Theo những người có trách nhiệm dự án buýt nhanh dù có nguy cơ đổ vỡ vẫn bắt buộc phải đưa vào vận hành bởi số tiền rót vào đã quá lớn.

Brexit là cụm từ có lẽ đã trở nên quen thuộc với những người quan tâm tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới trong nhiều tháng qua. Nó chỉ về một sự kiện sẽ diễn ra vào hôm nay, thứ Năm, ngày 23/6 - khi người dân Anh sẽ đi bỏ phiếu lựa chọn rời khỏi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU).
Đây cơ bản là một phần trong những hứa hẹn của Thủ tướng Anh David Cameron trong quá trình tranh cử vào năm 2015. Khi đó ông hứa sẽ tổ chức bỏ phiếu quyết định Anh rời khỏi EU hay ở lại EU nếu ông tái đắc cử. Cho nên về cơ bản, đây là một phần trong trò chơi tranh cử của chính trường Anh, nhưng nó đang trở thành một trong những tâm điểm thu hút sự quan tâm của thế giới vào thời điểm này.
Brexit và thị trường tài chính
Sự kiện này hiện đang là một tâm điểm chú ý của thị trường tài chính toàn cầu từ nhiều tuần qua. Những diễn giải về biến động của giá vàng, ngoại tệ, chứng khoán đều đề cập đến tác động của Brexit. Về căn bản, tất cả được qui về cho hai yếu tố: thanh khoản và sự bất định.
Không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả trưng cầu dân ý là Anh sẽ rời khỏi EU. Tất cả những vấn đề về thỏa thuận thương mại, lao động, nhập cư lẫn thuế quan đều sẽ có thể thay đổi. Nhiều công ty dọa sẽ rời khỏi Anh nếu Anh ra khỏi EU còn nguồn nhân lực chất lượng cao lẫn nhân công giá rẻ từ nước ngoài vào Anh cũng không biết sẽ ra sao. Vì Anh là một nền kinh tế có liên hệ chặt chẽ với những cường quốc kinh tế khác và là một trung tâm tài chính của thế giới, sự hỗn độn ở Anh không ít thì nhiều sẽ có những tác động lên kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính, ít nhất là trong ngắn hạn. Nhiều con số ước tính được đưa ra, nhưng phần lớn là toàn là dự báo trong khi kịch bản cơ bản nhất thì cũng không ai biết nó có hình thù ra làm sao! Cho nên các nhà kinh tế có tiếng trên thế giới đưa ra những đánh giá rất chênh lệch với nhau, tới mấy điểm phần trăm GDP của Anh.
Đây mới chính là điểm đáng sợ. Nó thể hiện rõ không có gì là chắc chắn nên nhiều nhà đầu tư đã chọn đứng ngoài thị trường trong khi một số khác mở những vị thế đầu cơ với những mức mạo hiểm có thể gọi là điên khùng. Sự bất định vừa làm tăng độ biến động (volatility) của giá tài sản trên thị trường tài chính vừa làm giảm thanh khoản của nó. Hai thanh khoản và độ biến động này lại tương tác với nhau theo chiều là thanh khoản thấp thì một vài giao dịch có thể làm thị trường rung lắc mạnh nên thị trường tài chính những ngày qua được hình dung là có độ biến động rất cao.
Cho đến ngày 21/6, diễn biến thị trường tài chính và các tỷ lệ cá cược xem ra ngầm định là khả năng Anh rời khỏi EU là thấp, với việc giá vàng quay đầu giảm trong khi giá đồng bảng Anh tăng lại mạnh, trong khi một số tỷ lệ cá cược gần như khẳng định là cơ hội Anh rời khỏi EU là ở mức cực thấp trong nhiều tuần gần đây. Tuy nhiên, điều này ngầm định rằng thị trường sẽ bị bất ngờ nếu kết quả bầu cử cho thấy Anh rời khỏi EU.
Đồ thị diễn biến đồng Bảng Anh và giá vàng trước Brexit
Bảng Anh (màu xanh, bên dưới) tăng trở lại còn giá vàng (màu vàng, bên trên) giảm lại từ ngày 19 đến 21/6 do các ước tính và điều tra ý kiến cho thấy khả năng Anh rời khỏi EU là thấp
Có người đã gọi điều này là sự chủ quan của thị trường trước những lá phiếu không dựa vào lý trí của người dân Anh. Nếu kết quả là Anh rời khỏi EU sau ngày 23/6, diễn biến thị trường sẽ trừng phạt những nhà đầu tư chủ quan và cả những lá phiếu không dựa vào lý trí đó. Và khi đó, vàng sẽ là kênh đầu tư hưởng lợi đầu tiên, bên cạnh đó các khoản đặt cược vào việc độ bất ổn sẽ càng tăng lên.
Nếu Anh rời khỏi EU thì sẽ phải có rất nhiều cuộc thương thảo về tất cả những vấn đề về thương mại, tài chính, lao động với EU và những nước khác do những hiệp định do EU ký trước đây với những nước này có thể sẽ không còn hiệu lực sau khi Anh rời khỏi liên minh này. Chẳng hạn Anh còn được hưởng bao nhiêu lợi ích trong giao thương với cộng đồng kinh tế Châu Âu? Anh có buộc phải chấp nhận áp đặt từ phía liên minh tiền tệ và tài khóa (nghĩa là thị trường tài chính của Anh sẽ phải chấp nhận những chính sách kiểm soát ngặt nghèo không cần thiết đối với thị trường tài chính) để đổi lại những quyền lợi thương mại hay không? Liệu Anh có xoay trục sang buôn bán với châu Á thay vì các nước láng giềng hay không? Liệu có nước nào trong EU sẽ theo chân của Anh rời khỏi EU? Nếu có, liệu đồng euro có sụp đổ?
Đây là những câu hỏi không ai biết chắc chắn câu trả lời và có thể mất nhiều năm thương thảo để biết kết quả. Điều đó nghĩa là nếu Anh rời khỏi EU, bất ổn chỉ mới bắt đầu trên phạm vi toàn cầu. Điều đáng sợ là các chính phủ và thị trường tài chính đều không có chuẩn bị gì cho chuyện đó. Họ đều nghĩ: mọi việc rồi sẽ ổn thôi. Chúng ta cũng nên hi vọng như vậy.
Brexit và Việt Nam
Mặc dù gần đây Hong Kong, Việt Nam và Campuchia là 3 cái tên bị “điểm danh” bởi Wall Street Journal là những thị trường có thể bị tác động xấu nhiều hơn các thị trường khác trong khu vực châu Á nếu Anh rời EU, nhưng bản thân bài viết đó cũng lập lờ nói rằng các thị trường này chỉ là bị tác động xấu hơn một chút so với các thị trường khác trong khu vực, do có quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với Anh.
Như đã nói ở trên, nếu Anh rời khỏi EU, không ai biết thương mại của họ với ai sẽ tăng lên và với ai sẽ giảm đi, vì không biết họ sẽ đẩy mạnh hợp tác thương mại với ai (ai sẽ lên lãnh đạo họ cũng còn chưa biết!). Khả năng nhiều nhất là Anh sẽ vẫn ưu tiên thương mại với các nước châu Âu láng giềng, vốn chiếm gần một nửa xuất khẩu của Anh. Ngoài ra họ có thể đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, một trong những nước có hoạt động thương mại mạnh với họ, và nhiều hàng hóa của Anh xuất sang châu Âu chỉ là trung gian, sau đó cũng chuyển về châu Á và Trung Quốc là một thị trường lớn. Trong khi đó, quan hệ thương mại trực tiếp giữa Anh với Việt Nam chưa phải là chặt chẽ như Trung Quốc (bao gồm Hong Kong), nên Việt Nam sẽ ít bị ảnh hưởng lớn (cả Anh và Việt Nam đều không phải nằm trong top 10 đối tác thương mại của nhau). Vì vậy, tác động trực tiếp của Brexit tới Việt Nam là không lớn.
Tuy nhiên, về dài hạn hơn, Brexit có thể là cơ hội cho Việt Nam và khối ASEAN vì nếu Anh cần đa dạng hóa thị trường để không phụ thuộc nhiều vào các nước láng giềng đang ít thân thiện với họ hơn, thì họ cần phải đẩy mạnh hơn quan hệ với các nước ở châu Á. Đông Nam Á và Nam Á là những lựa chọn tự nhiên để bổ trợ cho những thị trường mà Anh đã có vị thế nhất định như Trung Quốc và các nước Ả Rập. Đây là xu thế tất yếu dù có Brexit hay không, nhưng nếu có Brexit, nó có thể đẩy mạnh hơn nỗ lực của Anh để đẩy mạnh quan hệ với ASEAN. Tất nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong ASEAN để chiếm phần, và đây vẫn là những phỏng đoán xa vời. Người ta vẫn chưa biết Anh có ra khỏi EU hay không mà, và thị trường tài chính tin là không.
Điều chắc chắn duy nhất là thị trường sẽ không lặng yên sau những diễn biến vào ngày 23/6. Sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ để kiểm phiếu sau 10 giờ tối ngày 23/6 và đến sáng sớm ở Anh thì theo dự kiến là người ta chỉ biết được kết quả của khoảng phân nửa số khu vực tham gia trưng cầu dân ý. Do đó, thị trường sẽ phải chờ nhiều tiếng đồng hồ với những đồn đoán. Và sau khi trưng cần dân ý, cho dù là Anh không rời khỏi EU, đây chỉ mới là bắt đầu cho những cuộc marathon về đòi hỏi cải tổ khối EU. Tình trạng hỗn loạn hiện nay của khối kinh tế này về nhiều mặt sẽ vẫn là rủi ro mà thị trường phải chú ý trong thời gian dài nữa.
Theo những người có trách nhiệm dự án buýt nhanh dù có nguy cơ đổ vỡ vẫn bắt buộc phải đưa vào vận hành bởi số tiền rót vào đã quá lớn.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc Anh rời EU hiện chưa tác động ngay đến Việt Nam, nhưng cần đề phòng tác động tiêu cực trong trung hạn và dài hạn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lúc còn là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từng đặt câu hỏi “không biết GDP chạy đi đâu” khi tăng trưởng tỉnh nào cũng cao hơn mức trung bình cả nước. Những bất cập trong thống kê đã dẫn đến những con số chênh lệch “dở khóc, dở cười”, nhưng sắp tới, vấn đề này sẽ được giải quyết.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 30 tỷ USD nên việc Anh rời EU có thể tác động gián tiếp khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm. Trong bối cảnh này, nếu Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ thì sẽ tiếp tục gây sức ép lên tỷ giá VND/USD.
"Cuộc chiến" chống giấy phép "con", giấy phép "cháu"... những khái niệm chỉ những điều kiện kinh doanh trái luật ở nhiều bộ, ngành dường như chưa có hồi kết. Dù trong cuộc họp do đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, chỉ đạo về vấn đề này trong các ngày 22 và 23/6, đã có nhiều tuyên bố mạnh mẽ được đưa ra.
"Các cụ ngày xưa thường bảo “hữu xạ tự nhiên hương” nhưng giờ thì không phải như vậy nữa. Trong xã hội hội nhập sâu sắc và cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, nếu cứ ngồi chờ đợi thì không có ai biết, thay vào đó phải đổi mới, phải ra ngoài”, đại diện Bộ Công Thương phát biểu.
Kết quả rà soát các khoản thu phí, lệ phí với phương tiện ra vào cửa khẩu dọc tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc mới đây của các cơ quan quản lý đang cho thấy có không ít khoản thu rất bất hợp lý.
Lượng phù sa đổ về mất dần đẩy Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối mặt với nguy cơ tan rã.
Tại Hội thảo bàn về mua sắm Chính phủ trong thực thi các yêu cầu về minh bạch, khách quan trong mua sắm Chính phủ khi Việt Nam gia nhập TPP, ông Lê Văn Tăng, nguyên Cục trưởng Cục Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho rằng: Dù Luật Đấu Thầu sửa đổi 2014 đã có nhiều điểm cải thiện song để "vào sân chơi TPP" chúng ta phải sửa thêm lần nữa.
Bộ Tài chính khẳng định, trong giai đoạn này, thuế nhập khẩu trong công thức tính giá cơ sở được tính theo mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền là hợp lý nhất, giải quyết được hài hòa quyền lợi giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự