"Mọi người đừng nghĩ sản phẩm Trung Quốc là không hiện đại. Có hàng Trung Quốc trung ương, có hàng Trung Quốc địa phương, còn đơn vị trúng thầu cấp ống nước sông Đà giai đoạn 2 là một tập đoàn của nhà nước".

Trong danh sách những ông lớn của ngành dược phẩm Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG Pharma) do CEO, TS. Phạm Thị Việt Nga lèo lái vẫn là tên tuổi hiếm có doanh nghiệp trong nước nào theo kịp.
Trước thời khắc chuẩn bị bước sang năm mới, Tết cổ truyền Bính Thân 2016, phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với vị “Nữ tướng” của doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường dược nội địa về bối cảnh thị trường trong năm 2015 vừa qua.
Bà nhận định như thế nào về thị trường dược phẩm Việt Nam trong năm vừa qua?
Theo công ty nghiên cứu thị trường Business Monitor International Ltd (Anh), thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2015 có quy mô doanh thu đạt hơn 5 tỷ USD. Việt Nam là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, thu nhập người dân tăng nhanh và sẵn sàng chi tiêu cho y tế nhằm duy trì chất lượng cuộc sống và đây chính là yếu tố chủ chốt, đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam.
Vậy theo bà, năm 2016 sẽ là năm thuận lợi hay khó khăn của các doanh nghiệp dược trong nước? Đối với riêng DHG Pharma thì như thế nào?
Như ở nhận định trước, chúng ta dễ dàng nhận thấy sức hấp dẫn của thị trường dược Việt Nam hiện nay là rất lớn và điều này cũng song hành với sự cạnh tranh khá khốc liệt giữa các doanh nghiệp (DN) nước ngoài và các nhà sản xuất trong nước. DHG Pharma đã chọn cho mình hướng đi riêng, cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, xây dựng hệ thống phân phối uy tín, lan tỏa đến mọi nơi, đạt độ tin cậy trong giới y khoa và người tiêu dùng…
Bà có thể nói rõ hơn về hướng đi riêng như mới vừa trình bày?
Hướng đi của DHG Pharma được thực hiện xuyên suốt theo bộ 3 tiêu chí cốt lõi là “Khoa học tiên tiến – Chăm sóc ân cần – Yêu thương chia sẻ”. Cụ thể, về “Khoa học tiên tiến”, chúng tôi thường xuyên cập nhật và ứng dụng công nghệ mới, hiện đại nhất vào dây chuyền sản xuất để phát triển các sản phẩm chất lượng cao, có công thức chuyên biệt, độc quyền như Naturenz (công nghệ sinh học, lên men các loại rau củ, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan), Spivital (từ nguồn nguyên liệu tảo Spirulina tự sản xuất độc quyền, chủ động hoàn toàn về nguyên liệu), Eyelight Vita (sản phẩm thuốc nhỏ dưỡng mắt đầu tiên tại Việt Nam chứa 3 loại vitamin B), NattoEnzym (độc quyền nguyên liệu Nattokinase của Nhật với 3 ba chứng nhận chất lượng của Nhật, 2 bằng chứng nhận của Mỹ).
Để “Chăm sóc ân cần”, chúng tôi đã thiết lập hệ thống phục vụ khách hàng rộng khắp cả nước, với 12 công ty con phân phối và 24 chi nhánh, cùng kho hàng đạt tiêu chuẩn GDP đã phân phối xuống từng tuyến huyện, xã, ấp của các tỉnh/thành trên toàn quốc. Đội ngũ nhân sự gần 1.500 nhân viên thuộc khối bán hàng hiện đang tiếp xúc và giao dịch trực tiếp với trên 25.000 khách hàng là các nhà thuốc, doanh nghiệp tư nhân, bệnh viện, trung tâm y tế. Trong đó, Công ty cũng thành lập Câu lạc bộ khách hàng “Cùng thịnh vượng” thu hút trên 10.000 thành viên.
Cuối cùng là “Yêu thương chia sẻ”, nhận thức sâu sắc rằng tình yêu thương còn quan trọng hơn cả thuốc, DHG Pharma tích cực duy trì và đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng về khám và cấp thuốc miễn phí mà chúng tôi đã được thực hiện suốt nhiều năm qua. Từ năm 2002 – 2015, Công ty đã dành 36,8 tỷ đồng và phối hợp với Chi hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thực hiện các hoạt động khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 480.395 người dân nghèo; từ năm 2012 – 2014, dành tặng trực tiếp 7,6 tỷ đồng cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, nan y; hay từ năm 2008 – 2015, 2.543 đơn vị máu được hiến tặng bởi cán bộ, công nhân viên DHG Pharma… để nâng cao nhận thức về giá trị của việc san sẻ trong hoạt động phòng và điều trị bệnh đến với người dân.
Chuẩn bị bước sang năm mới Bính Thân 2016, bà có chia sẻ gì về định hướng chiến lược sắp tới của Công ty?
Chúng tôi đặt mục tiêu năm 2016 tăng trưởng doanh thu thuần hơn 15%/năm; đạt 10% thị phần sản xuất thuốc generic, tăng số lượng sản phẩm nghiên cứu và bảo hộ lên thêm 5 sản phẩm/năm; tăng tỷ trọng sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên tại Việt Nam; tiếp tục phát triển các sản phẩm công nghệ sinh học có nguồn gốc thiên nhiên và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Cám ơn bà và xin chúc bà nhiều sức khỏe!
"Mọi người đừng nghĩ sản phẩm Trung Quốc là không hiện đại. Có hàng Trung Quốc trung ương, có hàng Trung Quốc địa phương, còn đơn vị trúng thầu cấp ống nước sông Đà giai đoạn 2 là một tập đoàn của nhà nước".
Quý I/2016, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 4,026 tỷ USD, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam.
Theo Ngân hàng Deutsche Bank, rủi ro chính của Việt Nam là việc xuất khẩu của thế giới giảm tốc khiến đồng VND có thể bị mất giá trong thời gian tới, khi các đồng tiền của những đối tác thương mại khác cũng giảm giá.
Theo số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp (DN) hiện nay đều đang rất hứng khởi với các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã ký kết, dẫn chứng cho thấy có tới 68% DN được hỏi biết về TPP.
Khoảng 2,1 triệu tỷ đồng sẽ được phân bổ cho đầu tư phát triển (ĐTPT) giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu chi lớn như vậy được đặt trong bối cảnh thu ngân sách Nhà nước (NSNN) khó khăn, nợ vay đã lớn đang tạo áp lực cho việc phân bổ vốn cho các công trình dự án.
Theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, dự án 619 tỷ đồng do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm nhà thầu tại Hưng Yên đang bị chậm tiến độ...
Nhập siêu giảm mạnh được nhìn nhận là do có sự đóng góp lớn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà điển hình là Công ty Samsung.
Cần truy thu lại khoản thuế nhập khẩu xăng dầu vốn đã chảy vào túi doanh nghiệp để nộp lại ngân sách hoặc đưa vào quỹ bình ổn để đảm bảo lợi ích cho người dân.
Theo các chuyên gia, khi người dân hay doanh nghiệp nợ thuế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên khi bộ ngành làm sai cũng cần phải chịu trách nhiệm tương tự. Về tiền chênh lệch thuế nhập khẩu, các chuyên gia cho rằng cần sớm trả lại dân, cơ quan quản lý lại cho rằng cần nghiên cứu thêm.
Hơn 90% DN Việt Nam là nhỏ và vừa, nếu muốn vươn lên và cạnh tranh bình đẳng với các DN trong khu vực, cần phải hành động ngay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự