Theo báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV/2015 vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố, thâm hụt ngân sách năm có thể ở mức 7%, cao nhất kể từ năm 2000 trở lại đây.

8 nền kinh tế mới nổi sau đây sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2016, theo nhận định của CNN.
Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, và chính phủ nước này hy vọng Ấn Độ sẽ phát triển nhanh hơn trong tương lai. Đây cũng là một trong số những nước được lợi nhiều nhất từ sự lao dốc của giá dầu thế giới.
2. Kenya
Kenya đã tăng trưởng 6,5% trong năm 2015 và được dự báo sẽ tăng 6,8% trong năm nay. Quốc gia này đang đón nhận làn sóng bùng nổ công nghệ cao và cũng hưởng lợi từ việc giá dầu sụt giảm.
Không giống nhiều thị trường mới nổi khác, Kenya không chịu tác động quá nhiều về sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc bởi không giao thương nhiều với quốc gia này.
3. Việt Nam
Năm ngoái, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 6,5% và được kỳ vọng sẽ tăng 6,4% trong năm 2016. Theo CNN, Việt Nam có lợi thế về nguồn cung lao động dồi dào khi 60% dân số ở độ tuổi dưới 35.
Đồng thời, việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước thành viên khác trong đó có Mỹ, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội giao thương cho kinh tế Việt Nam.
4. Chile
Một trong những lý do khiến giới đầu tư lạc quan về Chile là bởi quốc gia này đã bắt đầu phát triển theo hướng đa dạng hóa nền kinh tế trong vài năm trở lại đây.
Chile cũng là một trong số 12 nước tham gia TPP với mong muốn thúc đẩy nền thương mại quốc tế của mình.
5. Colombia
Colombia đã tăng trưởng 2,5% trong năm ngoái và được dự báo sẽ tăng 2,7% trong năm nay.
Chính phủ nước này cam kết sẽ cắt giảm chi tiêu đồng thời thực hiện các biện pháp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai nhằm khuyến khích các nhà đầu tư.
6. Mexico
Mexico là một điển hình thành công của khu vực Mỹ Latinh. Năm 2015, kinh tế nước này tăng trưởng 2,3% và IMF dự báo con số này sẽ tăng lên 2,8% trong năm nay.
Nhờ ban hành các cải cách kinh tế quan trọng, trong năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của Mexico ngày càng giảm và các khoản nợ quốc gia cũng được cơ cấu lại.
7. Indonesia
Sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, Indonesia đang tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế thông qua các biện pháp: cắt giảm nợ nước ngoài, nới lỏng tiền tệ, hạn chế nguy cơ tăng lãi suất...
Quốc gia này cũng thành công trong việc kiểm soát chi tiêu và ban hành các mức giới hạn thâm hụt ngân sách. CNN nhận định, tầng lớp trung lưu tại Indonesia đang gia tăng nhanh chóng.
8. Peru
Dự báo trong năm 2016, kinh tế Peru sẽ tăng trưởng ở mức 3,3%.
Bên cạnh khai thác khoáng sản đem lại nguồn thu lớn cho Peru thì khả năng trụ vững trước sự sụt giảm mạnh của giá hàng hóa tốt hơn nhiều so với các quốc gia xuất khẩu khác cũng là lợi thế thu hút giới đầu tư.
Theo Vân Thảo
Doanh nhân Sài Gòn
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV/2015 vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố, thâm hụt ngân sách năm có thể ở mức 7%, cao nhất kể từ năm 2000 trở lại đây.
Với những Hiệp định FTA đã được ký kết và TPP đã hoàn tất đàm phán, năm 2016 sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh tế, nhưng đi cùng với đó là những thách thức không nhỏ. Kích thích tinh thần khởi nghiệp, hình thành đội ngũ doanh nhân Việt mạnh, xây dựng cho được thương hiệu quốc gia là con đường để Việt Nam có thể phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Ðình Huệ khi trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp đầu xuân mới.
Chúng ta đang có cơ hội thu hút được các nguồn lực từ nước ngoài, nhưng điều quan trọng là cần đủ khôn ngoan để biết chọn lọc những dự án có chất lượng tri thức và thân thiện với môi trường.
Ngày 4/2, đại diện 12 quốc gia ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại New Zealand.
Sáng 4/2, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết đem theo nhiều cơ hội được xem là mang tính chiến lược của thế kỷ 21. Tuy nhiên, nhiều thách thức cũng đang ở phía trước, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động để sẵn sàng hội nhập.
Mặc dù hiện nay đã có những doanh nghiệp tư nhân lớn, có tên tuổi tại Việt Nam nhưng để kể ra một cái tên đại diện cho quốc gia (giống như nói đến Samsung là nói đến Hàn Quốc, nhắc đến Toyota là nhắc đến Nhật Bản), thì gần như là không có.
Trong danh sách những ông lớn của ngành dược phẩm Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG Pharma) do CEO, TS. Phạm Thị Việt Nga lèo lái vẫn là tên tuổi hiếm có doanh nghiệp trong nước nào theo kịp.
Việc đón đầu hội nhập bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn để chuẩn bị cho một sân chơi mới.
Việt Nam có đầy đủ lợi thế để trở thành một “cường quốc hoa” trên thế giới. Nhưng đáng buồn, ngành sản xuất và xuất khẩu hoa vẫn đang thiếu cơ chế để bứt phá.
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không những bị chèn lấn bởi các khu vực kinh tế khác mà còn chịu áp lực lớn mất tới 40,8% lợi nhuận do đóng các khoản thuế phí.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự