục tiêu chung, góp phần bảo đảm ổn định và hòa bình trong khu vực.
Công bố quyết định thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
Đề xuất đầu tư tuyến xe điện mặt đất đầu tiên ở TP.HCM
Sẽ đóng cửa các mỏ khoáng sản vi phạm về môi trường
Lập 117 trang web giả, lừa đảo hơn 8 tỉ đồng
Phê duyệt đề án phát triển sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam
“Dân có thực sự làm chủ, thực sự có quyền thì quan chức sẽ không còn dám đứng trên pháp luật. Khi đó mới có thể thực thi được giá trị pháp quyền”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự