Nhiều đại gia đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào làm nông nghiệp organic (hữu cơ) với quy mô lớn để vừa phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch trong nước vừa xuất khẩu.

Mặc dù nhiều lần sạt nghiệp bởi cây kiểng, nhưng ông Nguyễn Văn Thoại (57 tuổi, ngụ ấp 4, xã Long Trung, H.Cai Lậy, Tiền Giang) vẫn quyết tâm đeo bám nghề và đến nay đã có một trang trại trồng kiểng trị giá tiền tỉ.
4 lần sạt nghiệp…
Từ ngoài nhìn vào, trang trại rộng gần 2 ha nằm cặp QL1 (thuộc xã Thanh Hòa, TX.Cai Lậy) của ông Thoại giống như một rừng kiểng, chủ yếu là vạn niên tùng và bông trang. Rất nhiều loại kiểng được tạo hình thú như: rồng, phụng, voi, cọp, gà, cóc… Không nhớ nổi vườn kiểng có bao nhiêu gốc và chẳng để ý doanh thu mỗi năm nhưng ông Thoại tự hào mình là người đã góp công tạo dựng làng nghề hoa kiểng ở vùng này.
“Ông bà tôi từ miền Trung di cư vào Nam khoảng thế kỷ 19 và đã có 4 đời làm kiểng. Nhờ vậy tôi tích lũy được kinh nghiệm và có tay nghề thuộc loại khá”, ông Thoại chia sẻ. Theo ông Thoại, nghề kinh doanh kiểng lợi nhuận cao nhưng xác suất nguy hiểm cũng rất lớn. Ví dụ cây kiểng mua 10 triệu đồng rồi bán ra 12 - 15 triệu đồng, tưởng có lời nhưng chưa chắc, vì chi phí, công sức, vốn bị ngâm thời gian lâu, cộng với lãi tiền vay… nếu nhận định không đúng thì dễ bị sạt nghiệp.
Ông Thoại kể khoảng 3 năm trước có bán cây vạn niên tùng cho một ngôi chùa ở Nhơn Trạch (Đồng Nai), với giá 1,5 tỉ đồng nhưng lỗ nặng. Lý do vì trước đó 5 năm ông mua cây kiểng này giá 1 tỉ nhưng vốn nhà chỉ có 100 triệu đồng, phải vay nóng 900 triệu đồng (lãi suất 5%). Như vậy mỗi tháng phải trả lãi 45 triệu đồng và 1 năm hơn 500 triệu đồng, trong khi phải “ôm” cây kiểng tới 5 năm mới bán được, nên chỉ riêng lãi tiền vay đã hết 2,5 tỉ đồng. Hỏi sao không vay ngân hàng? Ông Thoại nói không ngân hàng nào cho vay vì cây kiểng không định giá được.
Mặc dù có thâm niên trong nghề nhưng ông Thoại cho biết mình đã 4 lần bị trắng tay. “Có nhiều lý do bị sạt nghiệp, không kinh nghiệm nào giống kinh nghiệm nào. Chẳng hạn lúc đầu làm ăn thuận lợi, tích lũy được một số vốn, tôi mua 4 cây cần thăng với giá từ 1 - 8 triệu đồng, nhưng khi đem về thì rụi hết 4 cây. Sau đó tôi tiếp tục vay mượn để theo nghề kiểng. Khi tạo được số vốn gần nửa tỉ đồng, tôi qua Trà Vinh mua vườn cần thăng 100 cây, nhưng khi đem về chỉ còn lại duy nhất 1 cây”, ông Thoại kể.
Năm 1997, lần thứ ba ông “liều” vay nóng 1 tỉ đồng, cộng với vốn nhà 500 triệu đồng rồi tìm mua gần 700 gốc kiểng cổ, từ mai vàng, chiếu thủy, cần thăng, kim quýt… đem về dưỡng, nhưng khi mua rồi bị ế thời gian dài. Tiền lãi trả không xuể, ông phải chở qua Đồng Tháp bán cho một người làm du lịch. Lúc đó tiền lãi đã lên tới 1,3 tỉ đồng trong khi nợ gốc chỉ có 1 tỉ đồng. Bán xong lô hàng này ông tiếp tục trắng tay.
Đất 1 triệu đồng 1 m2
Sau ba lần thất bại ở miền Tây, năm 1999 ông Thoại lên miền Đông thuê đất, mở vựa mua bán kiểng ở ngã tư Bình Phước. Trụ được một thời gian thì phải bỏ về quê, sau khi học được câu “đất ở đâu cũng 1 triệu đồng 1 m2”. Ông Thoại nhớ lại: “Đó là năm 2002, một buổi chiều có anh bạn trẻ tới gặp tôi lấy tiền bán kiểng rồi nói: Đất ở đây, khi mở đường, giá lên cao, người ta bán 1 triệu đồng 1 m2 rồi đem gửi ngân hàng làm tỉ phú, nhưng rồi họ mất đất. Còn em, ông già để lại 4 mẫu đất, em cũng bán giá 1 triệu 1 m2 nhưng đất vẫn còn nguyên”. Hỏi sao hay vậy? Anh ta giải thích: “Thì mỗi cây tùng em trồng trên diện tích 1 m2. Khi bán thì giá 1 triệu đồng 1 cây. Anh trả 900.000 đồng em đâu có bán”.
Cho là chí lý, qua một đêm suy nghĩ, hôm sau ông Thoại quyết định trả lại mặt bằng để về quê, tận dụng 3.000 m2 đất chung quanh nhà để làm vườn ươm vạn niên tùng. Dần dần, ông trả hết gần 1 tỉ đồng nợ tiền lãi vay nóng. Sau đó tới xã Thanh Hòa mua đất rồi thuê thêm đất để trồng vạn niên tùng và đã tạo được cơ ngơi ổn định tới bây giờ.
“Thành công của tôi chính nhờ câu nói của thằng nhỏ đó dạy tôi. Bởi vì nếu chỉ mua đi bán lại thì cuối cùng sẽ hết vốn, ôm nợ, chỉ còn lại đống rác kiểng. Trong khi vườn ươm thì có bán hết kiểng vẫn còn lại đất của mình”, ông Thoại chia sẻ.
Hoàng Phương
Theo thanhnien.vn
Nhiều đại gia đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào làm nông nghiệp organic (hữu cơ) với quy mô lớn để vừa phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch trong nước vừa xuất khẩu.
Giá bán cao cộng với nhận thức người tiêu dùng về organic hạn chế là những khó khăn đối với các sản phẩm hữu cơ khi ra thị trường.
Giá dưa hấu chỉ 1.000 đồng/kg, thậm chí không có người mua đang khiến hàng ngàn nông dân trồng dưa ở Quảng Ngãi “méo mặt”.
Trên địa bàn huyện Hải Hậu, Nam Định có 7 nhóm phụ nữ liên kết nuôi giun quế, với trên 120 thành viên tham gia tại 11 xã, thị trấn, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ/năm.
Nằm trên con đường Thánh Mẫu ở TP Đà Lạt, vườn dâu, cà chua trồng trong nhà kính của ông Vương Đình Phước khá nổi tiếng nhờ cho năng suất cao, và quanh năm trĩu quả.
Phát biểu tại Diễn đàn Nông nghiệp mùa xuân 2017 hôm 28/3, TS. Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đánh giá, nhiều cơ chế về đất đai đang cản trở quá trình phát triển của nền nông nghiệp.
Hiện tại nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thu hoạch lúa Thu Đông sớm nhưng gặp ngay thời tiết bất lợi do mưa dầm nên mất giá. Nhiều cánh đồng năng suất còn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nên nông dân không có lãi.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Tại Đồng Nai, giá lợn hơi bán ra tại các trại hiện chỉ còn 42.000-43.000 đ/kg, giảm 5.000-6.000 đồng/kg so với mức giá cuối tháng trước. Nếu so với mức giá “đỉnh” vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016, giá lợn hơi trên địa bàn Đồng Nai đã giảm 12.000-13.000 đồng/kg, tương đương mức giảm hơn 23%.
Hàng hóa nông sản Việt Nam chưa có sự đầu tư đồng bộ từ khâu đầu đến khi phân phối đưa ra thị trường, nhất là khâu chế biến còn rất nhiều hạn chế về dây chuyền, công nghệ hiện đại...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự