Không đậm đặc như một số phiên thảo luận ở các diễn đàn trước, song nỗi lo từ “yếu tố Trung Quốc” với hội nhập và phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam vẫn xuất hiện trong Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, vừa diễn ra tại Thanh Hóa.

Bên lề Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015 diễn ra ngày 27-8, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, cho rằng ham rẻ "ôm" lấy nền kinh tế Trung Quốc tức là ôm lấy sự bất ổn.
Theo TS Trần Đình Thiên, trước diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua, nhất là động thái điều chỉnh phá giá đồng nhân dân tệ thì về ngắn hạn, Việt Nam được thụ hưởng hàng hoá giá rẻ.
Nhưng cần cảnh báo là tình hình này chứa đựng nguy cơ thích hàng rẻ, thích hàng hoá đẳng cấp thấp của nền kinh tế Việt Nam. Theo ông Thiên, cấu trúc công nghiệp dựa vào đầu vào từ Trung Quốc hoàn toàn không tốt và diễn biến gần đây có thể là cơ hội để chúng ta thay đổi cấu trúc.
“Cũng như sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trước đây là cơ hội để chúng ta thay đổi thị trường. Nhưng ngược lại, chúng ta vẫn ôm chặt lấy cơ cấu cũ. Vậy làm sao thoát được cơ cấu này? Cần lưu ý là nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai dự kiến là xu hướng xấu đi, bài ca oai hùng không còn vang như ngày xưa. Một nền kinh tế bất ổn mà chúng ta ham rẻ ôm lấy tức là ôm lấy cái bất ổn” - TS Trần Đình Thiên thẳng thắn nói.
TS Thiên cũng nhấn mạnh là Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi cấu trúc kinh tế. Mà muốn thay đổi cấu trúc kinh tế thì họ phải tìm cách “di” cấu trúc cũ đi hoặc đào hố chôn nó. “Vậy cái hố đó ở đâu? Họ có thể chuyển sang Việt Nam. Việt Nam cần theo nguyên lý chung là không nên tiếp nhận cơ cấu cũ của họ bởi vì họ cũng không cao lắm, họ bỏ đi mà mình xài thì được cái lợi là rẻ nhưng lại mất đi vài chục năm phát triển” - ông Thiên cảnh báo.
TS Thiên cho rằng về cơ bản, Việt Nam cần tái cấu trúc đuợc, đồng thời, cố gắng hướng đến những mục tiêu với tầm nhìn dài hơn.
Không đậm đặc như một số phiên thảo luận ở các diễn đàn trước, song nỗi lo từ “yếu tố Trung Quốc” với hội nhập và phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam vẫn xuất hiện trong Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, vừa diễn ra tại Thanh Hóa.
Một trong những lý lẽ chính mà Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đưa ra để phản đối đề xuất tăng 16% lương tối thiểu của Tổng LĐLĐVN là do hiện có đến 70% số doanh nghiệp (DN) đang làm ăn thua lỗ.
Sau 6 tháng giảm liên tiếp từ đầu năm 2015 đến nay, đây là tháng thứ 2 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đảo chiều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cuộc hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 3/7 được nhiều chuyên gia khái quát là để tính hướng “thoát Trung” trong bối cảnh phức tạp tại Biển Đông…
Theo Tổng cục thống kê, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 8 tháng là 6.290 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong 8 tháng là 39.056 doanh nghiệp…
Không đậm đặc như một số phiên thảo luận ở các diễn đàn trước, song nỗi lo từ “yếu tố Trung Quốc” với hội nhập và phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam vẫn xuất hiện trong Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, vừa diễn ra tại Thanh Hóa.
Số liệu công bố từ Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2015 ước tính đạt 578,2 nghìn tỷ đồng, bằng 63,5% dự toán năm.
Việt Nam đang trải qua một làn sóng công nghiệp hóa và thay đổi về cấu trúc chưa từng có, đất nước đang bước vào giai đoạn “phát triển dồn ép”, tạo ra những thách thức mới cho các nhà hoạch định chính sách.
Nhìn lại quá trình hội nhập, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng chúng ta thường bàn về thương mại, đầu tư mà ít bàn đến yếu tố quyết định là Nhà nước...
Giá dầu thế giới đã xuống mức thấp kỷ lục khi đạt mức 38,24 USD/thùng, đang tiếp tục “đe dọa” đến nguồn thu ngân sách trong năm 2015, song lại giúp cho GDP tăng tích cực.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự