Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, để cạnh tranh trong thị trường lao động ASEAN, Việt Nam cần đầu tư vào những nghề có yêu cầu kĩ thuật cao.

Mới đây, một loạt bảng xếp hạng năng suất lao động khu vực châu Á và trên thế giới đã được công bố, năng suất lao động của Việt Nam luôn bị xếp cuối bảng.
Câu chuyện năng suất, chất lượng một lần nữa lại là vấn đề nóng trong buổi công bố 20 năm Giải thưởng chất lượng quốc gia vừa được Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức.
Giải thưởng chất lượng quốc gia là giải thưởng duy nhất đến thời điểm này được công nhận trong hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam. Doanh nghiệp đoạt giải đồng nghĩa sẽ nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ.
Để đạt được giải thưởng, các doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, bao gồm: Chiến lược, vai trò lãnh đạo, phát triển khách hàng và nguồn nhân lực. Bộ tiêu chí này đã được xây dựng cách đây đến 20 năm, thể hiện tầm nhìn cũng như kỳ vọng của Hội đồng Giải thưởng với các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: “20 năm đã định hình nề nếp để doanh nghiệp hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình, đáp ứng thị trường và đạt tiêu chí cạnh tranh trên thị trường quốc tế”.
Thế nhưng, không biết Bộ tiêu chuẩn quốc tế này quá khắt khe hay khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt còn thấp mà 20 năm qua, chỉ có gần 1.700 doanh nghiệp đạt được giải thưởng này. Con số là hàng nghìn nhưng lại quá nhỏ bé trên tổng số hàng trăm nghìn doanh nghiệp trên thị trường.
Ông Lê Duy Anh, Tổng Giám đốc Công ty Xuân Hòa Việt Nam đánh giá: “Lao động Việt Nam tính chuyên nghiệp chưa thể so sánh với các nước có nền công nghiệp phát triển. Người lao động nhiều khi có “văn hóa” xin nghỉ như rằm tháng Giêng hay nhà có đám cưới… đó cũng là những điều khó khăn cho doanh nghiệp”.
Để tăng năng suất lao động, ngoài việc tổ chức đào tạo, nhiều doanh nghiệp đã gắn trách nhiệm của từng người lao động với quyền lợi cụ thể.
Ông Trần Ngọc Quyên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn gợi ý: “Đào tạo gắn liền với lương thưởng thì sẽ bắt buộc người lao động làm việc hết mình để lương cao hơn, doanh nghiệp cần thu hút người lao động liên tục nghĩ ra sáng kiến đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp”.
Ngoài doanh nghiệp, 70% lao động hiện nay của Việt Nam làm trong lĩnh vực nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, thiết bị lạc hậu. Chính vì vậy nâng cao năng suất lao động ở lĩnh vực này đang là mục tiêu hàng đầu của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, để cạnh tranh trong thị trường lao động ASEAN, Việt Nam cần đầu tư vào những nghề có yêu cầu kĩ thuật cao.
Thanh tra Chính phủ cho rằng việc chi ra số tiền cao như vậy để trả lương cho cán bộ xổ số là bất thường, song sai ở đâu thì cần phải có thanh kiểm tra để làm rõ.
Một trong những chỉ tiêu kế hoạch mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đặt ra cho năm 2016 là giá điện bình quân của toàn Tập đoàn đạt 1.651,2 đ/kWh.
Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, kể từ khi có thông tin gia nhập TPP, không khí lo âu bao trùm cả ngành chăn nuôi, từ lãnh đạo cho đến nông dân.
Đó là thông tin tại buổi họp báo về công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 của Bộ NN&PTNT.
Đề xuất lùi thời hạn thu phí đường bộ với một số trạm BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), theo đánh giá của Bộ Tài chính, chưa đề cập tới những trạm đưa vào sử dụng năm 2016 và không đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư.
“Doanh nghiệp muốn đầu tư, ngân hàng muốn cho vay thì Bộ lại cản”...
So với năm 2014, doanh thu của EVN tăng khoảng 18,5%
Mặc dù cơ quan hành chính từ cấp trung ương tới xã chiếm chưa đầy 9% đơn vị sự nghiệp công, nhưng nguồn ngân sách chi lương cho số này lên tới 39% tổng chi lương trên toàn hệ thống.
Năm 2015, Việt Nam đã thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài lên đến gần 23 tỉ USD và dự báo dòng vốn này tiếp tục tăng mạnh khi nhà đầu tư nước ngoài vào để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự